Các tác hại của cốc nguyệt san – Chị em nên biết

Cốc nguyệt san được xem là an toàn và không gây nguy hiểm cho người dùng nếu sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần biết các tác hại của cốc nguyệt san để có cách sử dụng phù hợp.

tác hại của cốc nguyệt san
Tìm hiểu các tác hại của cốc nguyệt san để có cách sử dụng phù hợp

Cốc nguyệt san có an toàn không?

Cốc nguyệt san được xem là một sản phẩm an toàn khi xét về mặt y tế. Mặc dù có một số rủi ro nhất định, nhưng các rủi ro thường rất hiếm khi xảy ra, đặc biệt là khi sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tuy nhiên tương tự như các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt khác, cốc nguyệt san có một mức độ rủi ro tương đối. Do đó, điều quan trọng khi sử dụng cốc nguyệt san là lựa chọn sản phẩm phù hợp, sử dụng theo hướng dẫn sử dụng và vệ sinh cốc sau khi sử dụng.

Bên cạnh đó, trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn cốc nguyệt san phù hợp và các rủi ro trước khi sử dụng.

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!

Tác hại của cốc nguyệt san – Chị em cần biết

Sử dụng sai kích thước và hướng dẫn sử dụng có thể làm tăng nguy cơ của các rủi ro. Cụ thể các tác hại phổ biến của cốc nguyệt san bao gồm:

1. Kích thích âm đạo

Trong một số trường hợp sử dụng cốc nguyệt san có thể dẫn đến kích thích âm đạo và tử cung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kích thích, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là không bôi trơn trước khi chèn cốc vào âm đạo. Điều này có thể gây khó chịu hoặc đau.

cốc nguyệt san có an toàn không
Một số loại cốc nguyệt san có thể gây kích thích âm đạo

Hầu hết các trường hợp nhà sản xuất đều khuyến khích người dùng bôi một lớp dầu bôi trơn gốc nước vào bên ngoài cốc để ngăn ngừa kích ứng, giúp cốc vào dễ dàng hơn và ngăn ngừa các khó chịu liên quan. Do đó, trước khi sử dụng cốc nguyệt san, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Sử dụng sai kích thước cốc nguyệt san cũng có thể gây đau đớn và khó chịu khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu cốc không được vệ sinh phù hợp sau mỗi lần sử dụng, bạn cũng có thể bị kích thích âm đạo, khó chịu khi tái sử dụng cốc.

Do đó, điều quan trọng nhất là chọn loại cốc nguyệt san phù hợp, sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vệ sinh cốc sau khi sử dụng và trước khi tái sử dụng.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng âm đạo là một biến chứng tương đối ít xảy ra khi sử dụng cốc nguyệt san. Trên thực tế hầu hết các trường hợp, vi khuẩn thường có nguồn gốc từ tay của người dùng và di chuyển sang cốc nguyệt san.

Bị viêm có nên dụng cốc nguyệt san
Mặc dù không phổ biến nhưng cốc nguyệt san có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo

Các loại nhiễm khuẩn gây viêm âm đạo phổ biến liên quan đến cốc nguyệt san bao gồm nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này có thể phát triển bên trong âm đạo và khiến nồng độ pH âm đạo mất cân bằng.

Do đó, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng cốc nguyệt san để ngăn ngừa rủi ro nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể rửa cốc nguyệt san bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không mùi, không phẩm màu trước khi sử dụng.

3. Hội chứng sốc độc tố

Hội chứng sốc độc tố (Toxic Shock Syndrome) là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có thể gây tử vong do một số loại vi khuẩn sản sinh độc tố. Hội chứng này xảy ra khi vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus, tồn tại tự nhiên trên da, mũi và miệng được đẩy sâu hơn vào cơ thể. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, huyết áp thấp, nổi mề đay mẩn ngứa và nghiêm trọng nhất là suy nội tạng.

Dụng cốc nguyệt san bị đau bụng dưới
Hội chứng sốc độc tố có thể xuất hiện ở người sử dụng tampon và cốc nguyệt san

Cả tampon và cốc nguyệt san đều đưa oxy vào ống âm đạo, điều này tạo ra không gian cho Staphylococcus aureus phát triển, sinh sản. Khi nhân lên đến một số lượng đủ cao, loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra độc tố. Hội chứng sốc độc tố thường liên quan đến việc chèn một tampon vào cơ thể lâu hơn khuyến cáo. Ngoài ra, sử dụng tampon có độ hút cao hơn cần thiết cũng có thể dẫn đến hội chứng này.

Tuy nhiên, Hội chứng sốc độc tố khi sử dụng tampon là rất hiếm khi xảy ra và thậm chí còn hiếm hơn khi sử dụng cốc kinh nguyệt. Cho đến nay, chỉ có 1 báo cáo về trường hợp sốc độc tố có liên quan đến cốc nguyệt san. Trong trường hợp này, người dùng đã tạo ra một mảnh vụn nhỏ ở bên trong ống âm đạo khi lần đầu tiên đặt cốc. Mảnh vụn này khiến vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể.

Để giảm rủi ro dẫn đến Hội chứng sốc độc tố, bạn có thể tham khảo một số khuyến cáo như:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi chèn hoặc tháo cốc nguyệt san
  • Làm sạch cốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là vệ sinh cốc bằng nước ấm và xà phòng nhẹ trước và sau khi sử dụng
  • Bôi một lượng dầu gốc nước hoặc gel bôi trơn gốc nước (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) vào bên ngoài cốc trước khi đưa cốc vào âm đạo

Ai không nên sử dụng cốc nguyệt san?

Không có hướng dẫn chính xác về các đối tượng không nên sử dụng cốc nguyệt san. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyên dùng cốc nguyệt san cho mọi đối tượng, tùy thuộc vào độ tuổi, kích cỡ và chu kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù không có đối tượng cụ thể không nên sử dụng cốc nguyệt san, tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng cốc nguyệt san bao gồm:

  • Có vấn đề về âm đạo như đau khi quan hệ tình dục hoặc chèn cốc kinh nguyệt
  • Có u xơ tử cung, sử dụng cốc kinh nguyệt có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt nặng và đau vùng chậu
  • Lạc nội mạc tử cung khi sử dụng cốc nguyệt san có thể dẫn đau bụng kinh dữ dội và đau khi chèn cốc kinh nguyệt vào âm đạo
  • Có sự thay đổi vị trí tử cung hoặc bị lệch tử cung, điều này có thể gây ảnh hưởng đến vị trí đặt cốc kinh nguyệt và tăng nguy cơ rò rỉ

Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng cốc nguyệt san

Để tránh các rủi ro không mong muốn khi sử dụng cốc nguyệt san, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, tham khảo ý kiến của người có chuyên môn về cách bảo quản và làm sạch cốc để tránh các tác hại của cốc nguyệt san. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn chung như:

1. Làm sạch ban đầu

Điều quan trọng là làm sạch và khử trùng cốc kinh nguyệt trước khi sử dụng lần đầu tiên. Để làm sạch cốc, bạn có thể tham khảo các bước như:

  • Đun cốc trong nước sôi từ 5 – 10 phút
  • Lấy cốc khô tự nhiên và trở về nhiệt độ phòng
  • Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, kháng khuẩn
  • Rửa cốc bằng xà phòng nhẹ, không chứa nước, không chứa dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Lau khô cốc bằng khăn sạch

2. Cách chèn cốc vào âm đạo

Luôn rửa sạch tay trước khi chèn cốc nguyệt san vào âm đạo. Bạn cũng có thể sử dụng một chất bôi trơn bên ngoài cốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này có thể hỗ trợ giảm ma sát và giúp cốc đi vào âm đạo dễ dàng hơn.

Theo nguyên tắc chung, bôi trơn và dầu có thể khiến một số cốc nguyệt san thay đổi chất lượng. Nước và bôi trơn gốc nước được cho là lựa chọn an toàn hơn.

cách sử dụng cốc nguyệt san
Sử dụng cốc kinh nguyệt theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các rủi ro không mong muốn

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng để chèn cốc vào âm đạo, bạn có thể tham khảo các bước như:

  • Gấp chặt cốc nguyệt san làm đôi, giữ miệng cốc hướng lên trên
  • Đưa cốc có vành hướng lên trên vào âm đạo, tương tự như khi sử dụng tampon
  • Khi cốc đã nằm sâu bên trong âm đạo, bạn nên xoay cốc để cốc mở rộng ra và tạo một lực hút để ngăn ngừa rò rỉ dịch âm đạo
  • Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn có thể xoay hoặc điều chỉnh lại vị trí cốc

3. Cách đổ cốc nguyệt san

Tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của dòng chảy kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng cốc kinh nguyệt trong tối đa 12 giờ. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp bạn cần phải loại bỏ cốc trong vòng 12 giờ để tránh các rủi ro bao gồm Hội chứng sốc độc tố.

Làm sạch cốc sau khi sử dụng có thể ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn. Để làm sạch cốc, bạn có thể tham khảo các bước như:

  • Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn nhẹ
  • Trượt ngón tay trỏ và ngón cái vào âm đạo
  • Chụm chân đế cốc kinh nguyệt và nhẹ nhàng kéo cốc ra khỏi âm đạo
  • Không nên kéo thân cốc để tránh trường hợp làm đổ chất dịch bên trong cốc
  • Khi lấy cốc ra ngoài, đổ cốc vào bồn cầu
  • Rửa cốc dưới vòi nước sạch và đặt lại
  • Rửa tay sau khi hoàn thành quy trình

Sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc, khử trùng cốc bằng cách cho nó vào nước sôi trong 5 – 10 phút. Điều này có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình lưu trữ.

Cách chọn cốc nguyệt san phù hợp

Cốc nguyệt san có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, do đó đôi khi rất khó để xác định loại cốc phù hợp. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải thử qua nhiều loại cốc để biết cốc phù hợp nhất. Tham khảo một số lời khuyên về cách chọn cốc nguyệt san phù hợp bao gồm:

1. Kích thước cốc

Mặc dù không có kích thước cốc nguyệt san tiêu chuẩn cho mọi đối tượng, tuy nhiên hầu hết các nhà sản xuất thường sản xuất cốc theo hai kích cỡ. Cốc nhỏ có đường kính từ 35 – 43 mm ở mép cốc. Cốc lớn thường có đường kính từ 43 – 48 mm ở mép cốc.

kích thước cốc nguyệt san
Sử dụng cốc nguyệt san với kích thước phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Theo các nguyên tắc chung khi chọn cốc nguyệt san là dựa theo độ tuổi và lịch sử sinh sản của người sử dụng. Ngoài ra, khối lượng máu trong mỗi chu kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chọn kích cỡ. Những người rong kinh hoặc có chu kỳ nặng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Cốc nguyệt san nhỏ thường phù hợp với phụ nữ dưới 30 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục hoặc đã sử dụng tampon thấm hút. Nếu đã sinh thường hoặc có cơ sàn chậu yếu, bạn nên sử dụng cốc nguyệt san kích cỡ lớn để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ.

Đôi khi một số người có thể cần sử dụng nhiều kích thước cốc để tìm ra cốc phù hợp nhất.

2. Vật liệu cốc

Hầu hết các loại cốc kinh nguyệt được làm từ silicon y tế. Tuy nhiên, một số cốc có thể được làm từ cao su hoặc chứa các thành phần cao su.

Do đó, những người dị ứng với latex có thể bị kích ứng âm đạo nếu sử dụng cốc gốc cao su. Vì vậy, điều quan trọng là đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng để tìm hiểu về thành phần vật liệu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Mặc dù tác hại của cốc nguyệt san thường rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đau hoặc đau nhức ở âm đạo
  • Nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
  • Có mùi hôi từ âm đạo

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Chóng mặt
  • Nôn
  • Phát ban da, tương tự như cháy nắng

Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng cốc nguyệt san được cho là an toàn và ít xảy ra các rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như vệ sinh cốc sạch sẽ trước khi sử dụng. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *