Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung (ra máu, đau bụng…)

Mổ thai ngoài tử cung là một thủ thuật y tế có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng. Do đó, người bệnh có thể nên tìm hiểu các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung
Tìm hiểu các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Mang thai ngoài tử cung là gì, khi nào cần mổ?

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung. Hầu hết các trường hợp, hơn 90% các trường hợp thai ngoài tử cung phát triển ở ống dẫn trứng. Nếu không được điều trị, thai có thể phát triển lớn dẫn đến vỡ ống dẫn trứng, gây xuất huyết nội. Đây là một trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp, có thể đe dọa đến tính mạng và cần phẫu thuật ngay lập tức.

Có khoảng 1/1000 trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Các yếu tố rủi ro và nguy cơ thường bao gồm:

  • Đã từng mang thai ngoài tử cung trước đây
  • Đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, vùng chậu
  • Có các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Lạc nội mạc tử cung

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá mãn tính
  • Trên 35 tuổi
  • Có tiền sử vô sinh hiếm muộn hoặc đang điều trị vô sinh hiếm muộn
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm

Thai ngoài tử cung là một tình trạng y tế cần điều trị loại bỏ thai do thai nhi không thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều cần phẫu thuật. Nếu thai chưa phát triển, có kích thước nhỏ, không có nguy cơ gây vỡ ống dẫn trứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc (thường là methotrexate) để điều trị.

Trong trường hợp, thai ngoài tử cung đã vỡ, bác sĩ sẽ tiến hành mổ cấp cứu để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Đôi khi, mổ thai ngoài tử cung cũng được chỉ định ngay cả khi ống dẫn trứng chưa bị vỡ. Trong các trường hợp này, bào thai ngoài tử cung sẽ được lấy ra khỏi ống dẫn trứng hoặc bác sĩ có thể cắt một phần (hoặc toàn bộ) ống dẫn trứng để ngăn ngừa các rủi ro.

Cụ thể, thai ngoài tử cũng sẽ được chỉ định mổ nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu  và triệu chứng như:

  • Đau đột ngột, dữ dội ở bụng ở khu vực xương chậu
  • Đau vai
  • Yếu, chóng mặt hoặc ngất xỉu

Vỡ ống dẫn trứng có thể dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội, đặc biệt là ở vai, cánh tay, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung người bệnh cần biết

Phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung thường được thực hiện thông qua nội soi và người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mổ ổ bụng trong các trường hợp cần thiết.

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, việc phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung có thể dẫn đến nhiều rủi ro, tác dụng phụ và các biến chứng khác. Cụ thể, sau mổ thai ngoài tử cung người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như

1. Đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung

Đau đớn là biến chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào loại phẫu thuật và khả năng chịu đựng của người bệnh. Các cơn đau bụng có thể kéo dài trong vài ngày và thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.

sau mổ thai ngoài tử cung
Đau bụng sau mổ thai ngoài tử cung là một biến chứng phổ biến

Thông thường cơn đau có xu hướng khỏi khi vết mổ lành lại và giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau bụng có thể kéo dài trong vài tháng sau khi phẫu thuật bụng.

Bên cạnh đó, sau mổ thai ngoài tử cung người bệnh có thể bị đau ở các vị trí khác trên cơ thể bao gồm lưng, cổ, hông và chân. Điều này thường không nghiêm trọng  và có thể được cải thiện trong vài ngày bằng thuốc giảm đau theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, dữ dội hoặc vượt khỏi khả năng chịu đựng của người bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

2. Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung

Chảy máu là biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung phổ biến. Chảy máu có thể xuất hiện tại vị trí vết mổ hoặc xuất huyết bên trong cơ thể. Máu có thể chảy ngay sau khi phẫu thuật hoàn toàn và xảy ra sau đó vài ngày. Mặc dù điều này thường không nghiêm trọng, tuy nhiên mất máu quá nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu sau mổ thai ngoài tử cung có thể liên quan đến áp lực tại vị trí khâu hoặc tổn thương các cơ quan trong quá trình phẫu thuật gây ra. Bên cạnh đó, một số nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe chung như bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chảy máu
  • Các loại thuốc như aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu hoặc chống đông máu
  • Tác dụng phụ của các loại vitamin, thảo dược có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu như vitamin E, bạch quả, nhân sâm,…

Ra máu sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được truyền máu hoặc cung cấp các yếu tố đông máu, tiểu cầu hoặc huyết tương để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Nhiễm trùng sau mổ thai ngoài tử cung

Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung phổ biến. Tình trạng này gây ảnh hưởng khoảng 2 – 5% người bệnh và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng gây suy nội tạng.

đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung
Nhiễm trùng vết mổ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và suy nội tạng

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng vết mổ bao gồm:

  • Gây đỏ, sưng hoặc viêm vết mổ
  • Chảy mủ vàng hoặc chất dịch đục từ vết mổ
  • Sốt

Bên cạnh đó nếu nhiễm trùng sau vết mổ chỉ ảnh hưởng đến da nơi vết khâu, điều này được gọi là nhiễm trùng nông. Vi khuẩn từ da có thể truyền vào vết thương trong suốt quá trình phẫu thuật. Loại nhiễm trùng này có thể gây đau hoặc viêm da tiếp xúc và có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể cần mở vết mổ để dẫn lưu chất dịch, mủ.

Để tránh nhiễm trùng sau khi sau mổ thai ngoài tử cung, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Rửa tay bằng chất tẩy rửa sát trùng trước khi chạm vào vết thương
  • Không hút thuốc trước khi thực hiện phẫu thuật
  • Giữ băng vết thương vô trùng trong ít nhất 48 giờ
  • Uống kháng sinh theo toa của bác sĩ
  • Chủ động đến bệnh viện để được chăm sóc vết mổ nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết mổ là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.

4. Chảy máu âm đạo và chu kỳ kinh nguyệt

Chảy máu âm đạo sau mổ thai ngoài tử cung có thể là dấu hiệu lớp niêm mạc tử cung đang dày lên và báo hiệu cho chu kỳ kinh nguyệt.

ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung
Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt

Sau khi phẫu thuật thai, nồng độ hCG (hormone thai kỳ) giảm xuống, cơ thể sẽ tiến hành sản xuất niêm mạc tử cung để chuẩn bị trở lại chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng và mang thai như bình thường. Điều này có thể dẫn đến chảy máu âm đạo và máu có thể bị vón cục, chảy máu nặng, có màu sẫm hoặc xuất hiện tương tự như chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu lại sau 2 – 10 tuần sau khi mổ thai ngoài tử cung. Hầu hết các trường hợp, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường vào khoảng tuần thứ sáu hoặc bảy sau khi phẫu thuật. Mặc dù tình trạng này không được xem là một biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung, tuy nhiên chảy máu nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể cần điều trị y tế.

5. Các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung khác

Bên cạnh việc gây đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng, đôi khi sau mổ thai ngoài tử cung người bệnh có thể gặp các biến chứng như:

  • Vẫn cảm thấy có thai: Một số phụ nữ sau khi phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung vẫn cảm thấy đang mang thai sau khi phẫu thuật 2 – 3 tuần. Ngay cả khi phẫu thuật cắt bỏ một phần ống dẫn trứng, nồng độ hCG có thể mất một khoảng thời gian để giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, hoang mang, mệt mỏi và đau buồn. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Đau ngực: Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau ngực trong vài tuần sau khi phẫu thuật, bởi vì cơ thể đã quen với các thay đổi khi mang thai. Tuy nhiên cơ thể sẽ quay lại bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
  • Mệt mỏi: Sau phẫu thuật mổ thai ngoài từ cung, hệ thống miễn dịch sẽ tập trung để chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này khiến phụ nữ sau phẫu thuật cảm thấy mệt mỏi. Do đó người bệnh nên thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ và nghỉ ngơi nhiều để ngăn ngừa các cơn mệt mỏi.
  • Đầy hơi: Đầy hơi là một phản ứng bình thường với bình trạng viêm trong cơ thể. Thông thường tình trạng này có thể được cải thiện trong vòng 6 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Một số lưu ý sau mổ thai ngoài tử cung

Theo các chuyên gia, tất cả phụ nữ mang thai ngoài tử cung nên tránh thai ít nhất là 3 tháng để tránh các rủi ro không mong muốn. Điều này giúp cơ thể có thời gian chữa lành vết thương, tránh các ảnh hưởng tâm lý và tình trạng trầm cảm khi mang thai.

lưu ý sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung
Người bệnh nên tránh thai ít nhất là 3 tháng sau phẫu thuật để hỗ trợ cơ thể phục hồi hoàn toàn

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên tránh quan hệ tình dục để hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên nếu người bệnh muốn quan hệ tình dục, có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su.

Bên cạnh đó, Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn ẩn ảnh hưởng đến cổ tử cung (cổ tử cung), niêm mạc tử cung, ống dẫn trứng và khung chậu ở phụ nữ. Đối với phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung, nguy cơ nhiễm Chlamydia tương đối cao, do đó nếu hoạt động tình dục người bệnh nên áp dụng các biện pháp an toàn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng không phổ biến nhưng có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, phụ nữ từng mang thai ngoài tử cung có thể phát triển tình trạng này trong tương lai. Do đó người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu mang thai và các dấu hiệu bất thường để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăm sóc sau mổ thai ngoài tử cung.

3.7/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *