Đầy bụng buồn nôn có phải mang thai hay bị gì?

Đầy bụng buồn nôn là một triệu chứng y tế phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa hoặc là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Để tìm hiểu đầy bụng buồn nôn có phải mang thai hay là dấu hiệu bệnh lý, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong phần bên dưới.

Đầy bụng buồn nôn có phải mang thai
Đầy bụng buồn nôn có phải mang thai hay là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị?

Đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không?

Các dấu hiệu mang thai sớm thường không giống nhau ở mỗi phụ nữ và có thể thay đổi một cách nhanh chóng theo từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Các triệu chứng sớm phổ biến nhất của thai kỳ thường bao gồm mất chu kỳ kinh nguyệt, tăng nhu cầu đi tiểu, ngực mềm và đau, mệt mỏi và ốm nghén.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua cảm giác đầy bụng buồn nôn tại một thời điểm nhất định trong thời kỳ. Theo nghiên cứu có khoảng 63.3% phụ nữ mang thai có dấu hiệu buồn nôn và đầy bụng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Do đó, nếu bạn cảm thấy đầy bụng buồn nôn bạn nên thực hiện kiểm tra thử thai tại nhà để kiểm tra tình trạng. Tuy nhiên, đôi khi có thể cần khoảng một vài ngày để hormone thai kỳ tích tụ và cho kết quả thử thai chính xác. Nếu thử thai quá sớm, kết quả có thể không chính xác. Ngoài ra, nếu bạn thử thai dương tính (2 vạch) bạn có thể đã mang thai, hiếm khi thử thai cho kết quả dương tính không chính xác.

Các dấu hiệu mang thai sớm khác

Đầy hơi, buồn nôn, ốm nghén là dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ. Buồn nôn khi mang thai thường xuất hiện vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy và thường phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đôi khi một số phụ nữ có thể bắt đầu ốm nghén trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai sau khi thụ tinh.

chướng bụng buồn nôn chóng mặt
Đầy bụng buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng mang thai khác như:

  • Trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt: Một số phụ nữ có thể bị chảy máu khi phôi thai bám vào thành tử cung và phát triển thành bào thai. Tuy nhiên lượng máu này thường rất nhẹ, không đáng kể và ngắn hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Trong hầu hết các trường hợp, mất chu kỳ kinh nguyệt thường được xem là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Bên cạnh đó, mất chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể liên quan đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng quá mức, sử dụng thuốc kiểm soát sinh sản, một số bệnh lý và do tần suất vận động cao.
  • Thay đổi ngực: Thông thường khi mang thai, nồng độ hormone thai kỳ cao có thể dẫn đến sưng, mềm và đau ở ngực khi chạm vào. Bên cạnh đó, vùng da xung quanh núm vú (quầng vú) cũng có thể trở nên tối màu hơn.
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ thường xuyên: Các triệu chứng này được gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng liên quan đến vấn đề căng thẳng quá mức, làm việc quá sức, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, bệnh cảm lạnh, cúm, nhiễm virus, dị ứng, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng kém.
  • Thay đổi tâm trạng: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến việc thay đổi tâm trạng bất thường, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc, chán nản hoặc buồn bã mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, thường xuyên thay đổi tâm trạng có thể liên quan đến sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng, các vấn để sức khỏe tâm thần hoặc liên quan đến các bệnh lý nội tiết cần được điều trị y tế.
  • Đi tiểu thường xuyên: Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu với lượng nước tiểu ít có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường và sự gia tăng các lượng chất lỏng tiêu thụ cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn có thể thay đổi một số sở thích  và thói quen ăn uống trong những tuần đầu tiên sau khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng liên quan đến một số vấn đề khác như thiếu dinh dưỡng, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, một số bệnh lý hoặc là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn nên tiến hành thử thai nếu như xuất hiện tình trạng đầy hơi, buồn nôn và các dấu hiệu thai kỳ khác, đặc biệt là khi bạn mất chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra thai kỳ nếu các xét nghiệm tại nhà cho kết quả không rõ ràng.

Nguyên nhân gây đầy hơi buồn nôn khác

Mang thai là một trong những nguyên nhân có thể gây đầy hơi và buồn nôn. Tuy nhiên, đôi khi một số nguyên nhân và bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng cụ. Cụ thể, các yếu tố và nguyên nhân khác có thể bao gồm:

1. Chu kỳ kinh nguyệt

Đầy hơi và buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của chu kỳ kinh nguyệt. Theo một số thống kê, có khoảng 62% phụ nữ bị đầy hơi trong một vài ngày trước ngày hành kinh và 51% phụ nữ bị đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt.

dấu hiệu mang thai
Buồn nôn và đầy hơi có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị y tế.

2. Thói quen ăn uống không phù hợp

Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi buồn nôn như bắp cải, súp lơ, cải mầm hoặc bông cải xanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm sữa và đậu cũng có thể dẫn đến đầy hơi chướng bụng tạm thời.

Một số loại đồ uống có gas như soda và các loại đồ uống có chứa khí carbon dioxide nói chung cũng có thể gây đầy hơi hoặc buồn nôn ở một số người.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện sau một vài ngày mà không cần điều trị.

3. Hội chứng ruột kích thích

Đầy hơi và buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Cụ thể, Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến các cơn co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc buồn nôn.

đầy hơi buồn nôn khi mang thai
Đôi khi Hội chứng ruột kích thích có thể gây đầy bụng và buồn nôn

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Đau bụng và chuột rút bụng, thường được cải thiện sau khi đi đại tiện
  • Có cảm giác ruột không được trống sau khi đi đại tiện
  • Thường xuyên có nhu cầu truyền khí
  • Có chất nhầy ở hậu môn và trực tràng
  • Sưng và đầy bụng

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính, lâu dài không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp người bệnh thường không gặp các triệu chứng và dấu hiệu nghiêm trọng nào. Thông thường bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên vận động để cải thiện các triệu chứng bệnh.

4. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng hình thành các túi chứa chất rắn hoặc chất dịch phát triển bên trong buồng trứng của một người. U nang có thể hình thành bất cứ lúc nào nhưng thường được hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng không dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết cụ thể nào. Do đó, tình trạng này thường được chẩn đoán nhầm thành lạc nội mạc tử cung.

đầy bụng buồn nôn mệt mỏi
U xơ tử cung cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn

Các dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng có thể bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều và có thể gây đau bụng kinh nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Đau vùng xương chậu, cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dai dẳng và có thể gây ảnh hưởng đến lưng dưới và đùi. Các cơn đau này thường xuất hiện trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Có vấn đề về đường ruột như thường xuyên cần đi đại tiện hoặc đau khi đi đại tiện.
  • Có vấn đề về hệ thống tiết niệu như đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hoặc có cảm giác không thể làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Có vấn đề về hệ thống tiết gây phát triển lông ở ngực và lông trên cơ thể.

Đôi khi một số triệu chứng u xơ tử cung có thể tương tự như đang mang thai, bao gồm buồn nôn và mệt mỏi thường xuyên. Mặc dù u nang buồng trứng thường lành tính, không ung thư, tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn bao gồm xoắn buồng trứng hoặc vỡ u nang. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu ở bụng và buồn nôn. Đây là một tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và đôi khi không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, mang thai có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng, đầy hơi và buồn nôn là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng trào ngược. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số dấu hiệu khác như:

  • Hôi miệng
  • Có vấn đề về hệ thống hô hấp
  • Gặp khó khăn hoặc đau khi nuốt
  • Sâu răng

Thông thường, tình trạng trào ngược có thể được điều trị bằng các loại thuốc giảm sản xuất axit dạ dày hoặc thuốc kháng axit. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Đầy bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ hoặc một số bệnh lý liên quan khác. Cách tốt nhất để xác định thai kỳ là thực hiện thử thai. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh lý liên quan và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đầy hơi buồn nôn nên làm gì?

Thỉnh thoảng đầy hơi, buồn nôn là điều bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng đầy hơi buồn nôn kéo dài hơn vài ngày, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

khi nào nên thử que thử thai
Nếu nghi ngờ mang thai bạn nên thực hiện thử thai để có biện pháp chăm sóc phù hợp

Nếu bạn nghi ngờ mang thai hoặc có các dấu hiệu thai kỳ, bạn nên tiến hành thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra thai kỳ. Nếu bạn có thể, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các biện pháp chăm sóc sức khỏe và cải thiện các triệu chứng phù hợp. Chăm sóc sức khỏe thai kỳ và sức khỏe trước sinh rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện các triệu chứng đầu hơi và buồn nôn tại nhà với một số biện pháp như:

  • Ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt không khí vào dạ dày
  • Uống nhiều nước
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ thống tiêu hóa
  • Tránh nhai kẹo cao su
  • Ăn các bữa ăn nhỏ và nhiều lần trong ngày

Đầy hơi và buồn nôn là tình trạng phổ biến có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các vấn đề về hệ thống tiêu hóa hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp. Bên cạnh đó, thay đổi nồng độ hormone khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Cách tốt nhất để xác định nguyên nhân gây đầy hơi, buồn nôn là đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Theo khảo sát, cứ 10 người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì có tới 9 người được khuyên nên đốt diệt tuyến. Tuy nhiên, phương pháp này còn được ví như “con dao hai lưỡi”, nhất là với những ai đang có mong muốn làm mẹ. ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP AN TOÀN NHẤT...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *