Bà bầu ăn trứng gà có lợi ích gì? Ăn từ tháng thứ mấy?

Bà bầu ăn trứng gà có thể cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng, chế biến như thế nào hoặc ăn lòng trắng hay lòng đỏ tốt hơn? Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

bà bầu ăn trứng gà
Bà bầu ăn trứng gà với cách chế biến phù hợp có thể tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết

Bà bầu ăn trứng gà có an toàn không?

Trứng gà là một món ăn phổ biến trên thế giới với nhiều cách chế biến khác nhau. Mặc dù trứng gà là một loại thực phẩm lành mạnh cho bữa sáng trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên phụ nữ mang thai vẫn tự hỏi bà bầu ăn trứng gà có tốt hay không.

Theo các chuyên gia, trứng gà an toàn khi sử dụng trong thai kỳ nếu được tiệt trùng và nấu chín hoàn toàn. Do đó, khi được chế biến phù hợp, trứng gà có thể mang lại nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai có thể ăn trứng gà miễn là trứng gà được nấu chín hoặc tiệt trùng hoàn toàn. Cụ thể, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn trứng gà đã được nấu chín ít nhất ở 71 độ C. Trong trường hợp trứng luộc, chiên, cần chế biến trứng đến khi lòng trắng đông lại và lòng đỏ bắt đầu đặc lại.

Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai có thể ăn trứng gà nấu chín và tránh các món trứng sống hoặc chứa trứng sống. Bên cạnh đó, Mayonnaise là một loại thực phẩm chế biến có chứa trứng được xử lý nhiệt để tiêu diệt mọi loại vi khuẩn có thể gây hại. Tuy nhiên, Mayonnaise tự chế biến có thể không được tiệt trùng và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bà bầu không nên sử dụng Mayonnaise tự làm.

Bà bầu nên ăn trứng gà vào tháng thứ mấy?

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn trứng đã được nấu chín hoặc được tiệt trùng hoàn toàn từ những ngày đầu sau khi mang thai. Điều này có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe của người mẹ.

Trứng chưa tiệt trùng hoặc nấu chín không kỹ có thể dẫn đến các nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bà bầu ăn trứng gà có tốt không?

Trứng gà là một trong số ít những loại thực phẩm có trong hầu hết các chế độ ăn uống lành mạnh, vì trứng gà chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, chất béo và khoáng chất. Trong thai kỳ, trứng gà có thể tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho thai nhi.

bà bầu nên ăn trứng gà vào tháng thứ mấy
Trứng gà chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi

Cụ thể, bà bầu ăn trứng gà có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Chứa nguồn protein phong phú: Protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, bởi vì mọi tế bào của thai nhi được tạo ra từ protein. Trứng gà là một nguồn protein hoàn chỉnh, chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được. Ăn trứng gà với một số lượng vừa đủ có thể hữu ích cho thai nhi đang phát triển. Ăn thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nguồn vitamin dồi dào: Trứng gà chứa nhiều vitamin như B2, B6, B12, vitamin D và các khoáng chất như selen, kẽm, sắt và đồng. Mặc dù nguồn vitamin D trong thực phẩm không cao, tuy nhiên phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ vitamin D để hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, vitamin D thường tập trung ở lòng đỏ trứng, vì vậy bà bầu nên ăn lòng đỏ trứng thay vì cả quả trứng.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Trứng gà chứa hàm lượng choline cao, có thể hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, bổ sung trứng gà trong thai kỳ được cho là có thể bảo vệ bé khỏi các khuyết tật ống thần kinh.
  • Điều chỉnh nồng độ cholesterol: Ăn trứng gà thường xuyên có thể hỗ trợ cân bằng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên bà bầu cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn về việc bổ sung trứng gà trong chế độ ăn uống nếu bạn có các vấn đề về cholesterol.
  • Cung cấp đầy đủ calo cần thiết: Phụ nữ mang thai cần thêm khoảng 200 – 300 calo mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Một quả trứng gà cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 70 calo để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và con.
  • Thúc đẩy sự phát triển trí não của bé: Trứng gà rất giàu khoáng chất và các axit béo omega 3, có thể hỗ trợ sự phát triển não bộ.
  • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi mang thai: Trứng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết có thể di chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể, bao gồm thai nhi. Bên cạnh đó, trứng có thể tăng cường lượng sắt trong cơ thể, tạo thêm các tế bào máu cho bà bầu và thai nhi. Do đó, ăn trứng gà thường xuyên khi mang thai có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Nhu cầu protein của phụ nữ thường tăng lên khi mang thai. Theo ước tính trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein có thể bổ sung trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu ăn trứng nấu chón với số lượng phù hợp có thể tăng cường sức khỏe và hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu 1 tuần nên ăn mấy quả trứng gà?

Theo các chuyên gia, số lượng trứng gà tiêu thụ phụ thuộc vào mức độ cholesterol trong cơ thể. Do đó, bà bầu có thể ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần nếu bạn có nồng độ cholesterol bình thường.

Bà bầu ăn trứng gà vào lúc nào tốt
Tiêu thụ 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần được xem là phù hợp và an toàn

Tuy nhiên, lòng đỏ trứng gà chứa nhiều cholesterol. Do đó, phụ nữ có nồng độ cholesterol cao cần cần nhắc về số lượng trứng tiêu thụ mỗi ngày. Một quả trứng cỡ vừa chứa 186 mg cholesterol, chiếm 62% lượng tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị. Ngược lại, lòng trắng chủ yếu là protein và ít cholesterol. Do đó, các khuyến nghị phổ biến cho bà bầu ăn trứng gà thường là 2 – 3 lòng đỏ mỗi tuần là an toàn và phù hợp.

Tuy nhiên, các khuyến nghị này có thể thiếu cơ sở khoa học và phụ thuộc vào thể trạng của từng phụ nữ mang thai. Do đó, trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi bổ sung trứng gà vào chế độ ăn uống.

Bà bầu nên ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà?

Theo các chuyên gia, cả lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đều tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu nên ăn cả quả trứng để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ.

bà bầu ăn lòng trắng trứng gà có tốt không
Cả lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng đều tốt cho bà bầu

Lòng trắng trứng hoàn toàn không chứa chất béo, ít calo, giàu vitamin B và có thể hỗ trợ làm săn chắc và mềm da với số lượng phù hợp. Lòng trắng trứng cũng có một thứ gọi là peptide giúp giảm huyết áp, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao khi mang thai.

Trong khi đó lòng đỏ trứng chứa nhiều protein, chất béo không bão hòa có lợi cho cơ thể và cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phụ nữ có xu hướng bị cholesterol cao cần hạn chế tiêu thụ lòng đỏ trứng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Một số nghiên cứu cho biết, phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba nên thường xuyên bổ sung lòng đỏ trứng gà trong chế độ ăn uống để tăng cường trí não cho thai nhi đang phát triển. Hoạt chất choline có trong lòng đỏ trứng có thể tăng cường chỉ số thông minh của trẻ sơ sinh và thúc đẩy khả năng nhận thức của em bé.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên ăn cả quả trứng gà để tăng cường các chất dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Cách chế biến trứng cho phụ nữ mang thai

Trứng có thể chứa vi khuẩn salmonella, có thể gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Do do,s không được ăn trứng sống hoặc không được tiết trùng kỹ.

Trứng là một món ăn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen ăn uống, bà bầu có thể chế biến trứng theo các cách sau:

1. Trứng gà ngải cứu giúp an thai

Trứng gà hấp ngải cứu được xem là một món ăn có thể giúp an thai. Cụ thể các thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 quả trứng gà
  • 15 gram ngải cứu
  • Gia vị cần thiết

Cách thực hiện món ăn:

  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, cắt thật nhỏ cho vào tô
  • Đập 2 quả trứng gà, cho thêm gia vị vừa đủ, đánh đều tay
  • Hấp hoặc chưng cách thủy trứng và ngải cứu trong 15 phút
trứng gà ngải cứu giúp an thai
Trứng gà hấp ngải cứu có thể hỗ trợ an thai và cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi

Tuy nhiên, thai phụ khí huyết hư, thận âm hư với các biểu hiện như nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi ít rêu,… khi sử dụng trứng gà hấp ngải cứu có thể dẫn đến xuất huyết và động thai, thậm chí là gây sảy thai.

Do đó, mắc dù trứng gà ngải cứu có thể hỗ trợ ăn thai và cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi, tuy nhiên phụ nữ có biểu hiện thận âm hư không nên sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Bà bầu ăn trứng gà lá mơ được không?

Lá mơ có thể hỗ trợ nhuận tràng, ổn định vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa và cải thiện các vấn đề về dạ dày ở phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn trứng gà hấp lá mơ có thể hỗ trợ tăng cường khẩu vị, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và hỗ trợ tẩy giun an toàn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mơ vừa đủ
  • Trứng gà 2 quả
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ, trộn cùng trứng gà, thêm gia vị vừa đủ
  • Hấp cách thủy trứng gà là mơ trong 15 phút

3. Bà bầu có nên ăn trứng gà đánh mật ong?

Trứng gà đánh mật ong là một món ăn bổ dưỡng và quen thuộc, đặc biệt là đối với người muốn tăng cần. Theo y học cổ truyền, bà bầu cũng có thể ăn trứng gà đánh mật ong 1 – 2 lần mỗi tuần. Đối với phụ nữ suy nhược cơ thể, sử dụng trứng gà đánh mật ong được cho là có thể cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Mặc dù cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên món ăn này không được nấu chín và không được tiệt trùng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn, gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Do đó, trước khi sử dụng món ăn này, phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bà bầu khi ăn trứng gà nên đảm bảo trứng được nấu chín hoàn toàn. Dấu hiệu của một quả trứng được nấu chín kỹ bao gồm lòng đỏ và lòng trắng trứng chắc, không có rãnh ở giữa. Ngoài ra, bà bầu cũng nên kiểm tra một quả trứng luộc trước khi ăn bằng cách cắt đôi quả trứng để đảm bảo trứng chín hoàn toàn.

Rủi ro đối với bà bầu ăn trứng gà

Mặc dù trứng gà là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho phụ nữ mang thai, nhưng trứng cũng có thể dẫn đến một số rủi ro, đặc biệt là khi không được tiêu thụ đúng cách. Các rủi ro khi tiêu thụ trứng gà đối với bà bầu bao gồm:

chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu
Bà bầu nên ăn trứng gà nấu chín hoàn toàn để tránh nhiễm trùng vi khuẩn
  • Gây ngộ độc vi khuẩn Salmonella: Trứng sống và trứng chưa nấu chín mỹ có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Các dấu hiệu có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các dấu hiệu như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và đau bụng. Đôi khi, nó cũng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
  • Nồng độ cholesterol: Phụ nữ tiêu thụ quá nhiều lòng đỏ trứng có thể dẫn đến tình trạng cholesterol cao.
  • Dị ứng: Một số phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng khi tiêu thụ trứng. Các dấu hiệu dị ứng phổ biến bao gồm phát ban da, nghẹt mũi, nổi mề đay và một số triệu chứng liên quan khác.

Các biện pháp an toàn khi bà bầu ăn trứng gà

Một quả trứng gà nên được tiêu thụ tốt nhất trong 28 ngày kể từ khi được sinh ra. Trứng luộc nên được tiêu thụ trong vòng một đến hai ngày sau khi luộc, và thức ăn có trứng nên được tiêu thụ ngay lập tức. Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro nhiễm khuẩn, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Trứng nên được nấu chín ở nhiệt độ thấp nhất là 71 độ C
  • Xử lý trứng trong môi trường tiệt trùng và rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến
  • Sử dụng dụng cụ nấu ăn sạch và được tiệt trùng bằng nước nóng
  • Không ăn trứng sống và không làm dính trứng sống lên các món ăn hoặc thực phẩm khác
  • Không bảo quản trứng cùng các loại thực phẩm khác, bất kể trứng có bị nứt vỏ hay không

Khi mang thai chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bà bầu ăn trứng gà được xem là phù hợp và có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, bà bầu nên sử dụng trứng nấu chín hoàn toàn và được tiệt trùng. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì cho con da trắng trẻo, hồng hào?

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *