Đau bụng kinh kéo dài có nguy hiểm không? Cách xử lý

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến nhưng chị em hãy cẩn trọng nếu cơn đau kéo dài bất thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý cần được quan tâm điều trị sớm. Nếu không sớm can thiệp kịp thời và đúng cách thì sức khỏe và chức năng sinh sản có thể bị đe dọa.

đau bụng kinh kéo dài
Hãy cẩn trọng nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài bất thường

Đau bụng kinh kéo dài – Nguyên nhân do đâu?

Đau bụng kinh là tình trạng dễ gặp vào trước và trong kỳ đèn đỏ. Cơn đau thường kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp tình trạng này kéo dài hơn. Mức độ đau dữ dội nhất thường sẽ rơi vào ngày có lượng máu kinh ra nhiều nhất.

Đau bụng kinh có thể tự thuyên giảm dần sau khi kỳ hành kinh kết thúc mà không cần can thiệp điều trị. Nhưng cơn đau dữ dội và kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Nhiều trường hợp nó còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng.

Tình trạng đau bụng kinh kéo dài có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

Thu Phương (Quốc Oai, Hà Nội) mỗi khi đến tháng cô bé không thể làm nổi việc gì do đau bụng kinh, số ngày kinh kéo dài, thường xuyên phải nghỉ học. Tuy nhiên, sau những liệu trình điều trị với bài thuốc thảo dược giờ đây cô bé đã có vòng kinh ổn định, là mẹ của một nhóc tì xinh xắn và có cuộc sống hạnh phúc.

1. Trường hợp đau bụng kinh nguyên phát

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì hàm lượng hormone prostaglandin trong máu tăng lên. Đây chính là yếu tố gây viêm và đau. Cùng với đó, tử cung cũng phải tăng cường hoạt động co bóp để đẩy máu kinh cùng với niêm mạc tử cung ra ngoài.

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài số ngày khác nhau. Tuy nhiên, đau bụng kinh kéo dài do yếu tố nguyên phát thì sẽ có xu hướng cải hiện theo độ tuổi, sau khi kết hôn hay sinh đẻ.

2. Đau bụng kinh do cơ chế thụ cảm thể

Bình thường tại niêm mạc, mạch máu và các cơ tử cung sẽ tồn tại rất nhiều các thụ cảm thể. Chúng làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương.

Khi có xuất hiện bất thường hay bất cứ chèn ép nào thì các cơ quan này sẽ kích thích thụ cảm thể. Từ đó khiến não bộ cảm nhận được cơn đau và thông báo cơn đau cho cơ thể.

3. Trường hợp đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào

Các cơ quan như niêm mạc, mạch máu, cơ tử cung đều sẽ được duy trì hoạt động ở một mức pH ổn định. Khi có những bất thường phát sinh, nhất là viêm nhiễm sẽ làm acid hóa môi trường ngoại bào. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài.

đau bụng kinh kéo dài do đâu
Tình trạng viêm kích hoạt ở phần phụ có thể gây ra những cơn đau bụng kinh kéo dài

4. Các trường hợp đau bụng kinh thứ phát

Trường hợp đau bụng kinh thứ phát thường ít gặp hơn. Cơn đau có thể kích hoạt ngoài kỳ hành kinh. Thông thường nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý.

Tình trạng này thường liên quan tới tuổi tác, phổ biến hơn ở phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Các bệnh lý có khả năng gây đau bụng kinh thứ phát bao gồm u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm phần phụ…. Hầu hết ở các trường hợp này thì cơn đau bụng kinh đều có xu hướng kéo dài.

Đau bụng kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Để nhận định tình trạng đau bụng kinh kéo dài có nguy hiểm hay không thì trước hết phải nắm bắt được nguyên nhân gây ra nó. Nếu chỉ là cơn đau nguyên phát thì hầu như không gây nguy hiểm. Nó chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt thường ngày. Và điều này cũng sẽ gián tiếp tác động xấu tới sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đau bụng kinh kéo dài trong nhiều trường hợp còn do nguyên nhân bệnh lý. Thường gặp nhất là các bệnh sản phụ khoa. Lúc này, cần hết sức cẩn trọng bởi các biến chứng nguy hiểm rất dễ xảy ra. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Tìm hiểu về một số bệnh lý nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng kinh kéo dài:

1. Lạc nội mạc tử cung

Bệnh lý này có biểu hiện khá đặc trưng là những cơn đau bụng kinh kéo dài. Các mảng nội mạc tử cung đi lạc sẽ rất dễ lấn ra ngoài ống dẫn trứng. Từ đó gây tắc nghẽn. Máu không được tuần hoàn và tinh trùng cũng rất khó đi qua ống dẫn trứng để có thể tiếp cận với noãn nang và thụ tinh.

Hơn nữa, khi bị lạc nội mạc thì hệ miễn dịch đôi khi còn lầm tưởng phôi thai là tế bào lạ. Và sẽ đào thải ra ngoài và dễ dẫn tới tình trạng sảy thai. Vì vậy nếu gặp phải cơn đau bụng kinh kéo dài với mức độ dữ dội thì bạn hãy thận trọng với bệnh lý này.

2. Chít hẹp cổ tử cung

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt nếu cổ tử cung bị hẹp thì sẽ khiến cho máu kinh bị tắc nghẽn và gây viêm đau. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cơn đau kéo dài nhiều ngày hơn bình thường.

Ngoài ra, nó còn khiến cho tử cung dễ bị nhiễm trùng. Hơn nữa nội mạc cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến lạc nội mạc tử cung. Cổ tử cung bị chít hẹp còn làm giảm lượng dịch nhầy được tiết ra. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời tinh trùng cũng khó di chuyển, dễ bị hết khi tìm đến buồng trứng.

Hơn nữa, các biện pháp thụ tinh hay điều trị vô sinh cũng sẽ trở nên khó khăn hơn trong trường hợp cổ tử cung quá hẹp. Tình trạng này dễ dẫn đến sảy thai do mô tử cung bị ảnh hưởng và không thể bảo vệ bào thai.

3. Bệnh lý buồng trứng

Một số bệnh lý liên quan tới buồng trứng cũng thường gây ra những cơn đau bụng kinh kéo dài. Điển hình như viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng…

Đây đều là những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nữ giới. Buồng trứng bị ảnh hưởng sẽ gây ra những thay đổi về nội tiết cũng như khả năng rụng trứng. Từ đó khiến cho quá trình thụ thai khó xảy ra.

đau bụng kinh kéo dài nguy hiểm không
Đau bụng kinh kéo dài có thể là hệ quả của các bệnh lý ở buồng trứng

4. U xơ tử cung

U xơ tử cung nếu sớm phát hiện và can thiệp thì sẽ không quá nguy hiểm và ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn về kích thước hoặc trở thành ác tính thì sẽ rất nguy hiểm.

Lúc này nó có thể biểu hiện là những cơn đau bụng dưới dữ dội, kéo dài nhất là trong kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là đau vùng chậu, bí tiểu, suy thận, táo bón, đại tiện ra máu…

Trường hợp bị u xơ tử cung vào đúng thời kỳ mang thai thì sẽ nguy hơn rất nhiều. Có thể gây sảy thai hay sinh non, nhất là khi khối u xuất hiện ở vị trí ngay dưới niêm mạc.

5. Bệnh vùng chậu mãn tính

Viêm vùng chậu là bệnh lý thường gặp ở phái nữ. Và nó có thể được cảnh báo thông qua sự kích hoạt của các đơn đau bụng kinh kéo dài. Cảm giác đau thường dữ dội và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống thường ngày.

Bệnh lý này được nhận định là nghiêm trọng do ảnh hưởng nhiều tới cơ quan sinh dục nữ. Để lâu có thể chuyển biến mãn tính và gây sẹo cho ống dẫn trứng, buồng trứng. Từ đó khiến việc mang thai gặp khó khăn. Hơn nữa còn có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung.

6. Ung thư cổ tử cung

Đây được cho là bệnh lý nghiêm trọng nhất liên quan tới tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tại cổ tử cung phát triển loạn sản quá mức và trở thành ác tính.

Nếu phát hiện muộn, nhiều trường hợp có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung hay phải xạ trị. Điều này có thể gây mất chức năng của tử cung và buồng trứng. Từ đó làm suy giảm chức năng tình dục và gây vô sinh ở nữ giới.

Trường hợp không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển nặng. Lúc này nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh. Nhất là khi bệnh di căn tới các cơ quan khác như phổi, thận, gan, tim, xương…

Cách xử lý khi bị đau bụng kinh kéo dài

Tình trạng đau bụng kinh kéo dài dù là do nguyên nhân nào gây ra thì cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của phái nữ. Sẽ nghiêm trọng hơn nếu nó liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Vì vậy cần biết cách xử lý để hạn chế những tác động xấu.

1. Thăm khám và điều trị y tế

Trường hợp cơn đau kéo dài bất thường với mức độ dữ đội thì tốt nhất bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Đặc biệt là khi bị đau ngoài kỳ hành kinh.

Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Có thể là kê toa thuốc hay cân nhắc can thiệp ngoại khoa trong các trường hợp cần thiết.

xử lý khi bị đau bụng kinh kéo dài
Khi bị đau bụng kinh kéo dài ở mức dữ dội hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ

– Các loại thuốc được sử dụng có thể là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen… là những loại được kê toa phổ biến. Còn nếu bị đau kéo dài và quá nghiêm trọng thì các thuốc giảm đau chống co thắt hay thuốc giảm đau gây nghiện sẽ được cân nhắc.
  • Thuốc trị mất ngủ: Được chỉ định khi tình trạng đau bụng kinh kéo dài ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Thuốc an thần, viên uống bổ sung melatonin, thuốc chống trầm cảm là những loại thường dùng.
  • Thuốc kháng sinh: Sẽ được chỉ định khi cơn đau kéo dài là do hệ quả của viêm nhiễm. Thường gặp là tình trạng viêm phần phụ mãn tính. Nhóm thuốc này có tác đụng kiểm soát hoạt động và tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm men gây viêm.

– Các thủ thuật ngoại khoa được dùng có thể là:

  • Phẫu thuật loại bỏ u xơ
  • Bóc tách lạc nội mạc tử cung
  • Nong cổ tử cung
  • Xạ trị tế bào ung thư

2. Các giải pháp giảm đau tại nhà

Việc áp dụng các giải pháp giảm đau tại nhà sẽ đáp ứng tốt trong trường hợp bị đau bụng kinh nguyên phát kéo dài. Còn nếu là do bệnh lý thì cách này cũng sẽ hỗ trợ khắc phục triệu chứng rất tốt. Các giải pháp bao gồm:

– Chườm ấm:

Nhiệt độ cao vừa đủ từ túi chườm có thể tác động tốt tới cơn đau. Ngoài ra sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ trơn tử cung. Chỉ cần cho 1 ít nước ấm khoảng 60 – 70 độ vào túi chườm rồi áp đều lên vùng bụng dưới. Chườm khoảng 15 phút sẽ thấy kết quả giảm đau rõ rệt.

– Uống trà gừng:

Đây cũng là giải pháp giúp làm giảm cơn đau bụng kinh kéo dài rất đơn giản. Trà gừng có chứa hàm lượng cao hoạt chất Cineol. Đây là thành phần có khả năng ức chế dẫn truyền cơn đau tới hệ thần kinh trung ương. Đồng thời rất hữu ích với chất lượng giấc ngủ.

Hoạt chất Zingerone và Gingerol dồi dào trong trà gừng còn ức chế tổng hợp prostaglandin. Điều này rất quan trọng với quá trình điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Với trà gừng, nên uống khi còn ấm để nhận được hiệu quả tốt nhất.

giảm đau bụng kinh kéo dài
Có thể uống trà gừng ấm để kiểm soát tạm thời cơn đau, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống

– Xoa bóp vùng bụng dưới:

Giải pháp này có tác dụng cải thiện hiệu quả tuần hoàn máu. Đồng thời có khả năng tác động tích cực tới hoạt động co thắt của cơ trơn tử cung. Từ đó cải thiện được cơn đau nghiêm trọng và kéo dài.

Để nâng cao hiệu quả hãy thoa lên da vài ba giọt tinh dầu quế hay tràm trà trước khi xoa bóp. Chỉ cần dùng tay massage thật nhẹ nhàng theo chuyển động tròn khoảng 15 – 20 phút.

3. Chăm sóc và dự phòng

Các chuyên gia cho biết, các biện pháp chăm sóc tại nhà có ý nghĩa quan trọng với việc khắc phục tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Chăm sóc tốt có thể làm giảm tần suất xuất hiện của cơn đau và hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị các bệnh lý liên quan.

Cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc sau:

  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần. Ngoài việc dùng nước sôi ấm thì có thể uống nước ép rau củ quả tươi, sinh tố hay sữa chua uống.
  • Sinh hoạt điều độ với giờ giấc ổn định. Tuyệt đối không làm việc quá sức, thức khuya hay ngủ ít. Nên đi ngủ trước 11 giờ tối và đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 6 – 7 tiếng đồng hồ.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Vệ sinh 1 – 2 lần mỗi ngày. Nên lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ có độ pH cân bằng.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng. Các giải pháp như nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách, viết nhật kí… sẽ rất hữu ích.
  • Điểu chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm giàu Omage-3… Đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị cay nóng. Tuyệt đối không uống rượu bia và hút thuốc lá.
  • Dành ra mỗi ngày ít nhất 30 – 40 phút cho hoạt động thể chất. Cần lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng và tác động toàn diện tới cơ thể.

Chị em phụ nữ tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Ngoài nguyên nhân nguyên phát thì cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Hãy theo dõi và sớm thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Hành trình của một cô gái khi bước vào đời cần rất nhiều thứ, đó có thể là tri thức của 12 năm đèn sách, sự tự tin, hoặc những kỹ năng sống cực kỳ hữu dụng được chia sẻ từ cha mẹ, từ các bậc tiền bối. Đối với Tuệ Lâm, một món quà quý giá mà mẹ đã dành cho bạn chính là sự đồng hành, thấu hiểu và giúp đỡ cùng đi qua những năm tháng mệt mỏi vì rối loạn kinh nguyệt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *