Dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai khiến mẹ sững sờ
Nội dung bài viết
Tình trạng mang thai khi đặt vòng tránh thai thường không phổ biến nhưng có thể xảy ra trong một số trường hợp. Do đó, bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai để có biện pháp xử lý phù hợp.
Khả năng mang thai sau khi đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp ngừa thai phổ biến, có tác dụng kéo dài. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đưa vào tử cung để ngăn chặn trứng và tinh trùng gặp nhau. Hiện tại có hai loại vòng tránh thai chính là vòng tránh thai chữ T có chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết.
Các loại vòng tránh thai đều có hiệu quả hơn 99% trong việc ngừa thai. Do đó, vòng tránh thai được xem là phương pháp ngừa thai hiệu quả nhất, an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Tuy nhiên, trong các trường hợp rất hiếm khi xảy ra, một số phụ nữ có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai. Điều này xảy ra ít hơn 1/100 phụ nữ trong vòng 1 năm. Nếu bạn mang thai khi sau khi đặt vòng tránh thai, nguyên nhân có thể bao gồm:
- Ở một số người, từ 2 – 10%, vòng tránh thai có thể trượt một phần hoặc trượt hoàn toàn ra khỏi tử cung. Điều này dẫn đến mất tác dụng của vòng tránh thai.
- Vòng tránh thai đã rơi ra khỏi vị trí mà bạn không nhận biết được.
- Vòng tránh thai chữ T có hiệu quả tránh ngay lập tức. Tuy nhiên, vòng tránh thai nội tiết có thể mất đến 7 ngày để hoạt động. Do đó, nếu bạn đặt vòng tránh thai nội tiết và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su trước khi vòng có hiệu quả, bạn có thể mang thai.
- Đặt vòng tránh thai quá thời gian sử dụng. Thời hạn sử dụng của vòng tránh thai phụ thuộc vào loại vòng và nhà sản xuất, có thể là 5 năm, 8 năm hoặc 10 năm.
- Đặt vòng tránh thai có kích thước không phù hợp với tử cung hoặc sử dụng vòng có chất lượng không đảm bảo cũng có thể dẫn đến các dấu hiệu mang thai.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Các dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai
Theo các báo cáo, tỷ lệ đặt vòng tránh thai thất bại là dưới 1%. Cụ thể, vòng tránh thai chữ T chứa đồng là 0.8% trong khi vòng tránh thai nội tiết là 0.104%. Nếu bạn có dấu hiệu mang thai sau khi đặt vòng tránh thai, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý để tránh các rủi ro không mong muốn.
Mang thai với vòng tránh thai có thể dẫn đến các dấu hiệu mang thai thành công tương tự như phụ nữ không đặt vòng. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
1. Chuột rút nhẹ và đầy hơi
Chuột rút nhẹ và đầy hơi có thể là dấu hiệu mang thai thành công hoặc là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt.
Ở phụ nữ mang thai, tử cung sẽ di chuyển xung quanh để tạo ra môi trường thuận lợi để bào thai phát triển. Điều này có thể dẫn đến các cơn chuột rút ở bụng tương tự như cảm giác bị kéo hoặc véo ở bụng.
2. Mất chu kỳ kinh nguyệt
Trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đặt vòng tránh thai thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc có thể bị mất 1 – 2 chu kỳ liên tục. Ngoài ra, nếu bạn đặt vòng tránh thai nội tiết, bạn có thể hoàn toàn không có chu kỳ kinh nguyệt.
Có khoảng 25% phụ nữ đặt vòng tránh thai nội tiết sẽ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt vòng. Do đó, mang thai với vòng tránh thai nội tiết thường không cao.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai chữ T, bạn có thể không bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Do đó, nếu bạn mất chu kỳ kinh nguyệt, điều này có thể là dấu hiệu mang thai.
3. Chảy máu cấy thai
Chảy máu cấy thai là có thể là dấu hiệu mang thai sớm nhất, có thể xảy ra trong 6 – 12 ngày kể từ ngày thụ tinh. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các đốm máu nhỏ khi trứng đã bám vào thành tử cung. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể bị chuột rút hoặc mệt mỏi nhẹ.
Nhiều phụ nữ nhầm lẫn các dấu hiệu máu cấy phôi thai và dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, âm đạo có thể bắt đầu tiết chất dịch màu trắng kèm, dày, không có mùi hôi và không gây ngứa rát. Đây là dấu hiệu tử cung đang chuẩn bị cho sự phát triển của phôi thai.
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể bị đau dây chằng tròn. Khi cơ thể cố gắng tăng lượng máu đến tử cung, dây chằng tròn sẽ căng ra và gây đau đớn, khó chịu, cơ thắt bên trong bụng.
4. Buồn nôn
Buồn nôn, mệt mỏi và cảm giác ốm nghén nói chung có thể là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất. Tình trạng buồn nôn thường phổ biến vào buổi sáng, tuy nhiên bạn có thể gặp tình trạng này bất cứ lúc nào trong ngày.
Nguyên nhân cụ thể gây ốm nghén vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng nồng độ hormone tăng cao trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng này. Cảm giác buồn nôn cũng có thể xuất hiện khi bạn ngửi mùi của một số loại thức ăn, khói thuốc lá hoặc các yếu tố khác trong môi trường sống.
5. Mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai là mệt mỏi hoặc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Điều này được gây ra bởi hormone thai kỳ, Progesterone. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng liên quan đến lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bắt đầu tăng sản xuất các tế bào máu để chuẩn bị cho thai kỳ.
Mệt mỏi có thể xảy ra ngay trong tuần đầu tiên sau khi thụ thai thành công và thường xuất hiện sau khi cháy máu báo thai.
6. Thay đổi ở ngực
Thay đổi ngực là một dấu hiệu mang thai phổ biến ở hầu hết các phụ nữ. Nếu bạn mang thai, ngực của bạn có thể trở nên mềm hơn và dễ bị kích thích hơn. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể cảm thấy ngực bị đau, sưng, nặng hơn, to hơn và có các thay đổi khác như quầng vú trở nên sẫm màu hơn.
7. Thay đổi nội tiết tố khác
Sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của các hormone khi mang thai có thể dẫn đến nhiều triệu chứng thai kỳ khác. Trong đó dấu hiệu phổ biến nhất là táo bón.
Táo bón thường xảy ra khi nồng độ progesterone tăng cao, điều này làm chậm quá trình duy chuyển của thức ăn trong ruột. Bên cạnh táo bón, một số phụ nữ mang thai khi đặt vòng có thể có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này thường bắt đầu vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng đau đầu nhẹ liên tục hoặc đau lưng mãn tính.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai sau khi đặt vòng tránh thai có thể bị chóng mặt và ngất xỉu. Tình trạng này thường liên quan đến việc giãn dây chằng tròn, hạ huyết áp và hạ đường huyết. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Đặt vòng vẫn mang thai có nguy hiểm không?
Có một số rủi ro và biến chứng liên quan đến việc mang thai khi đặt vòng tránh thai. Một số rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể nhiễm trùng, sinh non hoặc tăng nguy cơ tử vong. Cụ thể, các rủi ro và biến chứng phổ biến thường bao gồm:
1. Sẩy thai
Thông thường, phụ nữ có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai thường có nguy cơ sẩy thai tự nhiên cao hơn so với các phụ nữ khác. Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ đặt vòng tránh thai khoảng 40 – 50%, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Loại bỏ vòng tránh thai sớm trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, nguy cơ sẩy thai vẫn cao hơn rất nhiều so với phụ nữ thụ thai không đặt vòng.
2. Sinh non
Bên cạnh việc sẩy thai, mang thai khi đặt vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Cụ thể, những phụ nữ đặt vòng tránh thai có tỷ lệ sinh non cao gấp 5 lần những phụ nữ không đặt vòng.
Loại bỏ vòng tránh thai sớm có thể giảm nguy cơ sinh non, nhưng tỷ lệ vẫn cao hơn so với những phụ nữ khác.
3. Trọng lượng trẻ sơ sinh thấp
Trẻ sơ sinh nhẹ hơn 250 gram khi sinh được coi là nhẹ cân. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sinh non, phụ nữ mang thai với vòng tránh thai hoặc đối với các trường hợp sinh đôi, sinh ba.
Trẻ sinh nhẹ cân có thể gặp một số vấn đề về quá trình phát triển, biến chứng sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong do đột tử sơ sinh khi so với các trẻ khác. Cụ thể, một số biến chứng có thể bao gồm:
- Phổi hoặc các cơ quan khác kém phát triển
- Có vấn đề hệ hệ thống hô hấp, tiêu hóa, thần kinh
- Kém phát triển hoặc rối loạn mắt và tai bẩm sinh
- Cân nặng sơ sinh càng thấp nguy cơ biến chứng càng cao.
4. Mang thai ngoài tử cung
Những phụ nữ có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn so so với phụ nữ không đặt vòng. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai phát triển bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc khoang bụng.
Mang thai ngoài tử cung có thể gây tử vong nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, các rủi ro có thể bao gồm vỡ ống dẫn trứng, chảy máu khoang bụng gây viêm phúc mạc, sốc và mất mất nghiêm trọng.
Theo các một số thống kê, có 1 – 2% các trường hợp mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, có 3 – 4 % trường hợp tử vong liên quan đến thai kỳ do mang thai ngoài tử cung gây ra.
Do đó nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý phù hợp.
5. Nhiễm trùng màng ối
Nhiễm trùng màng ối hay viêm màng ối là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn xảy ra trước và trong khi chuyển dạ sinh con. Đây là tình trạng viêm các màng bao quanh thai như như màng đệm (màng ngoài) và màng tế bào sống (một túi chứa đầy các chất lỏng).
Nhiễm trùng thường được gây ra khi vi khuẩn ở âm đạo đi vào tử cung. E. coli, streptococci nhóm B và vi khuẩn kỵ khí là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm màng ối. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai sau khi đã đặt vòng tránh thai.
Viêm màng ối có thể dẫn đến sinh non hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng ở mẹ và bé. Do đó, bạn nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu viêm màng ối như:
- Sốt
- Tim đập loạn nhịp
- Đau ở tử cung
- Nước ối đổi màu hoặc có mùi hôi
6. Nhau bong non
Nhau bong non là một biến chứng phổ biến liên quan đến tình trạng mang thai sau khi đặt vòng tránh thai. Đây là tình trạng nhau thai tách một phần hoặc toàn bộ ra khỏi thành bên trong tử cung trước khi sinh. Điều này có thể dẫn đến giảm hoặc chặn nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến bào thai. Ngoài ra, điều này cũng gây chảy máu nặng ở người mẹ và tăng nguy cơ tử vong.
Nhau bong non không được điều trị kịp lúc có thể gây ảnh hưởng đến nhiều rủi ro nguy hiểm ở cả mẹ và bé. Do đó, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như:
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng
- Đau lưng
- Tử cung đau hoặc căng cứng
- Tử cung co thắt dữ dội
Đau bụng và đau lưng dữ dội nhưng không chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu máu bị kẹt ở tử cung. Điều này có thể gây vỡ nhau thai nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong trường hợp nhau bong non gây phá vỡ nhau thai chậm, điều này có thể dẫn đến chảy máu âm đạo nhẹ và không liên tục. Điều này có thể dẫn đến nước ối thấp và các biến chứng thai kỳ khác.
Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.
7. Phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh
Đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai nội tiết, việc mang thai có thể dẫn đến tình trạng phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh.
Nếu bạn mang thai sau khi sử dụng vòng tránh thai nội tiết, vòng tránh thai sẽ tiết ra hormone proestin vào tử cung. Nếu bạn tiếp tục thai kỳ, điều này dẫn đến một số tác dụng của hormone nội tiết đối với em bé sau khi chào đời. Mặc dù không rõ các nguy cơ ảnh hưởng lâu dài nhưng các tình trạng này không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp rất hiếm khi xảy ra, trẻ có thể bị tăng cường nam tính hóa cơ quan sinh dục bên ngoài.
Nên làm gì khi có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn mang thai khi đang đặt vòng tránh thai, bạn có thể thực hiện thử thai tại nhà. Nếu vòng tránh thai khiến bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngừng chu kỳ hoàn toàn, bạn nên đợi 1 -2 tuần sau khi nghi ngờ mang thai trước khi thực hiện xét nghiệm thử thai.
Trong hầu hết các trường hợp, que thử thai có kết quả chính xác đến 99%. Do đó nếu bạn xét nghiệm 1 vạch, có nghĩa là bạn không mang thai. Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ kết quả xét nghiệm không chính xác, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể.
Nếu bạn mang thai khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xử lý như:
1. Khi bạn muốn giữ thai
Mang thai với vòng tránh thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn, bao gồm mang thai ngoài tử cung hoặc gây ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản. Do đó, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục mang thai, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ vòng tránh thai.
Để loại bỏ vòng tránh thai, bác sĩ có thể kiểm tra vùng chậu loại bỏ vòng tránh thai nếu nhìn thấy.
Nếu không tìm thấy vòng tránh thai, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hoặc các xét nghiệm khác để loại bỏ vòng tránh thai an toàn.
2. Nếu bạn muốn chấm dứt thai kỳ
Trong trường hợp, mang thai với vòng tránh thai có nguy cơ cao hoặc khi bạn muốn chấm dứt thai kỳ, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng bạn có thể có dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai. Tình trạng này thường phổ biến trong vài ngày đầu sau khi đặt vòng tránh thai hoặc khi vòng tránh thai bị lệch ra khỏi vị trí. Nếu bạn có thai, hãy trao đổi với bác sĩ về các rủi ro để được hướng dẫn cách xử lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!