Dấu hiệu mang thai giả và thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Mang thai giả nghe thì có vẻ khó tin nhưng đây là hiện tượng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải, hiện tượng này có thể kéo dài hơn 9 tháng y như giai đoạn thai kỳ bình thường. Vậy mang thai giả là gì, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả ở đây không có nghĩa là giả mang thai, mang thai vì lợi ích hoặc ảo tưởng về thai kỳ. Hiện tượng mang thai giả có tên khoa học là pseudocyesis, chúng còn được gọi với cái tên khác là mang thai tưởng tượng. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ về những bất thường trong tâm sinh lý, chị em sẽ có các dấu hiệu tương tự như mang thai nhưng không xảy ra hiện tượng thụ thai và không có bào thai. Trong bảng phân loại các loại bệnh quốc tế lần 10 thì mang thai giả được xếp vào danh mục rối loạn tâm thần.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hiện tượng mang thai giả có thể được kích hoạt do một số yếu tố như thiếu giáo dục, nghèo đói, thói quen lạm dụng tình dục, gặp vấn đề trong các mối quan hệ,… Mang thai giả thường xuất phát từ tâm lý quá trông mong có con từ các ông bố bà mẹ, điều này đã tác động tiêu cực đến tâm lý của chị em và gây ra một số triệu chứng bất thường, điển hình là xuất hiện các biểu hiện giống mang thai.
Thống kê y khoa tại Mỹ cho thấy, trong 22.000 ca sinh nở sẽ có từ 1 – 6 trường hợp gặp phải triệu chứng mang thai giả. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở chị em phụ nữ mà chúng còn có thể bắt gặp ở các người chồng với tên gọi là hiện tượng mang thai đồng cảm. Lúc này các đấng mày râu sẽ phải đối mặt với các triệu chứng tương tự như chị em phụ nữ đang mang thai như buồn nôn, tăng cân, đau lưng,…
Hiện tượng mang thai giả xảy ra do đâu?
Chuyên gia cho biết, hiện tượng mang thai giả thường xảy ra ở chị em trong độ tuổi từ 30 – 40, phụ nữ đã từng bị sảy thai, bị vô sinh hiếm muộn hoặc chịu áp lực nhiều từ việc có con. Chúng xuất phát từ ham muốn có con mãnh liệt, điều này đã khiến chị em lầm tưởng mình có bầu khi có một số triệu chứng bất thường. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ khẳng định khoa học nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả, tuy nhiên chúng có thể xuất phát khi tâm lý chị em có các tác động tiêu cực.
– Về mặt tâm lý:
- Bác sĩ tâm lý cho rằng, mang thai giả thường xảy ra khi cơ thể người phụ nữ đang có sự mâu thuẫn lớn về cảm xúc. Khao khát có con mãnh liệt sẽ kích thích đến tâm lý của chị em, chính áp lực đã khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng và phát sinh ra các triệu chứng tương tự như mang thai nhưng thực sự không hề có.
– Về cơ chế sinh học:
- Mang thai giả có thể xảy ra nếu chị em bị căng thẳng stress quá mức, điều này sẽ khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng cao và phát sinh ra các triệu chứng tương tự mang thai như táo bón, chướng bụng, tăng cân,…
- Căng thẳng sẽ khiến chế độ ăn uống của chị em thay đổi bất thường, điều này sẽ làm cho cân nặng gia tăng mất kiểm soát và dẫn đến hiện tượng bụng to.
- Đối với những chị em bị u nang buồng trứng sẽ có triệu chứng bụng to bất thường, điều này cũng sẽ khiến chị em có nhầm lẫn về việc mang thai.
- Mắc các bệnh lý về gan mật gây tràn dịch trong ổ bụng cũng sẽ làm bụng to lên giống như đang mang thai. Tuy nhiên, đến khi làm xét nghiệm chuyên khoa sẽ không thấy hình ảnh của thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng mang thai giả
Các triệu chứng của hiện tượng mang thai giả rất giống với mang thai thật, chị em rất khó phân biệt thông qua thăm khám lâm sàng. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra, có đến 18% phụ nữ mang thai giả đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán là có thai ít nhất 1 lần. Các triệu chứng thường gặp khi bị mang thai giả là:
– Bụng phình to: Đa số các trường hợp bị mang thai giả đều cảm thấy bụng to hơn, đây là triệu chứng điển hình của hiện tượng này. Có từ 60 – 90% trường hợp mang thai giả gặp phải triệu chứng bụng phình to, điều này khiến chị em càng khẳng định mình mang thai, ăn nhiều hơn và bụng ngày càng to hơn.
– Rối loạn kinh nguyệt: Đây cũng là một trong những triệu chứng mang thai giả mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Áp lực về tâm lý khiến chị em bị căng thẳng, điều này sẽ kích thích sản sinh ra một số hormone gây rối loạn nội tiết tố và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
– Cảm giác thai máy: Do tâm lý quá mong muốn có con đã khiến chị em có cảm giác chuyển động của thai nhi bên trong cơ thể. Nhưng thực tế, đây chỉ là sự chuyển động của quá trình nhu động ruột tiêu hóa thức ăn.
– Dấu hiệu chuyển dạ: Thống kê cho thấy, có khoảng 1% chị em phụ nữ gặp phải triệu chứng chuyển dạ khi đang gặp phải hiện tượng mang thai giả. Lúc này, chị em sẽ có triệu chứng đau bụng từng cơn, đặc biệt là vào thời điểm nghĩ rằng bản thân đã mang thai đủ tháng.
– Ngực to lên: Ngực to lên và căng tức cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở các chị em bị mang thai giả, một vài trường hợp còn bị chảy sữa non khi vùng ngực bị kích thích. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể gây ra.
– Tiền sản giật hoặc co thắt: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiền sản giật hoặc co thắt khi mang thai giả là do sự co thắt bất thường của mạch máu tại các cơ quan nội tạng khiến máu không được lưu thông, hiện tượng này còn gọi là nội mạch còn phù giày. Ba triệu chứng điển hình của tiền sản giật là cao huyết áp, bị phù cơ thể, nước tiểu chứa Albumin.
– Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên thì chị em còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như thay đổi thói quen ăn uống (thèm ngọt hoặc thèm chua), mệt mỏi vào buổi sáng sớm, màu sắc đầu ti thay đổi, tăng cân, tử cung mở rộng,…
Các triệu chứng mang thai giả ở trên có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán chính xác là bản thân có thai hay không.
Cách chẩn đoán hiện tượng mang thai giả
Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, để biết chính xác bản thân đang mang thai hay chỉ là gặp phải triệu chứng mang thai giả thì bạn nên đến thăm khám và làm kiểm tra chuyên khoa. Nếu gặp phải tình trạng mang thai giả thì bạn sẽ có kết quả kiểm tra sau đây:
- Siêu âm không thấy thai nhi và không có tim thai
- Làm xét nghiệm nước tiểu khi thấy tử cung to và mềm hơn, kết quả thu được là âm tính mang thai.
Các dấu hiệu mang thai cũng có thể xảy ra khi chị em bị ung thư, béo phì hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu nghi ngờ người bệnh đang gặp phải các bệnh lý ở trên thì bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có các phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp xử lý khi có triệu chứng mang thai giả
Hiện tượng mang thai giả xảy ra khi chị em bị áp lực lớn từ tâm lý dẫn đến rối loạn về thần kinh cảm xúc, điều này đã gây ra một số triệu chứng bất thường về bên trong lẫn bên ngoài ở các chị em. Mang thai giả không được xếp vào hàng bệnh lý, hiện tượng này xảy ra do ảnh hưởng từ tâm lý nên không cần phải tiến hành điều trị chuyên khoa, việc làm cần thiết lúc này là đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn điều trị.
Mang thai giả xuất phát từ tâm lý mong muốn có con quá mức ở các chị em, vì thế khi phát hiện bản thân không mang thai khiến chị em cảm thấy rất thất vọng. Bên cạnh việc thực hiện trị liệu tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ, người thân trong gia đình cũng nên nhẹ nhàng khuyên nhủ giúp người bệnh giải tỏa được trạng thái căng thẳng và khôi phục tâm lý một cách tốt nhất. Người chồng cũng có vai trò rất quan trọng, lúc này bạn nên theo sát để động viên vợ, điều này sẽ giúp việc mang thai diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Nếu bạn đang bị vô sinh hiếm muộn và gặp một số triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp chuyên gia hiếm muộn để được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp khoa học để nâng cao khả năng mang thai. Để phòng tránh nguy cơ mang thai giả, chị em không nên quá lo lắng vào chuyện mang thai. Hãy luôn giữ cho tinh thần ổn định và thoải mái, duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tìm được niềm đam mê trong cuộc sống,.. Điều này sẽ giúp tâm lý của chị em trở nên ổn định và việc thụ thai diễn ra cũng dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng mang thai giả mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Để đảm bảo chính xác bản thân có đang mang thai hay không thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp mang thai giả do tâm lý gây ra bạn sẽ được hướng dẫn điều chỉnh lại tâm trạng giúp cải thiện dứt điểm tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!