Đột Nhiên Đau Lưng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Đau lưng là một dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn sau của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển và gây áp lực đến cột sống của mẹ. Tuy nhiên, một số phụ nữ thắc mắc đột nhiên đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không, đặc biệt là những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin liên quan trong bài viết để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

đau lưng có phải dấu hiệu mang thai
Tìm hiểu thông tin đau lưng có phải dấu hiệu mang thai để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp

Tự nhiên bị đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không?

Có khoảng 3/4 hoặc 1/2 phụ nữ mang thai bị đau lưng, tuy nhiên cơn đau thường phổ biến ở tam cá nguyệt thứ ba, khi bào thai đã phát triển lớn. Tuy nhiên, đôi khi trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc sau phôi thai mới hình thành, đau lưng cũng có thể xảy ra.

Về vấn đề, đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không, các chuyên gia cho biết các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai nên chờ khoảng 2 tuần sau khi quan hệ tình dục để thực hiện thử thai. Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai có thể không có bất cứu dấu hiệu nhận biết thai kỳ nào, trong khi một số khác có thể bị buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau ngực hoặc một số dấu hiệu mang thai sớm khác.

Đau lưng thường không được xem là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Thay vào đó, đau lưng thường là biểu hiện của một chu kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu ở những phụ nữ bị trễ kinh, tắc kinh kéo dài.

Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy đau lưng dưới trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Do đó, cách tốt nhất để xác định thai kỳ là thử thai hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Các dấu hiệu mang thai sớm

Cách tốt nhất để xác nhận thai kỳ là thử thai. Bên cạnh đó, phụ nữ có thể tham khảo một số dấu hiệu mang thai sớm khác để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các dấu hiệu và triệu chứng thai kỳ thường không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ có thể trải qua ít nhất một trong số các dấu hiệu như:

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Đau lưng thường không được xem là dấu hiệu sớm của thai kỳ
  • Mất chu kỳ kinh nguyệt: Nếu bạn đang ở trong độ tuổi sinh sản, đã quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp tránh thai và trễ chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, bạn có thể đã mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không chính xác ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Ngực căng và sưng: Thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn đầu sau khi mang thai có thể ngực cảm thấy căng và đau. Các dấu hiệu có thể xuất hiện trong vài tuần sau khi thụ thai.
  • Buồn nôn (nôn hoặc không nôn): Một số phụ nữ có thể xuất hiện các cơn ốm nghén, buồn nôn, khó chịu bắt đầu sau tuần thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ.
  • Tăng nhu cầu đi tiểu: Phụ nữ mang thai thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn, do lưu lượng máu tăng lên, thận tăng khả năng bài tiết và dồn lượng nước tiểu vào bàng quang.
  • Mệt mỏi: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nồng độ hormone Progesterone tăng cao, điều này có thể khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nói chung.

Bên cạnh đó, đôi khi phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu cũng xuất hiện các dấu hiệu không rõ ràng như:

  • Thay đổi tâm trạng, dễ xúc động và khóc mà không rõ lý do.
  • Đầy hơi, chướng bụng do thay đổi nội tiết tố.
  • Xuất hiện các đốm máu nhỏ, nhẹ khi hợp tử bám vào thành tử cung.
  • Co thắt bụng hoặc chuột rút nhẹ ở tử cung trong thời kỳ đầu sau khi mang thai.
  • Táo bón do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ác cảm với một số loại thực phẩm, kể cả các loại thực phẩm yêu thích trước đây.

Nghẹt mũi do tăng nồng độ hormone và việc tăng sản xuất máu có thể khiến màng nhầy trong mũi sưng lên. Điều này dẫn đến nghẹt mũi hoặc sưng mũi, đôi khi một số phụ nữ có thể bị chảy nước mũi.

Nguyên nhân gây đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất

Mặc dù đau lưng thường phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tuy nhiên một số phụ nữ có thể bị đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Đối với một số phụ nữ, đau lưng có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến đau lưng sớm khi mang thai có thể bao gồm:

đau lưng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Thay đổi nội tiết tố và căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất
  • Tăng lượng hormone: Trong thai kỳ, cơ thể tiết ra nhiều hormone giúp dây chằng và các khớp xương chậu trở nên mềm, thả lỏng. Tuy nhiên, các hormone này cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm các khớp và gây đau lưng. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, một số phụ nữ có thể bị đau lưng hoặc khó chịu ở lưng dưới các hình thức khác.
  • Stress: Căng thẳng và stress có thể dẫn đến đau lưng, bất kể bạn có mang thai hay không. Căng thẳng làm tăng các cơn đau cơ, đặc biệt là các khu vực yếu trong cơ thể. Bên cạnh đó, stress có thể làm tăng nội tiết tố, điều này có thể gây tổn thương các khớp, dây chằng và dẫn đến cơn đau lưng.

Cải thiện các cơn đau lưng khi mang thai

Phụ nữ mang thai xuất hiện các cơn đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể tham khảo một số cách khắc phục như:

đau lưng mỏi chân có phải dấu hiệu mang thai
Thay đổi tư thế ngồi có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau lưng
  • Thay đổi tư thế ngồi: Sai tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các cơn đau lưng. Do đó, khi ngồi phụ nữ mang thai cần chú ý ngồi thẳng lưng, cánh tay thẳng hoặc có đệm ngồi chắc chắn. Khi ngồi, đặt chân chắc chắn trên mặt đất và không bắt chéo chân để tránh gây áp lực lên xương chậu.
  • Dành thời gian vận động: Người thường xuyên bị đau lưng nên dành thời gian đi bộ hoặc đứng dậy vươn vai ít nhất một lần một lần để cải thiện các cơn đau. Tránh thời gian ngồi quá lâu, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tránh dành thời gian đứng quá lâu, nếu làm công việc cần đứng lâu, bạn nên cố gắng đặt một chân lên ghế thấp để giảm áp lực lên vùng lưng dưới.
  • Tránh nâng các vật nặng: Nếu cần nâng vật nặng, bạn nên thực điều này đúng phương pháp để tránh gây tổn thương đến cột sống và lưng. Khi nâng vật nặng, bạn cần uốn cong ở đầu gối, ngồi xổm xuống và nâng bằng lực cách tay, chân, không phải bằng lưng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai tốt nhất nên nhờ sự giúp đỡ khi cần nâng các vật nặng.
  • Đi giày phù hợp: Giày cao gót không phù hợp với phụ nữ mang thai và có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, bạn nên sử dụng các loại giày gót bằng hoặc có đế chống trượt để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được kiểm soát với các biện pháp tại nhà, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

Đau lưng có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ, mặc dù đau lưng thường phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Bạn có thể cải thiện cơn đau lưng bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Sốt nhẹ có phải dấu hiệu mang thai không hay bị gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *