Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Thông tin cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh là một trong các chỉ số thai nhi được sử dụng để ước tính trọng lượng và độ lớn của thai nhi. Xác định đường kính lưỡng đỉnh có thể giúp bác sĩ xác định sự phát triển bình thường của thai nhi và có biện pháp xử lý các rủi ro liên quan.

đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần
Tìm hiểu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh – Biparietal diameter (BPD) là một chỉ số quan trọng được thực hiện trong quá trình siêu âm của thai kỳ. Đây là phép đo đường kính hộp sọ của em bé đang phát triển, từ xương đỉnh bên này sang thành xương bên kia. Đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để ước tính trọng lượng, tuổi và sự phát triển của thai nhi.

Mỗi người đều có hai xương thành, một xương bên trái của hộp sọ và một xương bên phải. Mỗi xương đỉnh trông giống như một tấm cong có hai mặt và bốn cạnh. Đường kính lưỡng đỉnh là chiều dài từ đỉnh tai bên phải vòng qua đỉnh đầu đến đỉnh tai bên trái.

Đường kính lưỡng đỉnh ở thai nhi được đo bằng kỹ thuật siêu âm, nằm mục đích quan sát sự phát triển của thai nhi trên một màn hình máy tính. Các thông số kỹ thuật này có thể cho bác sĩ biết liệu thai nhi có phát triển bình thường hay không và hỗ trợ phát hiện các dị tật bẩm sinh.

Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi được đo khi nào và như thế nào?

Cách đo đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai được thực hiện thông qua siêu âm tiêu chuẩn trong thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều  có một đến ba lần siêu âm, thường là từ đầu thai kỳ đến khoảng tuần thứ 20. Tuy nhiên những người có nguy cơ biến chứng thai kỳ hoặc sảy thai cao, có thể cần siêu âm nhiều hơn để xác nguy cơ và có cách giải quyết phù hợp.

Thông thường, đường kính lưỡng đỉnh được đo cùng với:

đường kính lưỡng đỉnh thai 32 tuần
Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi được đo thông qua kỹ thuật siêu âm

Ba phép đo này được thực hiện cùng nhau để giúp ước tính cân nặng và tuổi của thai nhi. Đo đường kính lưỡng đỉnh có có thể giúp bác sĩ xác định não của thai nhi đã phát triển như thế nào và có các lời khuyên tăng cường sức khỏe phù hợp đối với thai phụ.

Thông thường đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi được đo từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ để cho kết quả chính xác nhất. Tại thời điểm này, phần đầu của thai nhi đang phát triển một cách nhanh chóng, do đó nếu đo đường kính lưỡng đỉnh sau thời gian này, kết quả có thể không chính xác.

Số đo đường kính lưỡng đỉnh tăng từ khoảng 2,4 cm ở tuần thứ 13 lên khoảng 9,5 cm khi thai nhi đủ tháng. Giữ tuần thứ 12 và tuần 16 của thai kỳ, đường kính lưỡng đỉnh có xu hướng xác định chính xác tuổi thai. Sau tuần thứ 26 của thai kỳ, các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai có thể không chính xác. Ngoài ra, đo đường kính lưỡng đỉnh vào cuối thai kỳ được cho là không đáng tin cậy trong việc xác định tuổi thai.

Bảng số đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần

Thông thường số đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi sẽ tăng từ khoảng 2,4 cm ở tuần thứ 13 lên khoảng 9,5 cm khi thai nhi đủ tháng để chào đời. Cụ thể, các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai như sau:

Tuổi thai (Tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (cm) Tuổi thai (Tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (cm)
13 21 27 68
14 25 28 71
15 29 29 73
16 32 30 76
17 36 31 78
18 39 32 81
19 43 33 83
20 46 34 85
21 50 35 87
22 53 36 89
23 56 37 90
24 59 38 92
25 62 39 93
26 65 40 94

Các số đo này giúp xác định sự phát triển toàn diện của thai nhi trong tử cung và xác định thai nhi đang đi đến thời kỳ nào. Ngoài ra, các số đo đường kính lưỡng đỉnh cũng xác định quá trình phát triển não bộ của thai nhi và có biện pháp xử lý các rủi ro liên quan.

Khi đường kính lưỡng đỉnh nằm ngoài phạm vi bình thường

Nếu kết quả siêu âm đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hoặc to hơn giới hạn bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện các xét nghiệm chuyên môn khác.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn giới hạn bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của sự hạn chế phát triển bên trong tử cung hoặc đầu của thai nhi phẳng hơn bình thường. Nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi lớn hơn bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cụ thể, một số vấn đề có thể liên quan đến đường kính lưỡng đỉnh bao gồm:

1. Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với chỉ số thông thường có thể là dấu hiệu chậm phát triển hoặc thai nhi bị hạn chế bên trong tử cung.

đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần
Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có thể là dấu hiệu chứng đầu nhỏ

Hạn chế sự phát triển bên trong tử cung là tình trạng đề cập đến sự thiếu hụt kích thước ở thai nhi, dựa trên các phép đo thông thường, bao gồm đường kính lưỡng đỉnh. Các nguyên nhân và yếu tố liên quan có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Các vấn đề di truyền hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi
  • Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp khi mang thai
  • Có các vấn đề ở nhau thai
  • Sự nhiễm trùng
  • Các bệnh lý tiềm ẩn ở cơ thể người mẹ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn
  • Hút thuốc khi mang thai
  • Sử dụng ma túy và các chất kích thích khác

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ cũng có thể là dấu hiệu của chứng đầu nhỏ. Chứng đầu nhỏ ở thai nhi thường có liên quan đến phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với virus Zika. Chứng đầu nhỏ có thể khiến bé chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, cơ cứng tay chân và gặp các vấn đề về thị lực. Do đó, nếu trẻ có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm liên quan để xác định các dị tật và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh giảm hai độ hoặc dưới trung bình so với tiêu chuẩn thì được xem là đầu quá phẳng. Điều này có thể khiến não bộ của thai nhi phát triển không toàn diện, trẻ dễ gặp các vấn đề về hệ thống thần kinh, trí nhớ kém, thể chất không phát triển đồng bộ với sự tăng trưởng và có hệ thống miễn dịch kém.

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe của thai và ảnh hưởng đến trẻ sau khi chào đời. Do đó, phụ nữ mang thai cần tiến hành đo đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Đường kính lưỡng đỉnh to có sao không?

Đường kính lưỡng đỉnh lớn là dấu hiệu thai nhi có khả năng có phần đầu lớn. Điều này có thể gây khó khăn khi sinh thường, đặc biệt là ở phụ nữ sinh con lần đầu. Do đó, nếu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh to, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

đường kính lưỡng đỉnh to có sao không
Đường kính lưỡng đỉnh to có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, đường kính lưỡng đỉnh lớn là dấu hiệu bé có các chỉ số cơ thể như cân nặng, chiều dài xương đười, chu vi bụng,… lớn hơn so với tiêu chuẩn. Điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ và một số vấn đề sức khỏe khác.

Do đó, nếu bé có đường kính lưỡng đỉnh lớn, thai phụ nên hạn chế lượng đường và đồ ngọt đưa vào cơ thể. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng để điều chỉnh đường kính lưỡng đỉnh và ngăn ngừa các rủi ro khi sinh con.

Đường kính lưỡng đỉnh lớn có sinh thường được không?

Đường kính lưỡng đỉnh lớn có thể là các dấu hiệu bất thường ở thai nhi và cần được xử lý kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn. Thông thường đường kính lưỡng đỉnh có thể đạt 9,4 – 10 cm khi trẻ đủ tháng. Do đó, nếu thai nhi có số đo lớn hơn so với tiêu chuẩn, được xem là thai lớn và mẹ khó có thể sinh thường an toàn.

Trên thực tế, thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn thường được chỉ định sinh mổ để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ngoài giới hạn bình thường có thể là một vấn đề cần quan tâm và có biện pháp xử lý phù hợp. Do đó, phụ nữ mang thai cần tiến hành siêu âm định kỳ để xác định đường kính lưỡng đỉnh và sự phát triển của thai nhi. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp ổn định đường kính lưỡng đỉnh

Phong cách sống và chế độ dinh dưỡng của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. Do đó, để thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh trong phạm vi bình thường và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, phụ nữ mang thai có thể lưu ý một số vấn đề như:

đường kính lưỡng đỉnh thai nhi
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ sự phát triển bình thường của đường kính lưỡng đỉnh
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung axit folic trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ để đảm bảo quá trình sản xuất các tế bào mới và hệ thống thần kinh của trẻ. Cụ thể, phụ nữ mang thai có thể bổ sung một số loại thực phẩm như bông cải xanh, lòng đỏ trứng, sữa dành cho phụ nữ mang thai, khoai tây, ngũ cốc, bơ và các loại thực phẩm giàu đạm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm như gan, thịt gia cầm, cá hồi có thể duy trì các chức năng não bộ, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thần kinh và hỗ trợ phát triển trí não của trẻ.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu DHA như cá mòi, đậu phộng, hạnh nhân, để hỗ trợ phát triển thần kinh và thị giác.
  • Bổ sung chất sắt và sử dụng thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa canxi để phòng ngừa tình trạng loãng xương ở thai phụ và hỗ trợ phát triển chiều cao, hệ thống xương khớp của bé.
  • Tiêm phòng uốn ván khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở lên.
  • Khám thai định kỳ và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.

Đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để xác định tuổi thai, trọng lượng của thai nhi và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần thực hiện khám thai định kỳ, xác định chỉ số đường kính lưỡng đỉnh để xác định các bất thường và có biện pháp xử lý phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì tốt, an thai? Thực đơn chuẩn

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *