Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Nghén ngủ là gì? Sinh con trai hay gái? Điều cần biết

Nghén ngủ khi mang thai là tình trạng bà bầu thường xuyên buồn ngủ và có thể cần ngủ khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là một tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều vấn đề cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

nghén ngủ là gì
Nghén ngủ là tình trạng bà bầu thường xuyên mệt mỏi và cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi ngày

Nghén ngủ là gì?

Mệt mỏi và kiệt sức có thể là một trong các dấu hiệu mang thai sớm nhất. Điều này khiến một số phụ nữ có nhu cầu ngủ thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và hầu hết các khoảng thời gian trong ngày, phụ nữ mang thai đều cần ngủ.

Theo các chuyên gia, một người khỏe mạnh bình thường có thể cần ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên các thói quen và thời gian ngủ của mỗi ngày là khác nhau. Một số người có thể cần ngủ liên tục trong 9 – 10 giờ để đạt chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Do đó, khi mang thai, thời gian ngủ thường cần được tăng lên để phù hợp với các thay đổi trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

Tình trạng cần ngủ quá nhiều khi mang thai được gọi là nghén ngủ. Nghén ngủ thường phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất, với các đặc trưng bao gồm thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ trong suốt cả ngày và cần ngủ khoảng 10 – 12 để đạt trạng thái tốt nhất.

Các nguyên nhân dẫn đến nghén ngủ thường là do thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ. Sự gia tăng của progesterone trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng thường khiến phụ nữ khó ngủ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và luôn ở trong trạng thái buồn ngủ vào ban ngày.

Bà bầu nghén ngủ sinh con trai hay con gái?

Nghén chua và nghén ngọt là hai loại nghén phổ biến nhất trong thai kỳ. Mặc dù nghén ngủ thường không phổ biến, tuy nhiên đây là một hiện tượng bình thường của thai kỳ và không biểu hiện cho giới tính của thai nhi.

Bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái
Bầu nghén ngủ là dấu hiệu bình thường của thai kỳ và không đặc trưng cho giới tính của thai nhi

Có rất nhiều quan niệm cho rằng nghén ngủ là dấu hiệu sinh con gái, bởi vì sinh mang thai con gái thường không khiến bà bầu nghén nặng và có thể ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng nghén ngủ có thể là dấu hiệu của việc sinh con trai, bởi vì bà bầu thường không thể ngủ vào ban đêm và cần ngủ vào ban ngày.

Việc sinh con trai hay con gái đã được xác định từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Các dấu hiệu sinh con trai con gái thường chỉ là quan niệm dân gian, không có bằng chứng khoa học. Do đó, nếu xác định chính xác việc sinh con trai hay con gái, bà bầu có thể đến bệnh viện thực hiện siêu âm.

Tại sao bà bầu bị nghén ngủ?

Khoa học đã chứng minh, giấc ngủ rất cần thiết cho các chức năng khỏe mạnh trong cơ thể. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục năng lượng và hỗ trợ não bộ xử lý thông tin tốt hơn. Nếu không ngủ đủ giấc, bà bầu có thể gặp tình trạng suy nghĩ không rõ ràng, phản ứng chậm, mất khả năng tập trung và kiểm soát cảm xúc. Bên cạnh đó, thiếu ngủ và mất ngủ kinh niên thậm chí có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thông thường bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba thường gặp tình trạng mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ nhiều. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng máu và nồng độ progesterone tăng lên. Điều này dẫn đến các cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt thứ ba, cân nặng của em bé tăng lên và cảm xúc lo lắng khi sắp chuyển dạ có thể khiến bà bầu lo lắng, mệt mỏi và dẫn đến tình trạng nghén ngủ.

Ngoài các thay đổi về nồng độ hormone và yếu tố tâm sinh lý, chất lượng giấc ngủ của bà bầu trong thai kỳ có thể không được đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày và các triệu chứng nghén ngủ.

Các vấn đề liên quan đến chứng nghén ngủ

Nghén ngủ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng nghén ngủ. Cụ thể các yếu tố rủi ro có thể bao gồm:

Nghén ngủ xuất hiện khi nào
Bà bầu nghén ngủ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau trong cơ thể
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong tam cá nguyệt thứ nhất, huyết áp và lượng đường trong máu giảm xuống, điều này dẫn đến cảm giác mệt mỏi và các triệu chứng nghén ngủ. Bên cạnh đó, nồng độ progesterone trong giai đoạn này có thể tăng lên và khiến bà bầu có xu hướng ngủ nhiều hơn.
  • Hội chứng chân không yên: Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng chân không yên vào buổi tối, gây mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày. Điều này được gây ra bởi nồng độ estrogen tăng cao, thiếu axit folic và sắt.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ợ nóng và trào ngược dạ dày là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Trào ngược thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến bà bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ và có nhu cầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
  • Mất ngủ: Mất ngủ là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Điều này khiến nhiều bà bầu thường cần thời gian để nghỉ ngơi vào ban ngày. Các nguyên nhân gây mất ngủ thường liên quan đến tình trạng đau nhức người khi mang thai, chuột rút, căng thẳng, lo lắng xung quanh thai kỳ và quá trình sinh nở. Các nguyên nhân này có thể khiến bà bầu bị lệch giờ ngủ sinh học và xuất hiện các dấu hiệu nghén ngủ vào ban ngày.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ thường liên quan đến những vấn đề thay đổi nội tiết tố, sinh lý và sức khỏe tầm thần. Ngưng thở khi ngủ có thể được cải thiện sau khi sinh con, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bà bầu bị ngưng thở khi ngủ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Đi tiểu thường xuyên: Vào tam cá nguyệt thứ ba, bà bầu thường có nhu cầu thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh. Điều này thường là do em bé đang phát triển lớn, gây ép lên bàng quang và tăng nhu cầu đi tiểu. Việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có thể gây mất ngủ và khiến bà bầu bị nghén ngủ vào ban ngày.

Nghén ngủ có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nghén ngủ trong tam cá nguyệt thứ nhất thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc dành nhiều thời gian trên giường có thể hạn chế thời gian vận động. Điều này có thể có thể dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương, khớp và tăng nguy cơ gãy xương khi  mang thai. Mặc dù tình trạng này không phổ biến, tuy nhiên thiếu vận động trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ loãng xương sau khi sinh. Ngoài ra, thiếu vận động cũng có thể khiến bà bầu thiếu linh hoạt, tinh thần kém và suy giảm khả năng nhận thức.

Việc dành nhiều thời gian để nằm trên giường có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nếu các khối tĩnh mạch di chuyển đến phổi có thể dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi với các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, ngất xỉu, mất ý thức, môi và các đầu ngón tay thâm tím do thiếu oxy.

Bên cạnh đó, thiếu vận động có thể làm tăng nồng độ đường huyết trong thai kỳ dẫn đến khó khăn khi chuyển dạ. Ngoài ra, điều này cũng khiến bà bầu thiếu khả năng chịu đựng những cơn co thắt và cơn đau khi chuyển dạ.

Buồn ngủ có phải là dấu hiệu mang thai
Nghén ngủ có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe không mong muốn

Trên thực tế, việc nghén ngủ trong tam cá nguyệt thứ ba có thể dẫn đến nhiều nguy cơ và rủi ro hơn so với tam cá nguyệt thứ nhất. Trong một số nghiên cứu, những phụ nữ ngủ ngon và liên tục trong hơn 9 giờ liên tục, không bị tỉnh giấc thường có nguy cơ thai chết lưu cao hơn.

Để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến nghén ngủ, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên đặt báo thức trước khi đi ngủ. Bà bầu nên thức dậy và di chuyển trong 5 – 10 phút mỗi lần để ngăn ngừa các nguy cơ nghén ngủ.

Mặc dù nghén ngủ có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn, tuy nhiên bà bầu cần dành thời gian ít nhất là 8 giờ mỗi đếm để ngủ. Thiếu ngủ cũng dẫn đến nhiều nguy cơ và rủi ro, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Nghén ngủ có tác hại gì?

Theo các nghiên cứu, những người phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có khả năng chuyển dạ lâu hơn và có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần so với các phụ nữ khác. Hơn nữ, các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ có thời gian chuyển dạ lâu có khả năng sinh mổ cao hơn gấp 5,2 lần so với các phụ nữ khác.

Nghén ngủ  nhiều la trai hay gái
Thiếu ngủ trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ 

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu lâu dài, ngủ không đủ giấc khi mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho trẻ sơ sinh trong tương lai. Do đó, nếu bà bầu nên cố gắng ngủ đủ 8 – 9 giờ mỗi đến để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, nếu bà bầu bị khó ngủ vào ban đêm hoặc thường xuyên thức dậy giữa đêm nên dành thời gian nghỉ ngơi vào buổi sáng hoặc ngủ trưa.

Ngoài việc ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ cũng là một vấn đề cần được quan tâm ở phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu cho biết, chất lượng giấc ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ trong thai kỳ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ.

Do đó, bà bầu nên thường xuyên chú ý đến chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu bị nghén ngủ nên làm gì?

Giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết và quan trọng trong thai kỳ. Do đó, bà bầu bị nghén ngủ có thể tham khảo một số cách xử lý như:

mệt mỏi khi mang thai tháng cuối
Bà bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động để tăng cường sức khỏe trong thai kỳ
  • Cân nhắc sử dụng gối cho bà bầu: Nếu bạn thường xuyên nằm ngửa khi ngủ hoặc không tìm được bất cứ tư thế ngủ phù hợp nào trong thai kỳ, bạn có thể sử dụng gối cho bà bầu. Hiện tại có rất nhiều loại gối dành riêng cho bà bầu có thể hỗ trợ năng đỡ bụng bầu và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.
  • Điều trị các bệnh lý và vấn đề cơ bản: Nếu bà bầu cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về việc sinh nở, bạn nên dành thời gian thư giãn, thực hành các kỹ thuật thư giãn như thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu, thiền định để hỗ trợ giấc ngủ.
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất để loại bỏ căng thẳng và ngăn ngừa các nguy cơ nghén ngủ tiềm ẩn. Vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp quá trình chuyển dạ sinh con diễn ra thuận lợi hơn.
  • Massage, xoa bóp: Một số động tác massage khi mang thai có thể mang lại lợi ích nhất định đối với giấc ngủ của phụ nữ mang thai.
  • Thiết lập thói quen ngủ khoa học: Bà bầu nên dành thời gian đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ.
  • Tạo không gian ngủ phù hợp: Giữ môi trường ngủ thoải mái, nhiệt độ, ánh sáng và âm thanh phù hợp để không gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu.

Bà bầu bị nghén ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua các biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi giấc ngủ khoa học. Ngoài ra, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khi không thể ngủ vào ban đêm, bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nghén ngủ là tình trạng thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Trong hầu hết các trường hợp tình trạng này không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu bà bầu luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon hoặc cần ngủ trong tất cả các giờ trong ngày, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có cách giải quyết phù hợp.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y tư vấn cách trị viêm âm đao an toàn, không tái phát cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *