Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Thuốc Trị Viêm Tai Giữa Dạng Uống Và Nhỏ Tai Hiệu Quả?

Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, ngăn chặn sự nhiễm trùng và loại bỏ dịch tiết. Việc chỉ định loại thuốc phù hợp sẽ dựa trên mức độ viêm nhiễm và sự tổn thương niêm mạc. Trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra các loại thuốc phù hợp để người bệnh có thể tham khảo.

Viêm tai giữa là hiện tượng virus, vi khuẩn xâm nhập và hình thành viêm nhiễm. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ từ 3 – 12 tuổi.

Viêm tai giữa sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính nếu không được can thiệp đúng cách. Ngoài ra người bệnh còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình điều trị.

Hiện nay, phương pháp trị viêm tai giữa được áp dụng tiêu biểu là tây y. Mỗi tình trạng bệnh lý sẽ được chỉ định một loại thuốc riêng biệt.

Do đó, bạn có thể tham khảo thông tin sau để chọn được nhóm thuốc chính xác.

Thuốc trị viêm tai giữa phổ biến [Chi tiết]

Mục đích sử dụng thuốc tây là hỗ trợ cải thiện triệu chứng và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Dựa trên từng mức độ viêm tại tai giữa, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có tác dụng toàn thân hoặc tại chỗ.

Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng toàn thân

Với nhóm này, thuốc thuộc đường tiêm hoặc đường uống sẽ là lựa chọn hàng đầu. Mỗi nhóm đều có công dụng chữa bệnh riêng, cụ thể như:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt

Trong số các loại thuốc hiện nay thì Paracetamol sẽ được ưu tiên lựa chọn. Lý do là vì nó giúp giảm đau, hạ sốt và an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng toàn thân là paracetamol
Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng toàn thân là paracetamol

Trong trường hợp phát sinh triệu chứng nôn mửa sau khi uống, người bệnh có thể dùng chế phẩm dạng cốm pha hoặc dạng đặt trực tràng thay loại viên uống.

Lưu ý, khi dùng thuốc người bệnh cần hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, rượu bia hoặc đồ uống chứa cồn.

  • Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng đẩy lùi trạng thái phù nề và phục hồi tế bào tổn thương bên trong ống tai giữa.

Tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng khoảng 1 tuần và dễ gây ra các tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh có thể thay thế thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID).

Nhưng NSAID không được sử dụng cho người bị viêm loét, có tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc rối loạn đông máu. Ngoài ra nên tránh sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây hội chứng Reye.

Thuốc chữa viêm tai giữa tác dụng tại chỗ

Thuốc điều trị tại chỗ giúp làm sạch hốc mũi, giảm phù nề và tăng cường sự dẫn lưu mủ từ trong tai ra bên ngoài.

Với phương pháp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi sunfarin, xylomethazoline, otrivin 0.05%,…

Mục đích chính là giữ được sự thông thoáng giữa tai với mũi họng, giúp làm sạch hốc mũi và chống phù nề. Từ đó sẽ gia tăng sự thông thoáng và cải thiện khả năng dẫn lưu mủ.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai được chỉ định cho người bị viêm tai giữa nhưng không có triệu chứng thủng màng nhĩ.

Lý do là vì chúng chứa các hoạt tính mạnh có thể làm màng nhĩ bị thương tổn vĩnh viễn. Những loại thuốc nhỏ tai được chỉ định phổ biến gồm:

  • Thuốc có tác dụng làm sạch

Mục tiêu là loại bỏ vảy bong, dịch tiết và mủ ứ đọng bên trong hốc tai. Người bệnh nên nhỏ thuốc 2 lần/ tuần để tăng dẫn lưu mủ và giúp ống tai được thông thoáng.

Bệnh nhân có thể sử dụng natri clorid 0.8% hoặc oxy già,..

  • Thuốc giúp giảm đau, sát khuẩn

Thuốc giảm đau có khả năng kìm hãm vi khuẩn và đẩy lùi đau nhức tại ống tai giữa. Một số loại thuốc điển hình như:

Otipax: Chứa các thành phần như Lidocaine giúp gây mê tại chỗ và Phenazone có đặc tính giảm đau, kháng viêm.

Thuốc phù hợp với người mắc bệnh trong giai đoạn xung huyết hoặc gặp một số vấn đề ở tai do chấn thương hoặc virus cúm.

Lưu ý: Otipax có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng cho người bị thủng màng nhĩ. Ngoài ra, bệnh nhân chỉ được nhỏ thuốc dưới 10 ngày để đảm bảo sức khỏe.

Otipax chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả
Otipax chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả

Cồn boric 3%: Thuốc nhỏ tai chứa Acid boric giúp giảm đau, ngứa và sát khuẩn cho ống tai giữa. Nhưng phụ huynh nên cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

  • Thuốc có đặc tính kháng viêm

Đây là nhóm thuốc giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm hoặc phù nề ở phía bên trong tai giữa.

Bên cạnh đó chúng còn có khả năng diệt trừ vi khuẩn gây nhiễm trùng tại cơ quan này. Theo đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc sau:

Cortiphenicol: Có thành phần chính là Chloramphenicol, giúp hạn chế quá trình tổng hợp protein ở khuẩn gây bệnh

Polydexa: Chứa hoạt chất Metasulfobenzoate, Polymycine B sulfate, Neomycin sulfate, Sexamethasone.

Thuốc phù hợp với đối tượng mắc viêm tai giữa cấp tính xung huyết hoặc vừa trích rạch màng nhĩ. Tuy nhiên bệnh nhân bị nhiễm trùng màng nhĩ thì tuyệt đối không được sử dụng.

  • Thuốc nhỏ tai kháng sinh

Người bị viêm nhiễm dẫn đến thủng màng nhĩ có thể sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số tân dược có độ an toàn cao để hạn chế rủi ro không mong muốn, như:

Ciplox: Chứa Ciprofloxacin – thành phần có phổ kháng khuẩn rộng. Từ đó thuốc sẽ cản trở thông tin từ nhiễm sắc thể để làm giảm quá trình sinh sản của vi khuẩn.

Otofa: Hoạt chất Rifampicin sodium có trong thuốc giúp ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương gây viêm nhiễm.

Kháng sinh điều trị viêm tai giữa

Kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm là nhóm thuốc đặc hiệu trong giai đoạn cấp tính. Tác dụng của thuốc là kìm hãm hoặc tiêu diệt các chủng khuẩn gây bệnh.

Nhờ vậy sẽ gia tăng khả năng phục hồi thính lực và cải thiện hiệu quả tình trạng nhiễm trùng. Những nhóm kháng sinh được bác sĩ kê đơn phổ biến là:

  • Nhóm thuốc beta – lactam

Có khả năng ức chế tổng hợp mucopeptid của màng tế bào. Nhờ vậy thuốc sẽ làm suy giảm quá trình nhân đôi của các hại khuẩn.

Bác sĩ có thể chỉ định Ampicillin hoặc Cephalosporin thế hệ II, III. Lưu ý bệnh nhân nhiễm virus nhóm herpes hoặc mẫn cảm với penicillin không được sử dụng nhóm kháng sinh này.

  • Nhóm thuốc macrolid

Được sử dụng trong trường hợp vi khuẩn kháng lại Penicillin. Chúng hoạt động bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom để ức chế hoạt động của các hại khuẩn.

Một số loại thuốc được chỉ định là Spiramycin, Azithromycin hoặc Roxithromycin,…

Roxithromycin là một trong những nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định để chữa viêm tai giữa
Roxithromycin là một trong những nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định để chữa viêm tai giữa
  • Nhóm quinolon

Giúp hạn chế quá trình tổng hợp DNA của hại khuẩn. Đồng thời thuốc còn gia tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Chúng được chỉ định phổ biến với người bị nhiễm khuẩn nặng và gặp nhiều trở ngại trong quá trình điều trị.

  • Nhóm aminoglycoside

Các loại thuốc thuộc nhóm này là Kanamycin và Gentamycin. Tuy nhiên một số trẻ nhỏ có thể bị điếc vĩnh viễn nếu sử dụng kháng sinh loại này. Vì vậy nó chỉ phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm tai giữa

Bệnh nhân cần quan tâm đến các giai đoạn phát triển của viêm tai giữa. Việc sử dụng thuốc tây có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Nhưng ở giai đoạn ứ mủ, người bệnh cần phối hợp giữa việc dùng thuốc với trích rạch dẫn lưu mủ.

Bởi lẽ nếu chỉ dùng mỗi thuốc, mủ sẽ tự vỡ khiến màng nhĩ bị tổn thương. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng khôi phục thính lực.

Khi sử dụng thuốc tây để chữa bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của y, bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn hoặc ngưng uống trước thời gian cho phép.

Tất cả những sai lầm khi điều trị đều có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của hại khuẩn. Ngoài ra người bệnh còn gặp phải nhiều tình trạng tiêu cực đối với sức khỏe.

Bao gồm: tái phát nhiễm trùng, gia tăng các hại khuẩn kháng thuốc, ống tai giữa bị bội nhiễm,…

Những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên trao đổi thông tin với bác sĩ.

Quá trình dùng thuốc phải được theo dõi một cách chặt chẽ. Nếu cơ thể phát sinh biến chứng, người bệnh cần kịp thời liên hệ với nhân viên y tế. Đặc biệt, không sử dụng thuốc tây cho trẻ sơ sinh.

Lý do là vì tân dược có thể nhiễm vào máu và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc tây vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
Cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc tây vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển

Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng ngăn chặn biến chứng xấu và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên tân dược chỉ phát huy hiệu quả cao nếu người bệnh điều trị đúng cách.

Do đó hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ để nắm được liều dùng chính xác và hạn chế phát sinh rủi ro.

Bạn cần biết:

5/5 - (2 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *