Mổ thai ngoài tử cung: Phương pháp, chi phí & điều cần biết
Nội dung bài viết
Có khoảng 90% phụ nữ mang thai ngoài tử cung cần phẫu thuật để loại bỏ bào thai và tránh các rủi ro nghiêm trọng. Mổ thai ngoài tử cung là một phẫu thuật y tế xâm lấn có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng. Do đó, bạn có thể nên tìm hiểu các phương pháp, chi phí hoặc các biến chứng để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng hợp tử đã được thụ tinh làm tổ và bám vào bên ngoài tử cung. Điều này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp tử vong ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Mang thai ngoài tử cung có một số đặc điểm nhận dạng như sau:
- Tỷ lệ phổ biến trong độ tuổi 20 – 30
- Chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ chưa từng sinh con hoặc đang điều trị vô sinh hiếm muộn
- Thường xuyên có dấu hiệu đau đớn ở một bên bụng
- Có thể mất chu kỳ kinh nguyệt trong 6 – 8 tuần liên tục
- Xuất hiện các cơn đau bụng từng cơn hoặc đau quặn bụng
- Chảy máu âm đạo kèm theo buồn nôn, nôn hoặc ngất xỉu
Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Điều trị phù hợp có thể tránh các biến chứng, tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng trong tương lai.
Buồn nôn và đau tức ngực là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo hoặc ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Chuột rút hoặc đau ở một bên bụng dưới
- Tim đập loạn nhịp
Tuy nhiên, theo các chuyên gia có khoảng 50% phụ nữ mang thai ngoài tử cung không có triệu chứng hoặc không cảm nhận được các triệu chứng cho đến khi bào thai bị vỡ.
Người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai hoặc các dấu hiệu thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung không an toàn cho người mẹ, bên cạnh đó, phôi thai cũng không thể phát triển bình thường. Thai cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc, các thủ thuật hoặc phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung.
Chửa ngoài tử cung có phải mổ không?
Thai ngoài tử cung là một cấp cứu y tế xảy ra khi trứng đã được thụ tinh cấy ghép vào bên trong tử cung. Điều này có thể dẫn đến rách, vỡ và dẫn đến xuất huyết nội nghiêm trọng. Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 1/1000 và không thể phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Do đó, những phụ nữ mang thai ngoài tử cung cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Có khoảng 90% các trường hợp mang thai ngoài tử cung cần mổ lấy thai để tránh các rủi ro đe dọa đến tính mạng. Trong các trường hợp thai bị vỡ, người bệnh có thể cần điều trị cấp cứu. Do đó, bất cứ ai có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mang thai ngoài tử cung nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, các triệu chứng và dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ bao gồm:
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu đột ngột, dữ dội
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Đau lưng dưới dữ dội
- Đau ở vai, ngực, cánh tay (do máu bị rò rỉ vào ổ bụng và gây ảnh hưởng đến cơ hoành)
Các phương pháp mổ thai ngoài tử cung
Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung phụ thuộc vào vị trí, tuổi thai, thể trạng chung và kế hoạch sinh con trong tương lai của người bệnh. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp để cần phẫu thuật, tuy nhiên có khoảng 90% các trường hợp cần mổ thai ngoài tử cung để tránh các rủi ro không mong muốn.
Có nhiều phương pháp khác nhau để mổ chửa ngoài tử cung. Cụ thể các phương pháp bao gồm:
1. Phẫu thuật nội soi
Nội soi là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất có thể điều trị thai ngoài tử cung. Phương pháp này được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế được trang bị các thiết bị cần thiết và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.
Nội soi mổ thai ngoài tử cung là phương pháp can thiệp ngoại khoa để lấy phôi thai ra khỏi vòi trứng hoặc toàn bộ vòi trứng (nếu cần thiết) và hỗ trợ cầm máu khi người bệnh bị chảy máu nghiêm trọng.
Trong phẫu thuật này, bác sĩ thực hiện một vết cắt nhỏ ở ổ bụng của người phụ nữ và tiến hành quá trình lấy phôi thai ra khỏi cơ thể. Nội soi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, thời gian phục hồi nhanh và ít để lại các biến chứng nghiêm trọng.
– Cơ chế thực hiện phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung:
Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây mê ngoài màng cứng để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật.
Bác sĩ thực hiện rạch 3 đường trên khoang bụng và bơm carbon dioxide vào khoang bụng thông qua vết rạch. Điều này giúp bác sĩ có tầm nhìn tốt hơn để hỗ trợ phẫu thuật và giúp bơm máu ra ngoài trong suốt quá trình phẫu thuật.
Thông qua một vết rạch khác, bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi vào khoang bụng và loại bỏ bào thai. Về cơ bản, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ bài thai ngoài tử cung. Đồng thời một chất đông sẽ được tiêm vào để làm lành vết thương và ngăn ngừa các biến chứng.
Sau khi qua trình phẫu thuật hoàn thành, bác sĩ sẽ kiểm tra khoang bụng, loại bỏ tất cả các cục máu đông, xử lý bằng nước muối sinh lý và khâu lại.
Ca mổ thai ngoài tử cung có thể mất khoảng 40 phút. Nếu các biến chứng xảy ra, phẫu thuật có thể cần thêm thời gian. Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện thêm một ca phẫu thuật để tạo hình và khôi phục sự toàn vẹn của cơ quan sinh dục nữ.
– Chống chỉ định mổ nội soi thai ngoài tử cung:
- Có sự va chạm, tai nạn, tổn thương nghiêm trọng và xuất huyết nội
- Thừa cân, béo phì
- Có vấn đề về tim hoặc hệ thống hô hấp
- Có các chất kết dính trong ruột
- Mất máu nghiêm trọng sau khi vỡ thai ngoài tử cung
- Vỡ các cơ quan nội tạng khi thai nhi đã phát triển
2. Phẫu thuật ổ bụng mổ chửa ngoài tử cung
So với phẫu thuật nội soi, phẫu thuật ổ bụng có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, phẫu thuật ổ bụng có thể được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Không có kế hoạch mang thai và làm mẹ trong tương lai
- Có các chất kết dính nghiêm trọng ở tử cung hoặc ống dẫn trứng
- Đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật ống dẫn trứng nhiều lần trong quá khứ
- Nếu trước đó đã từng sảy thai liên tục nhiều lần hoặc đã mang thai ngoài tử cung
– Cơ chế phẫu thuật ổ bụng:
Bệnh nhân được gây mê toàn thân.
Để phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ có thể rạch một đường ngang ở vùng mu. Nếu cần phẫu thuật khẩn cấp, bác sĩ có thể tiến hành cắt một đường ngang ở giữa bụng, điều này có thể lâu lành hơn nhưng có thể giúp bác sĩ có các thao tác chính xác và hiệu quả hơn trong các trường hợp khẩn cấp.
Bác sĩ tiến hành loại bỏ bào thai và phần ống dẫn trứng chứa bào thai. Nếu tình trạng chảy máu xảy ra, bác sĩ có thể tiến hành cầm máu.
Sau phẫu thuật các cơ quan sẽ được khâu lại, bác sĩ tiến hành kiểm tra khoang bụng, loại bỏ các cục máu đông, gạc y tế hoặc các dụng cụ y tế khác. Khâu khoang bụng và khử trùng bằng nước muối sinh lý.
Thời gian thực hiện phẫu thuật mở ổ bụng có thể khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, tình trạng và mức độ nghiêm trọng ở mỗi tình huống. Các cơ phẫu thuật mổ ổ bụng thường phức tạp, thời gian hồi phục lâu và đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận để tránh các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.
3. Các loại phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung khác
Điều trị phẫu thuật thai ngoài tử cung có thể được thực hiện bằng một số phương pháp khác nhau để loại bỏ các rủi ro không mong muốn. Cụ thể các phương pháp bao gồm:
- Ấn lấy thai ra ngoài: Thủ thuật này được thực hiện khi thai nhi đã tách ra khỏi vòi trứng. Biện pháp này chỉ đơn giản là ép hoặc tạo áp lực lên bụng để lấy thai ra khỏi ống dẫn trứng. Phương pháp này được thực hiện khi phôi thai không phát triển nằm ở gần lối ra của ống dẫn trứng và đã ngừng phát triển, bắt đầu tách rời ra khỏi vị trí bám.
- Phẫu thuật loại bỏ một phần ống dẫn trứng: Phẫu thuật này được thực hiện trong các trường hợp không thể thực hiện các phương pháp mổ thai ngoài tử cung khác. Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể cắt ống dẫn trứng nơi bám của bào thai sau đó khâu lại. Nếu phôi thai quá lớn vào thời điểm phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ một phần ống dẫn trứng và nối ghép lại với phần ống dẫn trứng khỏe mạnh. Điều này có thể hỗ trợ bảo tồn một số cơ quan sinh sản, tuy nhiên khả năng mang thai có thể giảm trong tương lai.
- Cắt bỏ ống dẫn trứng: Cắt bỏ ống dẫn trứng được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và bác sĩ không thể chữa lành được vòi tử cung. Trong phẫu thuật, bào thai được loại bỏ cũng với ống dẫn trứng. Thông thường phẫu thuật này được chỉ định cho các trường hợp thai ngoài tử cung nhiều lần hoặc khi phôi thai lớn, vỡ, có nguy cơ biến chứng cao. Trong các trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể loại bỏ buồng trứng để bảo toàn tính mạng cho sản phụ.
Mổ chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Mổ thai ngoài tử cung là phẫu thuật xâm lấn có thể dẫn đến nhiều biến chứng và rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, các rủi ro bao gồm:
- Đau đớn: Mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào loại phẫu thuật và sức chịu đựng của mỗi người. Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày và người bệnh có thể cần sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhiễm trùng vết khâu: Mổ nội soi và mổ mở ổ bụng đều để lại các vết khâu trên vị trí mổ. Các vết khâu này có thể cần nhiều thời gian để chữa lành và có thể bị nhiễm trùng. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy các vết sưng tấy, chảy máu hoặc đau rát xung quanh vết khâu.
- Chảy máu: Chảy máu sau phẫu thuật là một điều bình thường, có thể kéo dài trong vài ngày và được cải thiện sau 1 tuần. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc để cầm máu, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên người bệnh nên liên hệ với bác sĩ nếu chảy máu nhiều bất thường, có mùi hôi hoặc gây đau đớn dữ dội tại vết khâu.
- Xuất huyết âm đạo: Sau khi phẫu thuật mổ chửa ngoài tử cung, phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng. Tuy nhiên nếu lượng máu kinh ra nhiều bất thường, có mùi hôi kèm đau bụng kinh dữ dội, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Mổ chửa ngoài tử cung cần kiêng gì?
Sau khi mổ thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh các biện pháp chăm sóc vết mổ tại nhà. Người bệnh có thể cần làm sạch vết mổ, giữ vết thương khô ráo cho đến khi lành lại hoàn toàn. Kiểm tra vết mổ hàng ngày và thông báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như:
- Chảy máu không ngừng
- Chảy máu quá nhiều
- Tiết dịch hoặc chất lỏng có mùi hôi
- Nóng rát khi chạm vào
- Đỏ
- Sưng tấy
Người bệnh có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ và xuất hiện cục máu đông ở âm đạo sau phẫu thuật. Điều này có thể kéo dài đến 6 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không nâng vật nặng trên 4.5 kg
- Để vùng chậu nghỉ ngơi, không quan hệ tình dục, sử dụng tampon, cốc nguyệt san và thụt rửa sâu vào âm đạo
- Tránh các hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu tiên sau khi mổ chửa ngoài tử cung
Bên cạnh đó uống nhiều nước, chất lỏng để ngăn ngừa táo bón và dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để hỗ trợ chữa lành vết thương. Thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện các dấu hiệu biến chứng khác.
Chi phí mổ nội soi chửa ngoài tử cung
Hiện tại có nhiều phương pháp mổ thai ngoài tử cung. Các phương pháp có chi phí thực hiện khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí cũng phụ thuộc vào nơi thực hiện phẫu thuật, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như các mong muốn khác của bệnh nhân khi điều trị.
Cụ thể, theo bảng giá viện phí tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019, chi phí mổ thai ngoài tử cung như sau:
- Phẫu thuật lấy thai lần đầu: 2,332,000 đồng
- Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên: 2,945,000 đồng
- Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung chưa vỡ: 5,071,000 đồng
- Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung vỡ: 5,071,000 đồng
- Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh có sẹo mổ bụng cũ phức tạp: 4,027,000 đồng
- Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang: 5,071,000 đồng
Lưu ý: Chi phí trên không bao gồm chi phí khám bệnh, chẩn đoán, thuốc và các chi phí phát sinh khác. Để biết thông tin chi tiết về chi phí mổ chửa ngoài tử cung người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện nơi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung có thể dẫn đến sẹo ống dẫn trứng và gây khó khăn cho quá trình mang thai trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh sau phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!