Cốc Nguyệt San Là Gì? Có Nên Dùng? Loại Nào Tốt?
Nội dung bài viết
Cốc nguyệt san là sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể tái sử dụng nhiều lần trong các chu kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc vào lưu lượng máu kinh nguyệt, cốc nguyệt san có thể sử dụng với thời gian tối đa lên đến 12 giờ.
Cốc nguyệt san là gì?
Cốc nguyệt san là một chiếc cốc nhỏ hình phễu, có thể được đưa vào âm đạo để chứa máu kinh nguyệt trong một thời gian. Đây là một sản phẩm được chế tạo từ silicone y tế, cao su hoặc nhựa và có thể có thể tái sử dụng nhiều lần sau khi vệ sinh.
Cốc kinh nguyệt có thể chứa nhiều máu kinh nguyệt hơn các phương pháp khác. Tùy thuộc vào lưu lượng máu, một người có thể sử dụng cốc nguyệt san đến tối đa là 12 giờ. Tuy nhiên, những người có dòng chảy kinh nguyệt nặng có thể cần đổ cốc thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ lựa chọn sử dụng vì tính thân thiện với môi trường và thời gian sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, hiện tại có một số thương hiệu cốc nguyệt san có thể sử dụng một lần và người dùng có thể bỏ cốc sau mỗi lần sử dụng.
Có nên dùng cốc nguyệt san không?
Cốc nguyệt san là một sản phẩm trong chu kỳ kinh nguyệt được yêu thích vì tính tiện dụng, an toàn và thời gian sử dụng lâu. Tuy nhiên, không có bất cứ hướng dẫn hoặc khuyến khích y tế nào về việc nên hay không nên sử dụng cốc nguyệt san. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo sử dụng cốc phù hợp với độ tuổi, kích cỡ và lưu lượng máu của mỗi người. Bên cạnh đó, một số đối tượng cần trao đổi với bác sĩ phụ khoa trước khi sử dụng cốc nguyệt san bao gồm:
- U xơ tử cung, cốc nguyệt san có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên nặng hơn và gây đau vùng chậu
- Lạc nội mạc tử cung, có thể gây đau đớn khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng kinh dữ dội khi sử dụng cốc nguyệt san
- Có sự thay đổi hoặc lệch vị trí tử cung, những phụ nữ này cần thận trọng để tránh tình trạng rò rỉ khi sử dụng cốc nguyệt san
- Có vấn đề về âm đạo, bao gồm âm đạo mở rộng hoặc thâm nhập gây đau đớn
Có các điều kiện này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng cốc nguyệt san. Điều này chỉ khiến việc đặt cốc nguyệt san gặp khó khăn hoặc khó chịu trong quá trình sử dụng. Trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Cách sử dụng cốc nguyệt san
Nếu bạn muốn sử dụng cốc nguyệt san, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được hướng dẫn cụ thể. Mặc dù hầu hết các loại cốc nguyệt san được phân phối trên thị trường, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần tìm ra kích cỡ phù hợp với âm đạo.
Để tìm ra kích thước cốc phù hợp, bác sĩ có thể kiểm tra các vấn đề bao gồm:
- Độ tuổi của người sử dụng
- Chiều dài cổ tử cung
- Chu kỳ kinh nguyệt nhiều hay ít
- Dung tích cốc
- Độ cứng và tính linh hoạt của cốc
- Sức mạnh của cơ sàn chậu
- Đã sinh con (sinh thường) hay chưa
Cốc nguyệt san loại nhỏ thường được khuyên dùng đối với phụ nữ dưới 30 tuổi chưa sinh thường. Kích thước lớn thường được khuyến cáo cho phù hợp với phụ nữ trên 30 tuổi, đã sinh thường hoặc có thời gian chu kỳ nặng.
1. Trước khi sử dụng cốc nguyệt san
Trước khi sử dụng cốc kinh nguyệt lần đầu, người dùng có thể cảm thấy không thoải mái. Do đó, sử dụng gel bôi trơn hoặc thuốc mỡ để quá trình diễn ra thuận lợi và hạn chế các khó chịu liên quan.
Trước khi cho cốc vào âm đạo, người dùng cần bôi trơn vành bằng nước hoặc dầu bôi trơn gốc nước để dễ chèn vào âm đạo hơn.
2. Cách đặt cốc vào âm đạo
Nếu đã từng sử dụng tampon, bạn có thể đặt cốc kinh nguyệt dễ dàng hơn. Các bước cụ thể bao gồm:
- Rửa tay thật sạch
- Thoa chất bôi trơn hoặc gel bôi trơn gốc nước vào thành cốc
- Gấp chặt cốc kinh nguyệt làm đôi, giữ cốc bằng một tay với thành cốc hướng lên trên
- Đưa cốc với vành hướng lên trên vào âm đạo tương tự như cách chèn tampon. Đẩy cốc sâu vào cổ tử cung đến khi gần hết chiều dài cốc.
- Khi cốc đã nằm sâu trong âm đạo, hãy xoay cốc để cốc mở ra tạo thành một cốc chứa kinh nguyệt, kín khí và ngăn chặn sự rò rỉ.
Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc nếu không đặt đúng vị trí, bạn có thể điều chỉnh cốc bằng cách xoay theo nhiều hướng. Nếu cốc đặt đúng vị trí, bạn có thể di chuyển, chạy, nhảy, ngồi, đứng, bơi lội và thực hiện các hoạt động thể chất khác mà không sợ rơi cốc. Nếu gặp khó khăn khi đặt cốc, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa.
3. Khi nào cần lấy cốc kinh nguyệt ra
Thông thường bạn có thể sử dụng cốc kinh nguyệt trong 6 – 12 giờ, tùy thuộc vào các hoạt động của bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể sử dụng cốc qua đêm mà không lo lắng đến vấn đề rò rỉ.
Bạn luôn luôn phải lấy cốc ra sau khi cốc đã ở trong cơ thể đến 12 giờ. Điều này nhằm hạn chế rò rỉ cũng như như ngăn ngừa các tình trạng rủi ro khác.
Bên cạnh đó, bất cứ lúc nào cảm thấy cốc đầy, bạn nên lấy cốc ra khỏi cơ thể.
4. Cách lấy cốc kinh nguyệt ra khỏi cơ thể
Để lấy cốc ra khỏi cơ thể, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Rửa tay thật sạch
- Đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái vào âm đạo, kéo nhẹ nhẹ thân cốc cho đến khi chạm đến chân đế cốc
- Khép chân lại để loại bỏ lực hút và kéo cốc nguyệt san xuống
- Cố gắng đứng thẳng người khi lấy cốc để tránh rò rỉ dịch
- Khi lấy cốc ra ngoài, đổ dịch âm đạo và bồn cầu
Một số người có thể cảm thấy khó khăn khi lấy cốc kinh nguyệt ra khỏi âm đạo. Tuy nhiên, một chiếc cốc thường không thể bị kẹt trong âm đạo. Nếu quá căng thẳng, bạn có thể nghỉ ngơi vài phút để thư giãn và tiến hành lại các bước lấy cốc.
5. Vệ sinh cốc sử khi sử dụng
Cốc nguyệt san là sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần, do đó giữ sạch cốc là điều cần thiết. Mỗi khi tháo cốc ra khỏi âm đạo, bạn nên rửa cốc bằng xà phòng và nước ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên đun sôi cốc trong nước 5 – 10 phút sau mỗi lần sử dụng.
Cốc nguyệt san được chăm sóc và bảo quản tốt có thể sử dụng từ 6 tháng đến 10 năm, phụ thuộc vào chất lượng cốc. Bên cạnh đó, không tái sử dụng cốc dùng một lần để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cốc nguyệt san loại nào tốt, giá bao nhiêu?
Thông thường cốc nguyệt san có giá dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu cho một cốc.
Tương tự như băng vệ sinh và tampon, cốc nguyệt san có nhiều loại với chất lượng, thời gian sử dụng và giá cả không giống nhau. Cụ thể các loại cốc nguyệt san phổ biến bao gồm:
1. Cốc nguyệt san Lincup
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Hãng sản xuất: Lintimate
Chất liệu: Silicone y tế 100% được chứng nhận bởi FDA
Màu sắc: Màu silicone nguyên bản, không sử dụng phẩm màu
Kích thước: Đường kính miệng 40 mm, chiều dài cốc 70 mm, dung tích chứa 34 ml
Giá bán: 690.000 đồng một cốc
2. Cốc nguyệt san Claricup
Xuất xứ: Pháp
Hãng sản xuất: Claripharm
Chất liệu: Silicone y tế kháng khuẩn có tính tương hợp sinh học, đạt chuẩn chất lượng châu Âu
Kích thước:
- Size S: Đường kính 38.5 mm, chiều dài 47 mm, dung tích 18.5 ml, thường được sử dụng cho phụ nữ dưới 30 tuổi với lượng máu kinh ít
- Size L: Đường kính 46 mm, chiều dài 52 mm, dung tích 28 ml, dành cho phụ nữ đã sinh con hoặc trên 30 tuổi với số lượng máu kinh nhiều.
Giá bán: 650.000 đồng một cốc
3. Cốc nguyệt san Sibell
Xuất xứ: Pháp, Ý và một vài nước khác
Hãng sản xuất: Sibell
Chất liệu: Silicone y tế 100% được kiểm định đạt tiêu chuẩn châu Âu
Kích thước:
- Size S: Đường kính 41 mm, chiều dài 47 mm, dung tích 20 ml
- Size L: Đường kính 46 mm, chiều dài 52 mm, dung tích 30 ml
Giá bán: 590.000 đồng cho một cốc
Review cốc nguyệt san ưu và nhược điểm khi sử dụng
Tương tự như các sản phẩm sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt khác, cốc nguyệt san cũng có nhiều ưu và nhược điểm. Cụ thể, các ưu và nhược điểm bao gồm:
1. Ưu điểm
Nhiều phụ nữ lựa chọn sử dụng cốc nguyệt san thay thế cho các sản phẩm kinh nguyệt khác vì các ưu điểm như:
- Tiết kiệm tài chính: Một chiếc cốc nguyệt san thường có giá khoảng vài trăm nghìn đồng đến một triệu. Tuy nhiên, chi phí cho một chiếc cốc kinh nguyệt này có thể sử dụng kéo dài đến vài năm, tùy thuộc vào chất lượng chiếc cốc. Sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon có thể cần phải được thay mới liên tục và có thể mất đến hơn hai triệu đồng mỗi năm, đặc biệt là ở người có kinh nguyệt kéo dài.
- Thoải mái khi sử dụng: Nhiều phụ nữ cho biết cốc nguyệt san thường thoải mái hơn sử dụng băng vệ sinh và tampon. Cốc thường không gây khô âm đạo (một nhược điểm phổ biến của tampon).
- An toàn hơn: Bởi vì cốc kinh nguyệt thu thập máu (chứa máu kinh nguyệt) thay vì hấp thụ máu, do đó, người dùng ít có nguy cơ mắc hội chứng sốc độ tố. Đây là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng tampon.
- Cốc chứa được nhiều máu hơn: Một chiếc cốc kinh nguyệt có thể chứa 59 ml dòng chảy kinh nguyệt trong khí băng vệ sinh và tampon chỉ có thể chứa khoảng 20 – 25 ml máu.
- Ít bị đau bụng kinh: Một số phụ nữ sử dụng cốc kinh nguyệt thường không bị đau bụng kinh hoặc ít khi đau bụng hơn người khác. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
- Ít bị rò rỉ: Nếu được đặt đúng cách, cốc kinh nguyệt thường không bị rò rỉ ra ngoài tại nơi làm việc, thậm chí trong các hoạt động như bơi lội và tắm.
- Có thể quan hệ tình dục: Một số cốc nguyệt san mềm, được sử dụng một lần có thể ở trong âm đạo khi quan hệ tình dục thâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết các cốc kinh nguyệt tái sử dụng đều yêu cầu tháo ra trước khi quan hệ tình dục.
- Thân thiện với môi trường: Băng vệ sinh và tampon là sản phẩm sử dụng một lần, đi kèm với nhiều bao bì có thể gây ra nhiều áp lực lên môi trường. Tuy nhiên, cốc nguyệt san được thiết kế để sử dụng qua nhiều năm, điều này không gây ra các chất thải không cần thiết cho môi trường.
2. Nhược điểm
Cốc nguyệt san có thể là một lựa chọn an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cốc, người dùng cần lưu ý một số nhược điểm bao gồm:
- Gây khó khăn khi chèn hoặc loại bỏ: Một số phụ nữ có thể không thể tạo được nếp gấp phù hợp khi đặt cốc kinh nguyệt vào âm đạo. Bên cạnh đó, một số người có thể gặp khó khăn khi kéo chân cốc xuống và lấy cốc ra khỏi cơ thể.
- Loại bỏ cốc có thể gây rò rỉ: Một số người có thể không thể tìm được vị trí thích hợp hoặc gặp khó khăn khi tháo cốc ra khỏi âm đạo. Điều này có thể dẫn đến tràn dịch và máu ra khỏi cốc khi tháo cốc.
- Khó tìm được cốc phù hợp: Cốc kinh nguyệt không phải có một kích cỡ phù hợp với tất cả mọi người, do đó bạn thường gặp nhiều khó khăn khi chọn kích cỡ phù hợp. Điều này có nghĩa là bạn phải thử một vài nhãn hiệu trước khi sử dụng sản phẩm phù hợp với âm đạo của bạn.
- Cốc có thể gây kích ứng âm đạo: Cốc kinh nguyệt có thể gây kích ứng âm đạo nếu cốc không được làm sạch và bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, cốc cũng có thể gây khó chịu nêu được sử dụng mà không có chất bôi trơn.
- Gây dị ứng: Hầu hết các cốc kinh nguyệt được làm từ vật liệu không có latex. Điều này khiến cốc có thể sử dụng cho những người bị dị ứng latex. Tuy nhiên, một số người có khả năng dị ứng với silicon hoặc cao su y tế có thể bị kích ứng khi sử dụng cốc.
- Có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng: Vệ sinh cốc kinh nguyệt không đảm bảo hoặc không để cốc khô hoàn toàn trước khi tái sử dụng có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo. Do đó, nên thực hiện các bước vệ sinh theo hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, không tái sử dụng cốc dùng một lần và rửa tay ngay sau khi sử dụng.
- Gây ảnh hưởng đến vòng tránh thai: Một số nhà sản xuất khuyến cáo phụ nữ sử dụng vòng tránh thai không nên sử dụng cốc nguyệt san. Bởi vì đôi khi cốc có thể gây kéo căng hoặc khiến vòng tránh thai lệch khỏi vị trí và gây mang thai ngoài ý muốn.
Một chiếc cốc nguyệt san có thể là một lựa chọn phù hợp trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là ở một người phụ nữ không muốn sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon. Khi sử dụng lần đầu, bạn nên kiên nhẫn để tránh rò rỉ và tổn thương niêm mạc âm đạo do đặt cốc sai cách. Trao đổi với bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!