Bà bầu ăn hàu được không? Có tốt cho mẹ và thai nhi?
Nội dung bài viết
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ đang trong thời gian mang thai không nên ăn hải sản để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thịt hàu có chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại, nếu mẹ bầu vô tình sử dụng phải sẽ bị ngộ độc và nhiễm trùng thai kỳ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ thai lưu hoặc sảy thai.
Bà bầu ăn hàu có được không?
Hàu là loại động vật nhuyễn thể có vỏ, chúng thuộc họ giáp xác thường sống ở ven bờ biển hoặc cửa sông. Hàu hay sống bám vào đá và chúng tập trung thành từng tảng, nguồn thức ăn chính của hàu là sinh vật phù du sống trong nước biển. Theo ghi chép Tài liệu y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát và không chứa độc tố. Đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho những người bị thiếu máu, nam giới gặp vấn đề về chuyện giường chiếu, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh,…
Ăn thịt hàu khi mang thai có được không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều mẹ bầu đặt ra để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả thai nhi. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong thịt hàu có chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao và đặc biệt tốt đối với sức khỏe như chất đạm, chất béo, acid béo Omega-3, vitamin E, kẽm, kali, lipid, sắt,…
Khi mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các loại thực phẩm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng về lợi và hại mới có thể đưa vào thực đơn ăn uống của mẹ bầu. Hàu là loại hải sản được rất nhiều người yêu thích, và có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe với mẹ bầu. Nhưng song song với lợi ích thì việc ăn thịt hàu cũng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi, vì thế đây là thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế sử dụng.
Lợi ích của thịt hàu đối với thai kỳ
Mặc dù thịt hàu được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là mẹ bầu không nên sử dụng, nhưng thành phần dưỡng chất có trong thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể là:
– Duy trì cân nặng ổn định: Thịt hàu có chứa hàm lượng calo thấp và ít chất béo, nếu ăn nhiều sẽ không gây béo phì hay tăng cân vượt quá mức kiểm soát.
– Cung cấp protein: Hàu là loại hải sản có chứa hàm lượng protein rất cao, vì thế đây là loại thực phẩm lý tưởng để cung cấp protein cho mẹ bầu, giúp thai nhi cơ thể phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, protein trong thịt hàu còn có khả năng bảo vệ mô vú và các mô tử cung ở thai phụ.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong thịt hàu khá cao, nếu bổ sung cho cơ thể sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Lượng kẽm tìm thấy trong hàu khá cao, đây là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích tái tạo tế bào máu mới. Nếu cơ thể được cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất đến nhau thai nhiều hơn, từ đó thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất.
– Tốt cho tim mạch: Trong thịt hàu chứa rất nhiều dưỡng chất có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch như acid béo omega-3, vitamin E, kali, magie,… Nếu mẹ bầu bổ sung thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống sẽ có tác dụng bảo vệ tim mạch khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại, ngừa viêm nhiễm và phòng tránh bệnh lý về tim mạch. Sau khi sinh trái tim của mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh.
– Giúp thai nhi phát triển não bộ: Hàm lượng chất béo omega-3 dồi dào trong thịt hàu có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời phòng tránh nguy cơ sinh non và tiền sản giật.
– Cải thiện độ chắc khỏe của xương: Hàm lượng vitamin D và canxi tìm thấy trong thịt hàu khá cao, nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, phòng tránh nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, đây còn là những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển hệ cơ xương ở thai nhi.
Tác hại của hàu đối với thai kỳ
Với chia sẻ ở trên thì ta thấy được thịt hàu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thịt hàu chưa qua chế biến hay đã nấu chín đều có khả năng bị nhiễm khuẩn, nếu mẹ bầu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn, sau khi đi vào cơ thể chúng có thể xâm nhập vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là:
- Phụ nữ có thai có hệ miễn dịch suy yếu do ảnh hưởng từ sự thay đổi của nồng độ hormone bên trong cơ thể. Việc sử dụng thịt hàu trong thời gian thai kỳ cũng như các loại hải sản khác sẽ có nguy cơ ngộ độc là rất cao. Vì thế, đồ ăn tái sống là thực phẩm bà bầu cần phải tuyệt đối tránh xa.
- Thịt hàu ngay khi đã nấu chín vẫn có thể tồn tại một số vi khuẩn gây hại, nếu mẹ bầu vô tình sử dụng phải sẽ gây ra một số vấn đề về dạ dày và ruột, thậm chí là gây nhiễm trùng nặng cho thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thần kinh của trẻ và làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn hàu
Thịt hàu là thực phẩm cần hạn chế sử dụng khi mang thai để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi. Nhưng nếu quá thèm thì mẹ bầu vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên trước khi ăn mẹ bầu cần phải lưu ý kỹ những điều dưới đây:
- Hải sản là thực phẩm cần hạn chế sử dụng khi mang thai, vì thế bà bầu cũng cần phải hạn chế ăn thịt hàu. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần/3 tháng và ăn với liều lượng vừa đủ từ 200 – 300 gram, nếu ăn quá nhiều sẽ gây mất nước và ngộ độc thủy ngân.
- Không phải giai đoạn nào cũng thai kỳ cũng được ăn thịt hàu. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì thời điểm thích hợp để ăn hàu nhất là 3 tháng giữa của thai kỳ, tuyệt đối không nên ăn vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
- Chỉ nên ăn thịt hàu khi đã được sơ chế sạch sẽ và nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không được ăn hàu sống hoặc hàu chưa nấu chín kỹ để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Nên chọn mua thịt hàu cho bà bầu sử dụng tại những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc đáng tin cậy và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mua nên chọn những con còn tươi đóng kín vỏ và giữ nguyên nước biển bên trong.
- Hàu sau khi mua về cần chế biến sử dụng liền, không được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu khi sử dụng sẽ gây đau bụng. Trước khi chế biến hàu thành món xào hoặc chiên thì bạn nên luộc trước với một ít sả hoặc gừng để khử mùi tanh.
- Tuyệt đối không ăn thịt hàu hoặc hải sản đông lạnh khi mang thai, thịt hàu đóng hộp sẵn cũng không đảm bảo an toàn vì thế mẹ bầu cũng không nên sử dụng.
Món ngon từ hàu tốt cho bà bầu
Để có thể giải tỏa cơn thèm hàu nhưng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn ăn uống khi đang trong tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, bạn phải nấu chín thịt hàu trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ hàu tốt cho bà bầu bạn có thể tham khảo:
Mỳ ý sốt hàu sữa
– Nguyên liệu:
- 100 gram thịt hàu sữa
- 80 gram mỳ ống
- 20 gram nấm rơm
- 2 quả cà chua
- 1/2 củ hành tây
- Tỏi băm, gừng tươi
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Thịt hàu đem đi rửa sạch, cho vào nồi luộc với một ít gừng để loại bỏ mùi tanh rồi vớt ra để ráo. Sau đó dùng dao thái thịt hàu thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Hành tây lột vỏ, nấm cắt gốc sau đó đem cả hai đi rửa sạch và thái thành hạt lựu. Cà chua sau khi rửa sạch thì đem đi cắt nhỏ, loại bỏ bớt phần hạt rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Mỳ ống cho vào nồi luộc đến khi mềm dẻo thì vớt ra, nhúng vào nước lạnh, để cho ráo nước rồi xếp vào đĩa.
- Cho dầu ăn và tỏi băm vào chảo phi thơm. Tiếp đó cho thịt hàu, hành tây và nấm vào xào. Khi nguyên liệu chín tới thì cho cà chua xay nhuyễn vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cuối cùng rưới phần nước sốt lên trên đĩa mỳ và sử dụng ngay khi còn nóng.
Cháo hàu hạt sen
– Nguyên liệu:
- 50 gram hàu sống tươi
- 30 gram nấm rơm
- 20 gram hạt sen
- 20 gram gạo tẻ
- 10 gram gạo nếp
- 1/2 củ cà rốt
- Hành lá, hành củ
- Gia vị vừa đủ
– Cách chế biến:
- Gạo tẻ và gạo nếp đêm đi vo sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, sau đó vớt ra để cho ráo nước. Hạt sen tách bỏ tâm xanh bên trong, đem đi rửa sạch. Cho gạo nếp, gạo tẻ và hạt sen vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp ninh cho đến khi chín nhừ.
- Thịt hàu đem đi rửa sạch sẽ, cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cắt thịt hàu thành miếng nhỏ rồi dùng dao băm nhuyễn.
- Nấm rơm cắt bỏ phần gốc, cà rốt gọt bỏ vỏ bên ngoài. Đem cả hai đi rửa sạch với nước rồi thái thành hình hạt lựu. Hành lá nhặt sạch, rửa qua với nước rồi cắt thành khúc ngắn.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch sẽ rồi đem đi băm nhuyễn. Cho hành băm và một ít dầu ăn vào chảo, sau đó bắc lên bếp phi thơm. Khi hành dậy mùi thì cho cà rốt, nấm và thịt hàu vào xào, nêm nêm thêm một ít gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Khi cháo vừa chín tới thì cho hỗn hợp hàu và rau củ đã xào vào trong nồi, khuấy đều lên rồi tiếp tục ninh khoảng 10 phút nữa. Cuối cùng nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, thả một ít hành lá vào rồi khuấy đều lên. Sử dụng món cháo này ngay khi còn nóng để giữ nguyên được độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng trong chúng.
Hàu sữa chiên trứng
– Nguyên liệu:
- 150 gram thịt hàu sữa
- 3 quả trứng gà
- Ít rượu trắng
- Hành lá cắt nhỏ
- Hành tím băm nhuyễn
- Gia vị vừa đủ
– Cách chế biến:
- Hàu sữa đem đi rửa sạch sẽ, rồi cho vào rượu trắng ngâm khoảng 10 phút để khử bớt mùi tanh. Sau đó vớt hàu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo.
- Trứng gà đập ra tô, cho thêm một ít gia vị và hành lá cắt nhỏ vào, sau đó dùng đũa đánh đều lên cho tan hết gia vị.
- Bắc chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu ăn và hành tím băm nhuyễn vào phi thơm. Sau đó cho hàu thịt hàu vào đảo đều, nêm nếm thêm một ít gia vị.
- Khi thịt hàu vừa chín tới thì bạn cho trứng vào chiên chung. Khi trứng đã chín vàng hai mặt thì tắt bếp. Dọn món ăn ra đĩa và sử dụng chung với cơm ngay khi còn nóng.
Hàu là thực phẩm cần phải hạn chế sử dụng trong thời gian thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất có trong hàu thông qua các loại thực phẩm khác an toàn và lành mạnh hơn như dầu cá, hạt bí ngô, đậu phộng, ngũ cốc, hạt lanh,…
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!