Đau Bụng Kinh Nên Uống Nước Gì? 10 Loại Đỡ Đau Nhanh

Một số thức uống có thể giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bạn trong những ngày “đèn đỏ”. Thế nhưng không phải ai cũng biết đau bụng kinh nên uống nước gì để giảm đau nhanh. Để lý giải thắc mắc này, Chuyên trang Vhea đã tham vấn thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam, mời chị em cùng theo dõi.

Đau bụng kinh nên uống nước gì?

Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, đau bụng kinh chỉ sự xuất hiện của những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ trước và trong những ngày hành kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh như: Do các cơ trơn trong tử cung co thắt quá mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài, cổ tử cung hẹp làm ứ trệ máu kinh hoặc do ăn nhiều đồ lạnh, thức ăn cay nóng trong ngày “đèn đỏ”. Đôi khi, tình trạng đau bụng kinh còn là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng ở vùng chậu, bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc có khối u trong buồng trứng, tử cung.

Ở một số trường hợp, cơn đau bụng kinh chỉ thoáng qua, âm ỉ và hơi khó chịu nhưng cũng có người bị đau bụng dưới dữ dội khiến mỗi kỳ kinh của họ đều là nỗi ám ảnh.

Nếu cơn đau bụng kinh không quá nghiêm trọng, chị em có thể sử dụng các loại nước uống dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Đau bụng kinh nên uống nước ấm

Sử dụng nước đun sôi để nguội còn hơi âm ấm là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho người bị đau bụng kinh khi muốn bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Nước ấm có tác dụng làm giãn nở mạch máu, đảm bảo cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, việc uống nước ấm còn giúp giảm trạng thái căng thẳng ở các cơ trơn, qua đó giảm co bóp tử cung. Điều này có thể giúp cải thiện được đáng kể những cơn đau bụng kinh khó chịu ở vùng bụng dưới.

đau bụng kinh nên uống nước gì
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện đáng kể cơn đau bụng kinh

Đối với các trường hợp bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, cơn đau có thể được xoa dịu sau 5 – 10 phút uống nước ấm. Điều quan trọng là người bệnh phải biết uống bổ sung nước ấm sao cho đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi uống nước ấm, người bị đau bụng kinh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Duy trì uống từ 2 – 3 lít nước ấm mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước và giúp máu kinh được đào thải ra ngoài dễ dàng mà không gây đau bụng.
  • Chia lượng nước trên ra uống làm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi cơn đau bụng xuất hiện.
  • Mỗi lần uống ít một. Không nên uống quá nhiều nước ấm cùng lúc khiến thận bị quá tải
  • Nhiệt độ nước uống dao động từ 25 – 30 độ C là phù hợp với thân nhiệt của cơ thể. Uống nước quá lạnh hay quá nóng đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày, không tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung nhiều nước hơn khi cơ thể ra nhiều mồ hôi hoặc hoạt động thể chất mạnh. Tránh để cơ thể bị mất nước khiến cơn đau bụng kinh càng trở nên nghiêm trọng.

2. Giảm đau bụng kinh với trà hoa cúc

Nếu đang thắc mắc đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau thì bạn hãy nghĩ đến trà hoa cúc. Loại trà này được các mẹ, các chị sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chống lại tình trạng đau bụng kinh.

Trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng an thần. Đặc tính này có thể giúp làm thư giãn các dây thần kinh, giảm co thắt cơ trơn ở tử cung, đồng thời ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau về não bộ. Nhờ vậy, chị em có thể giảm thiểu được đáng kể cơn đau bụng kinh.

Sử dụng 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày còn giúp phái đẹp giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Thức uống này đặc biệt giàu chất chống oxy hóa apigenin có tác dụng làm giảm các chứng viêm trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư phụ khoa, cải thiện sức đề kháng và kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ.

Đơn giản nhất, chị em chỉ cần dùng hoa cúc hãm với nước sôi uống nguyên chất. Để làm tăng hương vị thơm ngon cho món trà, có thể kết hợp thêm vào một chút mật ong nguyên chất hoặc cỏ ngọt.

Cách pha trà hoa cúc giảm đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: Hoa cúc khô 3 gram, 5ml mật ong
  • Hoa cúc đem rửa qua với nước cho sạch tạp chất
  • Bỏ nguyên liệu đã ráo nước vào ấm, chế một ít nước sôi vào lắc đều rồi gạn bỏ nước này đi
  • Tiếp tục đổ thêm khoảng 250 ml nước sôi vào và đậy nắp ấm trà lại
  • Ủ trà trong khoảng 15 phút rồi vớt bỏ bã, thêm mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức khi trà còn ấm.
  • Nếu không thích dùng mật ong, bạn có thể thay thế bằng một ít cỏ ngọt hoặc vài lát cam thảo để tạo vị ngọt tự nhiên cho trà.

3. Hết đau bụng kinh với nước chè xanh

Chè xanh cũng là một trong những thức uống người bị đau bụng kinh không nên bỏ qua. Thành phần polyphenol cùng hoạt chất EGCG là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng phụ khoa trong những ngày hành kinh. Uống nước chè xanh đều đặn hàng ngày còn giúp phái đẹp giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung, đồng thời giảm nhẹ các cơn đau tức khó chịu ở vùng bụng dưới khi có kinh.

đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau
Để đỡ đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ, chị em nên uống nước chè xanh

Sở dĩ, nước chè xanh có thể giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh là nhờ có những tác dụng như sau:

  • Các thành phần vitamin B, C, saponin triterpen, carotene hay acid oxalic được tìm thấy trong lá chè xanh có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của các cơ co bóp trong tử cung. Điều này có thể giúp cơn đau bụng kinh thuyên giảm dần.
  • Uống 2 – 3 tách nước trà xanh ấm thay thế cho một phần nước lọc trong ngày cũng giúp đảm bảo cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, chống ứ kinh – một trong những nguyên nhân gây đau bụng trong ngày “đèn đỏ”.

Cách pha nước chè xanh

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá chè xanh bánh tẻ, ấm pha trà ( hoặc ấm đun nước)
  • Rửa sạch lá chè, vò nhẹ cho lá hơi nhàu
  • Bỏ chè vào trong ấm, tráng qua một lượt nước sôi rồi tiếp tục đổ thêm một lần nước nữa vào.
  • Đậy nắp ấm để 15 phút cho các hoạt chất có trong lá chè hòa tan hết vào trong nước. Lúc này nước sẽ chuyển sang màu vàng nhạt và có mùi thơm đặc trưng của lá chè xanh.
  • Uống nguyên chất hoặc thêm mật ong và canh vào uống tùy khẩu vị.
  • Nếu không muốn chờ đợi lâu, có thể đun sôi nước rồi cho lá chè trực tiếp vào trong ấm và tiếp tục nấu thêm 5 phút nữa là uống được ngay.

Khi uống nước chè xanh cần lưu ý:

  • Không dùng nước chè thay thế hoàn toàn cho nước lọc
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 2 – 3 cốc nước chè, không uống quá nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
  • Không uống nước chè khi đang đói bụng hoặc uống ngay sau khi ăn. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.
  • Nước chè hâm đi hâm lại sẽ mất đi màu vàng xanh đặc trưng và có thể phát sinh độc tố cho cơ thể. Vì vậy, chị em nên uống hết nước chè xanh trong vòng vài tiếng sau khi pha.

4. Giảm đau bụng kinh nhờ uống trà gừng

Trà gừng là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc đau bụng kinh nên uống nước gì. Là một loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong gian bếp nhưng gừng còn được biết đến như một vị thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên cho cơ thể.

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, gừng có khả năng giảm đau không thua kém so với các thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid (NSAID). Tác dụng này có được là nhờ các thành phần dược chất b-zingiberen, geraniol và borneol được tìm thấy nhiều trong gừng. Những chất này không chỉ giúp hỗ trợ xoa dịu cơn đau bụng kinh mà còn thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm đau lưng khi hành kinh.

Ngoài ra, tính ấm của gừng còn được xem là vũ khí hữu hiệu đế chống lại tình trạng ứ huyết trong ngày đèn đỏ. Thảo dược này có thể giúp tán huyết ứ, tạo điều kiện cho máu kinh được đào thải ra ngoài một cách đều đặn. Các trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém tiêu hóa, căng thẳng trong ngày “đèn đỏ” cũng có thể sử dụng trà gừng để khắc phục.

Cách pha trà gừng uống giảm đau bụng kinh:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc xắt nhỏ hình hạt lựu.
  • Bỏ gừng vào trong một cái ly hoặc ấm hãm trà chuyên dụng có nắp đậy kín
  • Thêm lượng nước sôi vừa đủ vào và để trong 15 – 20 phút
  • Rót trà gừng ra uống dần mỗi ngày 2 – 3 cốc nhỏ. Dùng tốt nhất khi trà còn ấm.

Trà gừng nguyên chất thường có vị cay nhẹ. Để dễ uống hơn, chị em có thể pha thêm chút đường nâu hoặc mật ong. Tránh uống trà gừng khi đang bị nóng trong, nhiệt miệng, táo bón, bệnh trĩ hoặc có rối loạn chảy máu.

5. Nước ép cà rốt

Sử dụng nước ép cà rốt trong ngày đèn đỏ chính là một giải pháp đơn giản để chống lại cơn đau bụng kinh khó chịu, ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.

Sở dĩ, uống nước ép cà rốt có thể giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh là nhờ chứa hàm lượng sắt phong phú. Sắt là loại khoáng tố không thể thiếu cho quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, giúp cơ thể bổ sung kịp thời lượng máu đã mất trong những ngày hành kinh.

Đặc biệt, nước ép cà rốt còn cung cấp lượng vitamin A cao hơn hẳn so với các loại thức uống khác. Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin A không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn góp phần kiểm soát tốt lưu lượng máu, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên.

đau bụng kinh nên uống nước cà rốt
Nước ép cà rốt bổ sung nhiều sắt và vitamin A giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh

Cách làm nước ép cà rốt

  • Chuẩn bị 150g cà rốt
  • Đem cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ
  • Bỏ cà rốt vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua rây lấy nước cốt. Hoặc ép lấy nước trực tiếp nếu trong nhà có máy ép.
  • Duy trì uống mỗi ngày 1 ly trong thời gian bị đau bụng kinh

Cách sử dụng nước ép cà rốt tốt nhất là uống nguyên chất. Chị em cũng có thể cho thêm một chút đường hoặc sữa đặc nhưng không nên quá ngọt. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nặng cơn đau bụng kinh.

6. Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng nước sắc cây ích mẫu

Ích mẫu là cây thuốc nam thường được dân gian sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh cho phụ nữ. Chiết xuất từ loại cây này cũng được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc từ thảo dược.

Uống nước sắc từ cây ích mẫu có tác dụng điều kinh, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu ở vùng chậu, chống ứ huyết, ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông do kinh nguyệt tạo thành. Đồng thời loại nước này cũng giúp làm giảm cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới trong những ngày hành kinh.

Cách dùng nước sắc cây ích mẫu giảm đau bụng kinh:

  • Mỗi ngày, lấy 1 nắm lá ích mẫu tươi đem rửa sạch
  • Đun sôi 400 ml nước rồi cho lá ích mẫu vào tiếp tục sắc trên lửa nhỏ cho thuốc cô đặc còn 200ml.
  • Gạn ra, để thuốc nguội còn khoảng 30 độ, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ngoài các cách trên, cây ích mẫu còn được kết hợp với các thảo dược khác như củ hương phụ (củ gấu) hay lá ngải cứu làm thuốc sắc uống giúp mang lại hiệu quả điều trị đau bụng kinh tốt hơn.

7. Đau bụng kinh nên uống nước nha đam

Thêm một gợi ý hữu ích cho thắc mắc “đau bụng kinh nên uống nước gì để giảm đau nhanh” đó chính là nước nha đam – một thức uống giải khát quen thuộc trong những ngày hè nóng nực.

Phụ nữ uống nước nha đam có tác dụng điều hòa thân nhiệt, trị nóng trong, ổn định nồng độ hormone nữ trong cơ thể. Từ đó giúp kinh nguyệt ra đều đặn, hạn chế tình trạng trễ kinh, tắc kinh, đau bụng khi tới tháng.

Ngoài ra, thường xuyên sử dụng nước nha đam còn mang đến nhiều lợi ích cho phái đẹp như:

  • Làm đẹp da
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Chống táo bón
  • Giảm nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa và các chứng viêm trong cơ thể

Mặc dù tốt nhưng người bị đau bụng kinh có kèm theo vấn đề về đường tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phụ nữ đang cho con bú và người mới được làm phẫu thuật không nên uống nước nha đam.

đau bụng kinh nên uống nước nha đam
Uống nước nha đam có tác dụng điều hòa nội tiết tố, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ

Cách nấu nước nha đam giòn ngon và không đắng nhớt:

  • Chuẩn bị: 500g nha đam, 4 lá dứa, 200g đường phèn, 1 lít nước
  • Nha đam gọt vỏ, lấy thịt bên trong đem cắt thành những khối vuông nhỏ, bóp muối và xả nước vài lần. Trụng qua nước sôi rồi đem ngâm với đá để giữ được độ giòn tự nhiên.
  • Đun sôi lượng nước đã chuẩn bị cùng với lá dứa và đường phèn
  • Tiếp tục cho nha đam vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa
  • Để nha đam nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể dùng được trong 2 ngày liền.
  • Uống nước và ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt hơn

8. Khắc phục cơn đau bụng kinh bằng các thức uống từ nghệ

Nếu đang tìm kiếm một loại thức uống có thể giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh, phái đẹp hãy nghĩ đến nước uống có sử dụng nghệ, chẳng hạn như sữa nghệ hay nước nghệ mật ong.

Các thức uống từ nghệ đặc biệt tốt cho người đang bị rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện đau bụng kinh, tắc kinh nhờ vào khả năng kích thích lưu thông máu, cân bằng nội tiết tố nữ. Ngoài ra, sử dụng nước nghệ còn giúp giảm viêm phụ khoa, đồng thời, điều chỉnh hoạt động co bóp của các cơ trơn trong tử cung, đẩy lùi cơn đau bụng kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Cách pha chế sữa nghệ:

  • Chuẩn bị: 250ml sữa tươi, 2 thìa bột nghệ hoặc tinh bột nghệ
  • Bỏ sữa vào nồi đun trên bếp hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng
  • Thêm nghệ vào, quậy đều tay đến khi nghệ không còn bị vón cục
  • Uống mỗi ngày 1 – 2 ly khi bị đau bụng kinh

Cách làm nước nghệ mật ong giảm đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: 2 thìa bột nghệ, 6ml mật ong nguyên chất, 200ml nước ấm
  • Pha nghệ với nước ấm cho bột tan hoàn toàn rồi thêm mật ong vào, khuấy đều.
  • Uống từ từ từng chút một

9. Uống nước sắc lá ngải cứu giảm đau bụng kinh

Uống nước sắc lá ngải cứu có tác dụng làm ấm bụng, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong những ngày hành kinh. Điều này có thể giúp chị em giảm thiểu được đáng kể cơn đau bụng kinh một cách an toàn mà không phải sử dụng đến các loại thuốc giảm đau có hại trong tây y.

So với các loại nước khác, nước sắc từ lá ngải cứu khó uống hơn do có vị hơi đắng. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì không hề thua kém. Ngải cứu thậm chí còn là vị thuốc trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt được y học cổ truyền tin dùng.

đau bụng kinh nên uống nước sắc từ lá ngải cứu
Nước sắc từ lá ngải cứu được xem là phương thuốc giảm đau bụng kinh tự nhiên cho phái đẹp

Cách sắc lá ngải cứu giảm đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: 6 – 12g lá ngải cứu đã được phơi khô. Nếu sử dụng thảo dược tươi thì dùng gấp đôi liều lượng.
  • Bỏ nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị vào trong ấm, thêm 500ml nước vào sắc cùng.
  • Khi nước sôi, điều chỉnh cho lửa nhỏ lại, nấu thêm 10 phút nữa
  • Chia nước sắc ngải cứu thành 3 phần đều nhau uống sau các bữa ăn chính khoảng 1 tiếng.
  • Sử dụng cho đến khi cơn đau dứt hẳn. Ngoài ra, trước mỗi chu kỳ hành kinh khoảng 1 tuần, chị em cũng có thể uống nước sắc lá ngải cứu một đợt khoảng 5 ngày để kinh nguyệt ra đúng ngày và giảm thiểu nguy cơ bị đau bụng kinh.

10. Đau bụng kinh nên uống trà quế mật ong

Cuối cùng, khi nhắc đến thắc mắc đau bụng kinh nên uống nước gì thì chúng ta không thể không đề cập đến trà quế mật ong. Đây là thức uống lý tưởng dành cho nữ giới, những người thường xuyên phải chịu đựng cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới trong ngày đèn đỏ hoặc người đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Quế là một loại thảo dược có tính ấm. Nó giúp chống ứ trệ máu kinh, làm ấm bụng, giảm đau bằng cách chống co thắt tử cung. Cùng với đó, các thành phần chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quế như polyphenol, oregano, còn có tác dụng bảo vệ buồng trứng, tử cung, vùng chậu khỏi viêm nhiễm, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan này.

Để tận dụng được những đặc tính tốt từ quế, dân gian thường sử dụng thảo dược này pha trà uống. Mật ong được thêm vào không chỉ giúp làm tăng hương vị cho trà mà còn có tác dụng cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung năng lượng, giúp phái đẹp bớt mệt mỏi trong ngày hành kinh.

Cách pha trà quế mật ong

  • Chuẩn bị: Vài lát vỏ quế khô (hoặc bột quế), 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Bỏ thanh quế vào trong ấm chế nước sôi vào hãm trong 20 phút
  • Sau đó, tiếp tục cho thêm mật ong vào, trộn đều
  • Rót uống vài lần cho hết

Thuốc Đông y – giải pháp toàn diện cho đau bụng kinh

Những thức uống ở trên thích hợp cho người bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chị em có thể uống nước kết hợp với một số cách giảm đau bụng kinh tự nhiên khác như chườm nóng, sử dụng các bài thuốc dân gian để những ngày đèn đỏ trôi qua một cách nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, những cách trên chỉ có thể giúp đỡ phần nào và không phải chị em nào cũng đạt được hiệu quả giảm đau khi áp dụng chúng. Hiện nay, ngày càng có nhiều chị em tìm về với y học cổ truyền để mong giải quyết dứt điểm những cơn đau bụng khi tới tháng. Với nguyên tắc trị bệnh từ căn nguyên, y học cổ truyền hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đánh giá bài viết

Đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *