Bị sảy thai có cần kiêng như đẻ không? Cần lưu ý gì?
Nội dung bài viết
Bị sảy thai có cần kiêng như đẻ không là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phục hồi sức khỏe sau một biến cố lớn. Chăm sóc tốt sẽ giúp chị em bớt đi cảm giác lo sợ trong những lần mang thai tiếp theo.
Sảy thai – Tình trạng khiến các mẹ bầu khiếp sợ
Sảy thai đề cập đến tình trạng phôi thai hay bào thai bị chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này thường diễn ra sớm, thống kê ghi nhận 8/10 trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ sảy thai chiếm đến 10 – 20% trong tổng số thai kỳ. Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe thì sảy thai còn là cú sốc tâm lý rất lớn của rất nhiều mẹ bầu. Nó có thể gây ảm ảnh đến cả những lần mang thai tiếp theo.
Tình trạng sảy thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
- Trứng được thụ tinh có chứa nhiễm sắc thể bất thường
- Bất thường về nhau thai
- Mẹ bầu bị mất cân bằng hormone hay rối loạn miễn dịch
- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể dẫn đến sảy thai
- Bị nhiễm trùng hay chấn thương nặng
- Có tiền sử sảy thai liên tiếp 2 lần trước đó
- Vận động mạnh, làm việc quá sức hay sức khỏe suy nhược
- Mẹ bầu mang thai khi đã lớn tuổi
- Sảy thai muộn sau 3 tháng có thể là do bất thường trong tử cung
Sảy thai có nhiều dạng và mỗi dạng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể mẹ bầu. Các dạng sảy thai thường gặp bao gồm:
- Dọa sảy thai: Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo, có thể bị chuột rút nhẹ nhưng cổ tử cung vẫn đóng. Tuy nhiên chỉ có 50% là kết thúc thai kỳ sau đó còn nửa còn lại thai kỳ vẫn diễn ra bình thường.
- Sảy thai không tránh khỏi: Chảy máu nhiều, cổ tử cung mở ra. Lúc này thai kỳ sẽ không thể tiếp tục diễn ra.
- Sảy thai không hoàn toàn: Mô thai vẫn còn sót lại trong tử cung. Cần điều trị theo dõi để có thể loại bỏ các mô còn sót lại.
- Sảy thai hoàn toàn: Tất cả các mô thai đều đã ra khỏi tử cung.
- Bị sảy thai: Mẹ bầu không bị chảy máu hay chuột rút. Tuy nhiên khi siêu âm sẽ cho kết quả không có tim thai hay túi thai rỗng.
Khi mang bầu, chị em cần chú ý đến các triệu chứng bất thường xảy ra. Bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai. Dưới đây là một số biểu hiện cần chú ý:
- Mẹ bầu không còn nhận thấy các triệu chứng mang thai
- Bị chảy máu âm đạo bất thường
- Đau bụng dưới kèm theo đau lưng dữ dội
- Gặp tình trạng chuột rút
- Dịch nhờn âm đạo tiết ra rất nhiều
- Có cảm giác áp lực đè lên vùng chậu
Bị sảy thai liệu có cần kiêng như đẻ không?
Sảy thai là nỗi ám ảnh rất lớn đối với các mẹ bầu trong thai kỳ. Bởi lúc này người mẹ phải gánh chịu nỗi đau mất con. Điều này dễ dẫn đến suy sụp tinh thần. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp thai nhi đã phát triển lớn thì sảy thai còn dễ đe dọa đến tính mạnh của các mẹ bầu.
Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu bị sảy thai có cần phải kiêng như sinh đẻ hay không? Bởi các chị em luôn tự ý thức được rằng đây là tình trạng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Theo nhận định từ các chuyên gia, sảy thai tự nhiên khi thai nhi còn ít tuần tuổi thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, sảy thai về cơ bản cũng gần giống với một kỳ sinh đẻ. Lúc này hiện trạng sức khỏe của phái nữ thường bị giảm sút nghiêm trọng.
Đặc biệt là nỗi đau mất con đè nén còn gây ra sự tàn phá khủng khiếp cho sức khỏe tinh thần. Đa phần các mẹ bầu đều bị ảnh hưởng tâm lý. Họ thường sống trong trạng thái chán nản, buồn bã một thời gian dài sau đó. Nhiều chị em còn có thể bị trầm cảm.
Như vậy, có thể nhận định rằng, sau khi bị sảy thai, nữ giới nên kiêng cữ giống như một lần trải qua sinh đẻ. Chăm sóc tốt sẽ giúp cho sức khỏe phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời sớm cân bằng trở lại và chuẩn bị tốt cho kế hoạch mang thai tiếp nếu muốn.
Việc không chú trọng kiêng cữ sau khi bị sảy thai có thể khiến mẹ bầu đối diện với nhiều hệ lụy xấu. Đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Thậm chí làm tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh.
Một số vấn đề cần lưu ý khi phụ nữ bị sảy thai
Sảy thai chính là một biến cố rất lớn với các mẹ bầu. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhiều trường hợp, nó có thể khiến cho các chị em suy sụp. Nhất là khi thai đã phát triển lớn nhưng vẫn bị sảy.
Sau khi bị sảy thai, nữ giới được khuyến cáo là cần chú ý chăm sóc tốt để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm:
1. Vấn đề vệ sinh cá nhân
Vấn đề vệ sinh cá nhân luôn cần được chú ý trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh hay vừa bị sảy thai xong thì cần chú ý đặc biệt hơn. Nhất là vấn đề vệ sinh vùng kín. Bởi khi vừa sảy thai thì tình trạng xuất huyết vẫn còn diễn ra. Lúc này không vệ sinh sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
Chị em tuyệt đối không được tắm nước lạnh hay ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Sau sảy thai, cơ thể vẫn còn rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất hãy tắm bằng nước ấm. Đồng thời chú ý dùng khăn mềm lau khô người trước khi mặc quần áo.
Riêng đối với vùng kín thì cần chú ý nhiều hơn, hãy vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Chỉ lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài âm hộ. Tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào bên trong. Ưu tiên dùng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ. Tránh sản phẩm có chứa chất tẩy mạnh hay hương liệu.
Trường hợp vẫn còn bị xuất huyết thì hãy chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên. Điều này sẽ giúp giữ cho vùng kín được sạch sẽ và khô thoáng hơn. Đồng thời có thể pha nước ấm với dung dịch vệ sinh vùng kín để rửa tối thiểu 2 lần/ ngày. Đây được cho là giải pháp giúp khử mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
Như đã đề cập, tình trạng sảy thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nữ giới. Nó có thể gây suy giảm sức lực. Đồng thời tạo cảm giác chán nản, không muốn ăn uống, ăn không ngon miệng.
Chị em nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh. Đồng thời bổ sung đủ dưỡng chất để có thể bồi bổ cơ thể. Từ đó hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Một số thực phẩm hữu ích nên bổ sung vào khẩu phần ăn, bao gồm:
- Thịt bò, thịt gà, thịt nạc keo, đậu nành, đậu lăng, bắp cải brussel… Đây là các thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao. Chúng sẽ giúp chống lại tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng magie cao để ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm sau sảy thai. Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như chuối, hạt điều, bắp…
- Thực phẩm có hàm lượng canxi cao cũng rất tốt cho phụ nữ vừa bị sảy thai. Bao gồm sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi, đậu bắp…
- Rau xanh và trái cây tươi cũng là thực phẩm nên bổ sung. Hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn trong rau củ quả tươi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng rất tốt.
Ngoài những thực phẩm lành mạnh thì có một số loại đồ ăn thức uống có thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhất là với phụ nữ vừa bị sảy thai xong. Nên chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm còn tái sống hay những món ăn có tính hàn. Ví dụ như sashimi, sushi, cua, ốc…
- Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao nhưng chất xơ thấp. Điển hình nhất là mì ăn liền và bánh quy.
- Không tiêu thụ đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, muối đường.
- Hạn chế ăn bánh kem, uống nước ngọt đóng chai.
- Tránh uống rượu bia, thức uống chứa cồn hay caffeine.
3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Sảy thai chính là một cú sốc rất lớn với chị em phụ nữ. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, khiến không ít chị em suy sụp. Tình trạng này có thể dai dẳng, kéo dài và gây ra các cảm xúc tiêu cực. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe tổng thể. Nhiều trường hợp còn dẫn đến trầm cảm nặng.
Chính vì vậy, sau khi sảy thai, nữ giới cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Giữ cho tinh thần thoải mái là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là một số giải pháp giúp kiểm soát căng thẳng, áp lực và cải thiện sức khỏe tinh thần:
- Nên chia sẻ cảm xúc tiêu cực với người thân
- Giải tỏa tâm lý bằng cách tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc…
- Ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
- Tránh thức khuya, làm việc vào buổi tối
- Trường hợp bị căng thẳng kéo dài hãy tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ
4. Tránh làm việc nặng nhọc
Tử cung của nữ giới thường có xu hướng dễ bị nhạy cảm hơn sau khi bị sảy thai. Nhất là thời gian đầu sau sảy thai, tổn thương ở tử cung sẽ chưa thể lành lại. Lúc này, việc lao động nặng có thể sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Điển hình như là làm tổn thương nặng thêm. Đồng thời tình trạng xuất huyết cũng sẽ có xu hướng kéo dài ra.
Sau khi sảy thai, nữ giới được khuyên là cần tránh tuyệt đối các hoạt động mạnh. Ví dụ như xách nước, khiêng đồ vật nặng. Đồng thời cũng cần tránh thực hiện các động tác tác động nhiều đến vùng bụng và tử cung. Điển hình nhất là gập bụng và ngồi xổm.
Chú ý dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Đến khi cơ thể bắt đầu hồi phục thì có thể vận động nhẹ. Đi bộ hay yoga là những lựa chọn tốt cho phụ nữ sau khi sảy thai. Nó giúp tăng cường lưu thông máu và khiến cho cơ thể khỏe khoắn, thoải mái hơn.
5. Kiêng cữ việc quan hệ tình dục
Sau sảy thai, tử cung và khu vực phần phụ của nữ giới thường bị tổn thương rấ nặng nề. Đặc biệt, chị em có thể bị xuất huyết kéo dài sau đó. Lúc này, vùng kín cần có thời gian để ổn định trở lại, chấm dứt tình trạng xuất huyết.
Nếu quan hệ tình dục khi tử cung và vùng kín chưa hồi phục hoàn toàn có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sâu xa hơn có thể gây khó khăn cho những lần mang thai tiếp theo.
Vậy sau khi sảy thai bao lâu thì nữ giới có thể quan hệ tình dục trở lại? Với vấn đề này, các chuyên gia khuyến cáo rằng nữ giới nên chờ ít nhất là sau khoảng 3 tháng. Sau khoảng thời gian này, niêm mạc tử cung thường đã bắt đầu hồi phục và có độ dày cần thiết. Hơn nữa là cổ tử cung cũng đã đóng lại.
Cũng tùy thuộc vào hiện trạng sức khỏe của mỗi người mà khả năng hồi phục tổn thương của tử cung và vùng kín là khác nhau. Tốt nhất chị em hãy thăm khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ cho việc hoạt động tình dục trở lại.
6. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Sau khi sảy thai, việc theo dõi sức khỏe định kỳ là rất cần thiết. Việc thăm khám sẽ giúp kiểm soát tình hình sức khỏe. Đồng thời sớm phát hiện nếu có các vấn đề rủi ro phát sinh.
Tốt nhất nữ giới nên chú ý tuân thủ mốc thời gian thăm khám được bác sĩ chỉ định. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục. Hơn nữa còn quyết định rất nhiều đến kết quả của những lần mang thai tiếp theo.
7. Khi nào có thể mang thai trở lại?
Đây là vấn đề mà hầu hết chị em phụ nữ đều quan tâm sau khi bị sảy thai. Bởi sau cú sốc này họ thường gặp những áp lực lớn. Đặc biệt với những chị em chưa có con.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi sảy thai khoảng từ 3 – 6 tháng là chị em có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Nếu có kế hoạch mang thai trở lại, tốt nhất nữ giới nên chú ý thăm khám sức khỏe tổng quát. Đặc biệt là kiểm tra sức khỏe sinh sản. Đồng thời rút kinh nghiệm từ nguyên nhân gây sảy thai lần trước để thực hiện các biện pháp dự phòng đúng đắn.
Bài viết đã làm rõ vấn đề khi bị sảy thai các chị em có cần kiêng như đẻ không? Cùng với đó là đề cập đến các vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sau khi bị sảy thai. Chị em cần chú ý thực hiện tốt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây cũng chính là bước chuẩn bị tốt nhất cho những lần mang thai tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!