Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thường lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không. Tuy nhiên, vấn đề kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, chính vì thế nó tương đối nguy hiểm và không nên chủ quan. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, hãy tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nữ giới, nhận biết qua những biểu hiện như chậm kinh, kinh đến sớm, máu kinh ra nhiều – ít thất thường,…Khi thấy những triệu chứng này phụ nữ đều cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình.

Theo một số nghiên cứu, có đến 70% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Nhiều chị em khi rơi vào trường hợp này đều thắc mắc không biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Một số hệ lụy mà rối loạn kinh nguyệt gây ra như:

  • Thiếu máu

Trường hợp chị em phụ nữ bị chảy máu kinh nhiều bất thường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thông thường một vòng kinh khiến phụ nữ mất từ 30ml – 80ml máu. Nếu lượng máu hàng tháng mất đi hơn 80ml thì cơ thể dễ rơi vào tình trạng xây xẩm, chóng mặt, thậm chí còn ngất xỉu.

Rong kinh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và phụ nữ sau sinh là một trong những người dễ gặp phải tình trạng này hơn cả. Rong kinh khiến chị em sau sinh mệt mỏi bởi số ngày kinh kéo dài cùng với việc chăm sóc con tình trạng này càng trở thành nỗi ám ảnh.

Hầu hết trường hợp thiếu máu do kinh nguyệt đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng do thiếu máu gây ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp thiếu máu nặng còn nguy hại trực tiếp đến tim và những cơ quan đầu não của cơ thể.

  • Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Rối loạn kinh nguyệt do bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể biến chứng nặng hơn khiến nữ giới gặp nhiều vấn đề liên quan đến sinh sản.

  • Nguy cơ vô sinh

Người bị rối loạn kinh nguyệt có vòng kinh không như bình thường, điều này làm cho quá trình thụ thai khó khăn hơn. Đặc biệt, với những phụ nữ bị chứng kinh thưa, mất kinh trong khoảng thời gian khá dài (từ 3 tháng trở lên) có nguy cơ hiếm muộn do khó đậu thai.

Theo thống kê, phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 40 mà chưa có con phần lớn là do rối loạn kinh nguyệt. Điều này càng chứng tỏ rằng sự rối loạn vòng kinh khiến cho phụ nữ có nguy cơ vô sinh cao.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới làm tăng nguy cơ vô sinh
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể phụ nữ, đặc biệt là với làn da. Người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường nổi mụn trứng cá ở xung quanh miệng và cằm, nhiều trường hợp còn bị nổi mụn lưng gây mất thẩm mỹ. Phụ nữ sẽ tự ti, ngại giao tiếp, tâm lý bị ảnh hưởng lại kéo theo sự mất cân bằng nội tiết.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt trường hợp mất nhiều máu còn khiến da trở nên xanh xao, phụ nữ dễ nổi nóng vô cớ, trông cơ thể thiếu sức sống.

Bị rối loạn kinh nguyệt cần chú ý gì?

Phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt thường hay hoang mang và tìm đến một số cách giúp đều hòa lại kinh nguyệt như sử dụng thuốc tây, thuốc nam, đông y,…Tuy nhiên, điều chị em nên làm đầu tiên là xác định nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn này trong cơ thể.

Nếu không phải do bệnh lý gây ra, phụ nữ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt để điều hòa lại kinh nguyệt hàng tháng:

Vệ sinh cá nhân

Vấn đề vệ sinh rất quan trọng nếu chị em muốn bảo vệ sức khỏe sinh sản. Hãy “chăm sóc” cô bé mỗi ngày và đặc biệt lưu ý vào những ngày hành kinh. Lúc này, bộ phận sinh dục, âm đạo cực kỳ nhạy cảm, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm ngứa xâm nhập hình thành bệnh phụ khoa, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Chính vì thế, phụ nữ nên chú ý vệ sinh và chăm sóc bộ phận sinh dục đúng cách:

  • Thay băng vệ sinh 4 – 5 tiếng một lần, tránh để vùng kín bị ẩm ướt quá lâu khiến vi khuẩn tích tụ.
  • Sử dụng quần lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, giặt phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, tốt nhất nên thay mới quần lót trong chu kỳ 3 tháng một lần để đảm bảo các dị nguyên không lưu lại trên vải gây hại cho vùng kín.
  • Không sử dụng xà phòng tắm vệ sinh “cô bé”, nên sử dụng dụng dịch nhẹ dịu để tránh gây kích ứng. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để vùng kín được khỏe mạnh.

Giữ tinh thần thoải mái

Việc giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, stress là biện pháp giúp cơ thể phụ nữ tự cân bằng lại nội tiết tố. 

Thay vì thường xuyên chịu áp lực công việc, cuộc sống, hôn nhân, con cái. Phụ nữ hãy chia sẻ những khó khăn với người thân để cùng nhau tìm cách giải quyết. Không tự ôm đồm nhiều việc vào người sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kinh nguyệt vì thế mà bị rối loạn càng nghiêm trọng hơn.

Bị rối loạn kinh nguyệt cần chú ý gì?
Giữ tình thần thoải mái, luyện tập thể dục thể thao giúp cải thiện nội tiết, khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Nữ giới nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng giàu thành phần dưỡng chất tốt. Đặc biệt ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp nâng cao quá trình hình thành hormone, trung hòa lại giai đoạn mất cân bằng trước đó, giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Một số thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt như:

  • Gừng: Đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều vitamin và magie. Theo đông y, gừng có tính ấm, tác dụng giảm đau tốt, đồng thời giúp tử cung phụ nữ co bóp đều hơn, kích thích kinh nguyệt được giải phóng dễ dàng. Nhờ đó, kinh nguyệt có thể mau chóng đều trở lại.
  • Nghệ tươi: Nghệ cũng là một thực phẩm “vàng” cho sức khỏe và sắc đẹp của nữ giới. Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể sử dụng nghệ pha nước uống hàng ngày, uống chung với mật ong nếu muốn thơm ngon hơn.
  • Dứa: Enzyme bromelain có trong quả dứa giúp niêm mạc thành tử cung bong tróc dễ dàng hơn, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, loại quả này còn giảm bớt cơn đau bụng kinh cho phụ nữ. Nếu ăn thường xuyên sẽ tăng chuyển hóa hồng cầu và bạch cầu, giúp cơ thể phục hồi sau những ngày hành kinh.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm khác như rau mùi tây, đường thốt nốt, nha đam, mướp đắng,…vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Việc kinh nguyệt không đều có thể bắt nguồn từ nguyên nhân phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai không đúng cách. Đặc biệt, trường hợp sử dụng loại tránh thai khẩn cấp quá liều có thể nguy hại đến sức khỏe sinh sản.

Bị rối loạn kinh nguyệt cần chú ý gì?
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản

Do đó, nhằm hạn chế tình trạng rối loạn hormone bên trong cơ thể, nữ giới nên cân nhắc khi sử dụng thuốc ngừa thai.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Làm việc căng thẳng, quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để khắc phục được tình trạng thất thường của ngày “đèn đỏ”, chị em phụ nữ nên có một lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ.

Đặc biệt, phụ nữ nên luyện tập thể dục, thể thao vừa sức hàng ngày để tăng cường trao đổi chất và miễn dịch cho cơ thể. Một số bộ môn như yoga, đạp xe, đi bộ, bơi lội,…sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, đồng thời cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nhờ đó, kinh nguyệt sẽ dần được cải thiện ổn định.

Thăm khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để phụ nữ bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Các vấn đề về bệnh lý nếu được phát hiện sớm sẽ có khả năng chữa trị và phục hồi cao hơn.

Đặc biệt, trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, điều chỉnh lại sinh hoạt vẫn không cải thiện cần đi khám phụ khoa ngay để xác định được nguyên nhân chính xác. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp xét nghiệm tùy theo nhu cầu của mỗi người, cũng như dựa trên tình trạng mà phụ nữ đang gặp phải.

Do đó, nếu muốn ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt cũng như phòng tránh được những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, tốt nhất chị em nên để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và cho lời khuyên chữa trị.

Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là tình trạng không nên xem thường, nó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản. Chị em khi gặp phải tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên do và có biện pháp điều chỉnh hợp lý để mau chóng lấy lại được chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Tốt nhất, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Đặc biệt là trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra, cần nhanh chóng khắc phục, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh sản phụ khoa đã giúp cho hàng ngàn chị em thoát khỏi các chứng bệnh khó nói, trong đó có rong kinh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *