Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị & Phòng Tránh

Viêm tai giữa ở trẻ em thực sự là cơn ác mộng của nhiều cha mẹ. Mọi thông tin cần biết về căn bệnh này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ!

Viêm tai giữa là gì? Có nguy hiểm không?

Tai giữa ở ngay phía sau màng nhĩ có nhiệm vụ truyền âm thanh từ tai ngoài đến tai trong. Đây là không gian chứa đầy không khí và những rung xương nhỏ của tai. Khi bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, tai giữa sẽ bị viêm, chứa đầy mủ (dịch viêm), khiến trẻ khó chịu và đau đớn.

Có ba loại viêm tai giữa chủ yếu với những triệu chứng điển hình khác nhau:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Là bệnh viêm tai phổ biến nhất. Các bộ phận của tai giữa bị nhiễm trùng, sưng và chất lỏng bị mắc kẹt phía sau màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kèm theo việc chất lỏng bị tích tụ ở phía sau màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa ứ dịch mãn tính: Xảy ra khi chất lỏng lưu lại tại tai giữa trong một thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần, mặc dù không bị nhiễm trùng.
Cấu trúc tai người
Cấu trúc tai người

Viêm tai giữa không quá nguy hiểm như nhiều người tưởng tượng. Nhưng nếu điều trị không đúng cách, viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng (hiếm gặp):

  • Viêm xương chũm
  • Viêm màng não
  • Suy giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn
  • Rách màng nhĩ

Nguyên nhân, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ảnh hưởng nhiều nhất tới trẻ dưới 5 tuổi. Hiểu được những nguyên nhân và dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ sẽ có được chiến lược phòng tránh và điều trị bệnh cho con trẻ hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Vi khuẩn và virus là “thủ phạm” chủ yếu gây ra viêm tai giữa. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị đau họng, dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên là vi khuẩn, những vi khuẩn tương tự có thể lây lan sang tai giữa.

Trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus gây ra, vi khuẩn có thể bị hút vào môi trường thân thiện với chúng rồi di chuyển vào tai giữa, gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ cấp.

Khi đó, khoang mũi, họng và ống eustachian sẽ bị sưng, tắc nghẽn, tích tụ dịch nhầy. Eustachian là ống nhỏ nối phần trên của cổ họng với tai giữa, giúp cung cấp không khí sạch cho tai giữa, hút dịch và giữ áp suất không khí ở mức ổn định.

Dịch nhầy trong ống eustachian (từ một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng) gây ra sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Chính tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus của chất lỏng này gây ra các triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ.

Viêm tai giữa có lây không?

Nhiều người thường băn khoăn liệu rằng, viêm tai giữa có lây không – Theo các chuyên gia về tai mũi họng, vi khuẩn bên trong tai gây viêm tai sẽ không lây lan. Nhưng virus khiến trẻ bị cảm và dẫn tới viêm tai giữa thì có thể lây lan. Thực tế, nếu viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau khi trẻ bị cảm thì trẻ không còn là nguồn lây nhiễm nữa.

Vậy vì sao trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa? Thực tế thì, so với người trưởng thành, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng bị viêm tai giữa nhiều hơn cả. Bởi lẽ, trẻ nhỏ có ống eustachian ngắn và hẹp hơn so với người lớn. Điều này khiến chúng dễ bị viêm và tắc ứ chất lỏng. Trẻ cũng có xu hướng bị đau do viêm tai giữa hơn, vì các dây thần kinh trong tai trẻ thường nhạy cảm hơn.

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi thường có nguy cơ viêm tai giữa lớn nhất. Bên cạnh lý do kích thước, hình dạng của ống eustachian và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, việc trẻ bú bình, đặc biệt là trong tư thế nằm, cũng khiến trẻ dễ bị viêm tai hơn trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, adenoids (khối tổ chức nằm ở trần vòm họng) ở trẻ nhỏ còn to. Đôi khi vi khuẩn bị mắc kẹt ở adenoids, gây nhiễm trùng mãn tính sau đó có thể truyền sang ống eustachian và tai giữa.

Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện viêm tai ở trẻ em
Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện viêm tai ở trẻ em

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể khiến trẻ dễ phát triển bệnh viêm tai giữa bao gồm:

  • Có polyp trong tai chắn hoặc che lấp tai giữa.
  • Bị dị ứng theo mùa hoặc dị ứng thực phẩm.
  • Bị các vấn đề có ảnh hưởng đến tai, chẳng hạn như viêm xoang.
  • Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ từ khi lọt lòng. Sữa mẹ cung cấp cung cấp các chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng cần thiết để bảo vệ chống lại vi khuẩn xâm nhập.
  • Trẻ nhỏ thường xuyên hít khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ viêm tai giữa cao.
  • Bơi trong nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Trẻ có lối sinh hoạt không khoa học có thể làm giảm chức năng miễn dịch như tiếp xúc với rượu bia từ sớm, thiếu ngủ, dùng thuốc ức chế miễn dịch, căng thẳng quá mức…

Dấu hiệu, triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Đối với những trẻ lớn, trẻ có thể nói với bố mẹ một số cảm giác ở tai và bố mẹ cũng có thể nhận biết thêm các triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa, bao gồm:

  • Đau tai
  • Mất thăng bằng
  • Khó nghe
  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Khó chịu
  • Chán ăn

Nếu con trẻ chưa biết nói, bạn nên lưu ý tới những triệu chứng ở con, bao gồm:

  • Thường đưa tay lên tai, lên đầu
  • Quấy khóc
  • Trằn trọc, khó ngủ
  • Sốt
  • Dịch chảy ta từ tai
  • Không hoặc phản ứng chậm với âm thành
  • Mất thăng bằng, vụng về

Các cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em hiện nay?

Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ thường tự cải thiện trong vòng 24 – 48 tiếng. Vì vậy, phần lớn các chuyên gia y tế đều khuyến cáo rằng trong thời điểm này bạn không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Sau khoảng thời gian này, nếu không thấy bệnh tình thuyên giảm, hãy cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế để có cách điều trị hợp lý.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của viêm tai giữa mà có cách điều trị khác nhau. Tìm hiểu cách điều trị viêm tai giữa cho trẻ ngay dưới đây:

Trị viêm tai giữa ở trẻ em bằng Tây y

Theo các hướng dẫn từ Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu các triệu chứng bệnh không tự cải thiện trong khoảng 48 – 72 tiếng kể từ khi bắt đầu, bác sĩ mới nên cho bệnh nhi sử dụng thuốc kháng sinh.

Rất ít cha mẹ nhận thức được rằng thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng là giải pháp cần thiết để điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa là do virus, không phải do vi khuẩn. Ngoại lệ là ở trẻ dưới 2 tuổi, nếu viêm tai giữa phát triển sau khi bơi trong nước bị ô nhiễm hoặc nếu có chất lỏng rò rỉ từ tai. Trong những trường hợp này, viêm tai giữa có khả năng là do vi khuẩn.

Các thuốc kháng sinh được dùng cho trẻ viêm tai giữa thường là: Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Cephalosporin thế hệ I, II và III
Các thuốc kháng sinh được dùng cho trẻ viêm tai giữa thường là: Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Cephalosporin thế hệ I, II và III

Mặc dù thuốc kháng sinh có thể hữu ích và quan trọng trong một số trường hợp, đặc biệt để điều trị các triệu chứng viêm tai giữa do vi khuẩn, nhưng chúng thường bị lạm dụng. Điều này có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ tiềm năng. Chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng hướng dẫn.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được cho dùng thuốc giảm đau và hạ sốt. Phổ biến nhất là Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Ibuprofen chỉ được dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, tác dụng kéo dài trong 6 tiếng. Trong khi đó, thuốc Acetaminophen chỉ có công dụng trong 4 tiếng.

Nếu trẻ bị ít nhất 3 lần viêm tai giữa trong 6 tháng hoặc 4 lần nhiễm trùng trong 1 năm, bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông hơi vào màng nhĩ (Ear Tubes). Với kích thước rất nhỏ, chỉ bằng một hạt gạo, các ống thông hơi có thể được đưa vào tai giữa để cân bằng áp suất không khí trong tai và giúp chất lỏng bị mắc kẹt thoát ra ngoài dễ dàng. Ống này sẽ tự rụng trong vòng 18 tháng. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, ống thông hơi có thể làm thủng màng nhĩ.

Chữa viêm tai giữa ở trẻ em bằng Đông y

Bên cạnh Tây y, chữa viêm tay giữa bằng Đông y cũng được nhiều người áp dụng.

Theo Đông y, viêm tai giữa được khởi phát bởi nhiệt và phong độc. Chúng ứ trệ khiến huyết ứ ở tai, sinh ra tình trạng sưng viêm và đau đớn.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn và thể bệnh, mà Đông y có những cách chữa trị khác nhau.

  • Viêm tai giữa cấp tính: Thể này thường gặp ở trẻ nhỏ. Sử dụng bài thuốc Sài hồ thanh can thang gia giảm hoặc Long đởm tả can thang gia giảm. Kết hợp với châm cứu vào huyệt Ế phong, huyệt Thính cung, huyệt Hợp cốc và huyệt Phong trì để giảm đau và giải ứ trệ ở tai giữa.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Loại này có 2 thể thường gặp ở trẻ nhỏ. Một là thể can kinh thấp nhiệt (giai đoạn đầu của viêm tai giữa mãn tính), cách điều trị như viêm tai giữa cấp tính. Hai là thể tỳ hư thấp nhiệt, sử dụng bài thuốc Thanh tỳ thang gia giảm.

Mẹo chữa viêm tai giữa ở trẻ tại nhà

Dưới đây là những mẹo khắc phục viêm tai giữa cho trẻ mà cha mẹ có thể tự thực hiện tại nhà:

  • Bổ sung probiotic: Lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Có thể bổ sung probiotic thông qua thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm lên men, như sữa chua, kimchi, kombucha, nấm sữa kefir…
  • Mullein: Dầu chiết xuất từ cây mullein có thể được sử dụng để điều trị viêm tai giữa tự nhiên. Dùng một miếng bông y tế thấm dầu mullein rồi nhẹ nhàng xoa vào bên trong tai.
  • Chườm ấm: Chườm khăn ấm lên tai có thể giảm đau.
  • Tinh dầu: Pha loãng vài giọt tinh dầu tỏi hoặc húng quế với vài giọt nước rồi thoa sau tai. Điều này có thể giúp giảm đau và làm tăng tốc độ chữa lành các bệnh viêm tai.
  • Bổ sung kẽm: Cho trẻ dùng 10mg kẽm, 2 lần/ngày (đối với trẻ trên 2 tuổi) để tăng cường chức năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
  • Bổ sung vitamin C: Cho trẻ dùng 500mg vitamin C, 2 lần/ngày (đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi) để tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm.
  • Bổ sung vitamin D3: Cho trẻ dùng 400 – 2.000IU vitamin D3/ngày (đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi) để tăng cường miễn dịch.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm tai giữa
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm tai giữa

Ngoài ra, trong dân gian cũng tồn tại nhiều cách chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng thuốc Nam, như:

  • Tỏi: Ép 1 tép tỏi để lấy nước cốt, pha cùng 5ml nước muối sinh lý, nhỏ tai 1 – 2 giọt/lần, 2 lần/ngày.
  • Lá mơ lông: Rửa sạch 1 lá mơ lông, hơ trên lửa cho mềm, cuốn thành dạng điếu, đút vào tai trong 10 phút. Ngày làm 1 – 2 lần. Hoặc, vò nát lá và cho vào gạc sạch, nhét vào tai để qua đêm.
  • Lá hẹ: Rửa sạch 50gr lá hẹ, ngâm nước muối loãng, để ráo nước, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt vào tai, 2 – 3 lần/ngày.
  • Lá diếp cá: Rửa sạch một nắm lá diếp cá, ngâm nước muối loãng, để ráo nước, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt vào tai, 2 – 3 lần/ngày.

Trước khi áp dụng các cách trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Cha mẹ nên chú ý những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa:

  • Cho trẻ tắm nắng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D có thể kiểm soát viêm tai giữa ứ dịch mãn tính hiệu quả.
  • Tránh để nước (kể cả nước sạch) chảy vào trong tai. Hạn chế cho trẻ bơi trong khi bị viêm tai giữa.
  • Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh.
  • Không lạm dụng lấy ráy tai. Ráy tai thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tai khỏi vi khuẩn xâm nhập, ngăn chặn thừa độ ẩm và tạo một hàng rào để bảo vệ tai.
  • Tránh sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai, đặc biệt khi trẻ bị viêm tai. Nếu trẻ có quá nhiều ráy tai, tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám tai mũi họng để được loại bỏ ráy tai đúng cách.
  • Nếu trẻ kêu bị chóng mặt, giảm thính lực và các triệu chứng này không thuyên giảm sau vài ngày, hoặc các triệu chứng trở nặng hơn, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay

Cho trẻ đi khám ngay, nếu:

  • Trẻ mệt mỏi, khó chịu ở cổ và sốt cao (trên 38,5°C).
  • Trẻ bị mất thính lực đột ngột, chóng mặt hoặc đau tai dữ dội.
  • Trẻ bị đỏ, sưng, đau phía sau hoặc xung quanh tai.
  • Thông thường, trẻ dưới 6 tháng tuổi bị viêm tai giữa nên được đi khám ngay.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể giúp con phóng tránh viêm tai giữa hiệu quả thông qua những việc làm sau:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm 1 lần mỗi năm.
  • Tiêm vắc xin liên hợp phế cầu khuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của các mầm bệnh.
  • Không để trẻ hút thuốc lá thứ cấp (tiếp xúc với khói thuốc lá).
  • Cho trẻ bú sữa mẹ, cố gắng ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Có một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ viêm tai giữa cho trẻ.

Trẻ nên ăn gì khi bị viêm tai giữa?

Nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ, như:

  • Nước lọc: Giúp duy trì hydrat hóa cơ thể và làm sạch chất nhầy.
  • Sữa mẹ: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Rau và các loại trái cây, đặc biệt là những loại có nhiều vitamin C, giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
  • Tỏi, gừng, nghệ và các loại gia vị/thảo mộc khác: Chúng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ..
  • Cá đánh bắt tự nhiên: Các loại cá giàu omega-3 giúp giảm viêm.
  • Protein chất lượng cao: Trứng gà thả vườn, thịt bò nuôi cỏ hay các loại thịt hữu cơ rất tốt cho hệ miễn dịch.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Những thực phẩm mà trẻ cần tránh khi bị viêm tai giữa:

  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: Những thực phẩm này có thể chứa nhiều natri, phẩm màu, hóa chất và các thành phần tổng hợp khác có hại cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Các thực phẩm có thể gây dị ứng làm tăng viêm: Sữa bò, lúa mì, hải sản…
  • Các sản phẩm từ sữa bò: Các sản phẩm này có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều dịch nhầy hơn.
  • Đường: Thực phẩm nhiều đường có thể làm giảm chức năng miễn dịch và tăng viêm.
Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ
Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ

Trên đây là những thông tin về viêm tai giữa ở trẻ em mà cha mẹ nên nắm được, giúp quá trình chăm sóc, điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Ngay khi trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.

Click đọc ngay:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *