Viêm tai ngoài có mủ – Cách xử lý và điều trị

Viêm tai ngoài có mủ là tình trạng cảnh báo quá trình nhiễm trùng ở giai đoạn nặng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe. Do đó, người bệnh nên sớm tìm được phác đồ điều trị hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của tình trạng bị mủ trong tai.

Viêm tai ngoài có mủ là gì và thông tin cần biết

Viêm tai ngoài xuất hiện nhiều và phổ biến hơn viêm tai giữa. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài, ống tai ngoài sẽ hình thành dịch mủ, gọi là viêm ống tai ngoài chảy mủ.

Chỉ khi xác định đúng căn nguyên và mức độ bệnh lý, quá trình điều trị mới đạt được hiệu quả tốt.

Viêm tai ngoài được hiểu là hiện tượng viêm nhiễm ống tai ngoài (bộ phận nằm giữa vành tai và màng nhĩ). Đây có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra.

Viêm tai ngoài có mủ có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng
Viêm tai ngoài có mủ có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng

Viêm tai ngoài có mủ là dấu hiệu cho thấy quá trình nhiễm trùng đã phát triển nặng. Lúc này, ống tai bắt đầu có mủ chảy ra bên ngoài.

Những đối tượng dễ mắc bệnh là người hay bơi lội hoặc tắm rửa không đúng cách khiến nước ứ đọng bên trong tai.

Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài chảy mủ

Viêm tai ngoài có mủ hình thành bởi tình trạng nhiễm trùng hoặc do các vấn đề về dị ứng. Tuy nhiên, yếu tố chính khiến tai dễ tiếp xúc với tác nhân có hại đến từ cấu tạo của ống tai.

Một số nguyên nhân gây viêm tai ngoài có mủ bao gồm:

  • Bơi lội tại địa điểm có nguồn nước không đảm bảo và tích tụ nhiều hại khuẩn
  • Ống tai có vết xước nên rất dễ bị nhiễm trùng
  • Các dị nguyên hoặc hóa chất bám vào tai, gặp chất lỏng bên trong tai gây ra viêm nhiễm
  • Tai nhiễm vi khuẩn từ các vật dụng dùng chung
  • Vệ sinh ống tai chưa đúng cách
  • Sử dụng vật lạ để lấy ráy làm tai bị tổn thương, trầy xước
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc đang mắc các bệnh tự miễn khác
  • Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện để hại khuẩn sinh sôi và phát triển

Triệu chứng viêm tai ngoài có mủ

Viêm tai ngoài thường chỉ tác động đến một bên của tai. Nhưng trong một vài trường hợp, sự ảnh hưởng sẽ phát sinh ở cả hai bên hốc tai.

Tình hình bệnh lý có thể phụ thuộc vào độ phức tạp của từng đối tượng. Viêm tai ngoài có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau tai từ nhẹ đến nặng và càng ngày càng nghiêm trọng
  • Một phần thính giác có thể bị tác động xấu
  • Phía trong tai luôn có cảm giác đầy hoặc chịu áp lực lớn
  • Người bệnh có thể bị ù tai hoặc nghe thấy tiếng động bên trong
  • Dịch mủ ở tai chảy nhiều và xuất hiện mùi hôi khó ngửi
  • Xung quanh tai bị ngứa hoặc chịu kích thích
  • Sưng đau tuyến ở vùng cổ
  • Biểu bì da quanh tai có thể hình thành vảy và bong tróc
  • Phát sinh tình trạng sốt
Khi bị viêm tai ngoài có mủ người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau từ nhẹ đến nặng
Khi bị viêm tai mủ người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau từ nhẹ đến nặng

Các triệu chứng của viêm ống tai ngoài có mủ tương tự như những bệnh về tai khác. Điều này khiến người bệnh rất khó phân biệt chính xác bệnh lý mình đang gặp phải là gì.

Do vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Viêm tai ngoài có tự khỏi không? Cách chẩn đoán bệnh

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân xem nhẹ bệnh lý này và cho rằng nó có thể khỏi hẳn mà không cần biện pháp can thiệp.

Tuy nhiên, đây có phải là suy nghĩ chính xác hay không? Ngoài ra cần phải làm gì để có thể chẩn đoán đúng bệnh tình.

Viêm ống tai ngoài có mủ có tự khỏi không

Theo các chuyên gia, viêm ống tai có mủ không thể tự khỏi. Nếu người bệnh giữ suy nghĩ thờ ơ để bệnh tự biến mất, tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển nặng và đe dọa tới sức khỏe.

Các biến chứng của viêm tai ngoài chảy mủ bao gồm:

  • Hình thành ổ áp xe: Bệnh nhân cần được hút mủ ra ngoài để tránh lây sang những khu vực khác
  • Ống tai bị thu hẹp: Có thể dẫn đến mất thính giác tạm thời hoặc điếc vĩnh viễn
  • Viêm mô tế bào: Lúc này biểu bì da bắt đầu đỏ và đau nhức, bệnh nhân có cảm giác rùng mình hoặc buồn nôn
  • Thủng màng nhĩ: Tình trạng viêm nhiễm khiến dịch mủ tích tụ lâu ngày và làm thủng màng nhĩ
  • Viêm tai ngoài ác tính: Biến chứng rất nguy hiểm và cần điều trị kịp thời để không đe dọa đến tính mạng

Cách chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài

Quá trình chẩn đoán được xác định theo các dấu hiệu lâm sàng đi kèm việc quan sát ống tai. Để làm được điều này, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng các hình thức sau:

  • Kiểm tra ống tai: Dùng máy nội soi gắn đèn để dễ dàng xem xét phía bên trong ống tai
  • Quan sát màng nhĩ: Xác định xem màng nhĩ có bị rách hoặc thủng hay không
  • Đo áp suất không khí trong ống tai và màng nhĩ: Phương pháp này giúp xác định khả năng vận động phía trong ống tai
Bác sĩ sẽ tiến hành các bước quan sát và kiểm tra để có thể kiểm tra chính xác về mức độ bệnh lý
Bác sĩ sẽ tiến hành các bước quan sát và kiểm tra để có thể kiểm tra chính xác về mức độ bệnh lý

Ngoài ra, người bệnh có thể tiến hành thêm một số thủ thuật hoặc được kiểm tra dịch tiết để xác định đúng căn nguyên gây bệnh. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa phù hợp.

Cách chữa viêm tai có mủ phổ biến hiện nay

Mục đích của quá trình trị bệnh là giảm thiểu sự nhiễm trùng và khôi phục sự tổn thương tại ống tai.

Do vậy, hướng điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng các loại thuốc đặc trị. Cùng tìm hiểu những phương pháp trị bệnh trong phần dưới đây.

Thuốc chữa viêm tai ngoài có mủ

Thuốc tây có tác dụng giảm viêm, đẩy lùi đau nhức và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Việc chọn lựa loại thuốc trị bệnh phù hợp phụ thuộc vào triệu chứng của từng đối tượng. Cụ thể như:

Thuốc giảm đau

Được chỉ định trong trường hợp viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ. Các loại thuốc giảm đau có thể bao gồm thuốc xịt không kê toa hoặc những loại thuốc giảm đau kháng viêm.

Một số thuốc chữa bệnh thường được chỉ định là Paracetamol, Ibuprofen,…

Thuốc nhỏ tai

Hiện nay, có rất nhiều thuốc nhỏ tai được sử dụng với các mục đích khác nhau. Mỗi loại sẽ được dựa trên từng trường hợp cụ thể:

  • Thuốc nhỏ tai Steroid: Kháng viêm và cải thiện tình trạng nhiễm trùng
  • Thuốc nhỏ tai chứa axit: Phục hồi môi trường của ống tai ngoài và tiêu diệt các tác nhân gây hại trong cơ thể
  • Thuốc nhỏ tai chống nấm: nếu nấm là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nhiễm

Mỗi loại thuốc đều được kê đơn với các liều dùng cụ thể. Vì vậy người bệnh không nên tùy tiện sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh

Chỉ khi bệnh phát sinh vấn đề nghiêm trọng hoặc quá trình viêm nhiễm có thể lan ra ngoài ống tai, người bệnh mới được sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuân thủ mọi hướng dẫn của y, bác sĩ. Lưu ý, không sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh.

Nhằm đảm bảo an toàn khi dùng thuốc tây, người bệnh không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Nhằm đảm bảo an toàn khi dùng thuốc tây, người bệnh không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa được kê đơn để giữ vững sự an toàn cho sức khỏe. Đồng thời không tăng giảm liều dùng hoặc ngưng uống khi chưa có sự cho phép của y, bác sĩ.

Nếu gặp phải tác dụng phụ, người bệnh nên đến tái khám tại bệnh viện để sớm có biện pháp ngăn chặn.

Đông y trị viêm tai ngoài có mủ

Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm tai có mủ phát sinh do phong nhiệt và nhiệt độc. Bệnh càng để lâu càng trở nên dai dẳng, tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính.

Như vậy các bài thuốc Đông y sẽ cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng để đẩy lùi ngoại tà ra bên ngoài.

Ưu điểm của phương pháp này là dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên. Do đó các bài thuốc nam đảm bảo sự lành tính và an toàn.

Ai cũng phù hợp với phương pháp này, bao gồm cả phụ nữ trong thời kỳ thai sản và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên.

Hiệu quả của thuốc nam mang tính toàn diện và lâu dài, vì vậy viêm tai ngoài có mủ có rất ít khả năng tái phát trở lại.

Tuy nhiên tác dụng chữa bệnh đến từ từ nên người bệnh cần kiên trì khi điều trị. Đồng thời bệnh nhân hãy tìm hiểu kỹ các thông tin để có thể tìm được bài thuốc chữa bệnh tốt.

Bởi lẽ trên thị trường xuất hiện nhiều phương thuốc có dược liệu bẩn và không rõ nguồn gốc. Nếu vô tình sử dụng chúng, sức khỏe của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Mẹo dân gian chữa có mủ trong tai tại nhà

Thay vì phụ thuộc vào thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Cách chữa này sử dụng chủ yếu là dược liệu tự nhiên nên người bệnh không cần lo lắng có thể gặp tác dụng phụ.

Một số mẹo tại nhà được áp dụng phổ biến bao gồm:

Lá mơ lông

Đặc điểm: Có tác dụng giải độc, can thiệp đến sự phát triển của hại khuẩn, thanh nhiệt thanh phế và không mang tính độc.

Cách làm:

  • Chọn các lá mơ lông to và rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
  • Hơ thảo dược trên lửa cho đến khi mềm nhũn.
  • Tiếp theo vò nát lá mơ lông rồi cuộn tròn để nhét vào lỗ tai.
  • Lưu ý, không nên nhét quá sâu vì có thể gây tắc ống tai.

Lá hẹ

Đặc điểm: Khi để tươi lá hẹ mang tính nhiệt nhưng nếu được nấu chín sẽ mang tính ôn. Tác dụng là giảm sưng đau, tiêu tán độc và giúp hành khí hoạt huyết.

Cách làm:

  • Mang lá hẹ tươi đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
  • Vớt nguyên liệu và để ráo nước.
  • Xay lá hẹ thật nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
  • Đựng chúng trong lọ sạch và đậy nắp thật kín.
  • Lấy nước cốt của lá hẹ nhỏ vào tai mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Thực hiện cho đến khi các triệu chứng biến mất.

Sáp ong

Đặc điểm: Chống viêm loét, làm mềm da và gia tăng hệ miễn dịch. Nhờ vậy cơ thể có thể chống lại hại khuẩn gây bệnh từ bên ngoài.

Cách làm:

  • Lấy một tờ giấy bạc cuộn lại và để hở 2 đầu.
  • Cho sáp ong vào trong một đầu rồi đốt cháy.
  • Hướng đầu còn lại đặt gần hốc tai, thổi nhè nhẹ để khói bay vào phía bên trong.
  • Tuy nhiên người bệnh cần điều chỉnh ngọn lửa hợp lý nhằm không làm tai bị bỏng.
Người bệnh cần cẩn trọng khi điều trị bằng sáp ong để không làm da bị bỏng
Người bệnh cần cẩn trọng khi điều trị bằng sáp ong để không làm da bị bỏng

Lưu ý, phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, do đó người bệnh không nên kỳ vọng nó có thể chữa khỏi hẳn bệnh.

Ngoài ra, một số mẹo dân gian còn có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh thực hiện sai hướng dẫn. Vì vậy hãy thận trọng khi điều trị bằng mẹo tại nhà.

Viêm tai ngoài kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của người bị viêm tai ngoài. Việc tuân thủ thực đơn khoa học sẽ giúp thời gian chữa bệnh được rút ngắn.

Để có được chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?

Khi bị có mủ trong tai, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm khô cứng như hoa quả sấy, bánh quy hoặc kẹo cao su. Bởi lẽ nhóm đồ ăn này có thể tăng tần suất hoạt động của hàm và cản trở quá trình hồi phục của loa tai.

Các loại đồ ăn chứa nhiều đường cũng có thể kích thích cơ thể giải phóng insulin vượt mức cho phép. Nếu người bệnh ăn quá nhiều, các triệu chứng đau nhức tại tai sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra các gia vị cay nóng hoặc đồ uống chứa chất kích thích cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chữa khỏi bệnh.

Viêm tai ngoài nên ăn gì?

Vậy nhóm thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe người bệnh? Câu trả lời là các loại đồ ăn chứa vitamin A, vitamin C,… như cà rốt, cà tím, các loại rau xanh,…

Bên cạnh đó thực phẩm giàu kẽm và chứa nhiều omega cũng rất tốt cho quá trình điều trị.

Các chuyên gia còn cho biết, nước là liều thuốc rất tốt cho cơ thể. Vì nước giúp loại bỏ độc tố và làm loãng dịch mủ. Vì vậy người bệnh hãy uống đủ lượng nước cần thiết để nâng cao sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ tác động rất lớn đến quá trình chữa bệnh
Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ tác động rất lớn đến quá trình chữa bệnh

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần có sự cân bằng giữa các dưỡng chất. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm hiểu thêm các ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng thực đơn phù hợp với cơ thể.

Như vậy có thể thấy, viêm tai ngoài có mủ là bệnh lý đi kèm nhiều biến chứng xấu. Do đó người bệnh không nên điều trị một cách hời hợt mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của y, bác sĩ.

Dù chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình chữa bệnh cũng có thể gây ra nguy hiểm. Vì vậy bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và lắng nghe tư vấn của chuyên gia.

Thông tin quan trọng:

5/5 - (2 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *