Viêm Tai Giữa Thanh Dịch Là Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm tai giữa thanh dịch hay viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay do tình trạng ứ dịch nhầy lâu ngày trong tai giữa. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ và gây nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin đầy đủ nhất về viêm tai giữa thanh dịch.
Viêm tai giữa thanh dịch là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa thanh dịch là tình trạng ứ đọng những dịch nhầy vô khuẩn lâu ngày nằm trong tai giữa. Đây là một khoang trống kín được bao bọc bởi màng nhĩ và một ống thông với vòm họng.
Ống Eustachian hay còn gọi là vòi nhĩ giúp nối từ tai giữa tới họng, giúp cân bằng áp suất không khí trong tai, bảo vệ tai và kiểm soát dịch thải. Khi vòi nhĩ bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó, dịch không thể thoát được ra ngoài gây ứ đọng trong hòm nhĩ, gây ảnh hưởng tới thính giác của người bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi, nhưng chủ yếu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là đối với các bé từ 6 tháng tuổi đến khi đi học, cấu tạo các ống thông còn ngắn và nằm ngang rất dễ chảy dịch qua. Viêm tai giữa có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn nhưng cũng có thể gây biến chứng lâu dài.
Với thời tiết thay đổi thất thường đặc biệt là vào mùa lạnh, dịch nhầy kèm mủ tích tụ trong hòm nhĩ lâu ngày có thể gây viêm nhiễm, tạo áp lực lên tai và gây mất thính lực một phần. Một số triệu chứng của viêm tai giữa thanh dịch thường không biểu hiện ở giai đoạn cấp tính khiến người bệnh khó khăn trong việc nhận biết và điều trị bệnh.
Tùy theo tình trạng bệnh mà viêm tai giữa thanh dịch được chia thành 3 loại:
- Viêm tai giữa thanh dịch cấp tính: Biểu hiện nhẹ và kéo dài dưới 3 tuần
- Viêm tai giữa thanh dịch bán cấp: Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng hơn, kéo dài khoảng dưới 3 tháng
- Viêm tai giữa thanh dịch mãn tính: Bệnh kéo dài trên 3 tháng và hay tái phát nhiều lần
Vậy viêm tai giữa thanh dịch có nguy hiểm không? – Viêm tai giữa tiết dịch mủ nếu không được điều trị sớm dẫn đến bệnh trở nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm khó điều trị. Biến chứng viêm tai giữa thanh dịch có thể kể đến là viêm tai giữa tụ mủ, mủ ứ đọng tạo áp lực trong tai khiến thủng màng nhĩ.
Màng nhĩ có thể tự lành sau vài ngày, cũng có trường hợp cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Điều này gây nên suy giảm thính lực tạm thời, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ trong khả năng giao tiếp.
Thời gian bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần làm cho màng nhĩ bị co, lõm tạo thành các túi càng làm thính giác trở nên kém đi. Túi bọc mủ tại màng nhĩ khiến biến chứng tại sọ xuất hiện như viêm màng não, áp xe, nhiễm trùng não,…
Nguyên nhân, triệu chứng viêm tai giữa tiết dịch
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa thanh dịch, trong đó nguyên nhân lớn nhất chính là ứ tắc vòi Eustache. Tình trạng vòi nhĩ bị tắc là do:
- Cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, sổ mũi và ứ dịch
- Viêm VA cấp tính
- Dị dạng ống Eustache bẩm sinh
- Ống Eustache còn ngắn và nằm ngang ở trẻ con
- Rối loạn vòi nhĩ gây ra tắc vòi nhĩ
- Niêm mạc bị phù nề
- Bị thay đổi thời tiết, dị ứng
- Tiếp xúc nhiều với khói thuốc thụ động
- Người có tiền sử mắc bệnh về tai
- Cấu trúc xương mặt bị dị dạng bẩm sinh
Viêm tai giữa tiết dịch cho dù bị gây ra bởi bất cứ nguyên nhân gì cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Việc xác định đúng nguyên nhân hình thành bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong hướng điều trị sau này.
Căn bệnh này có những biểu hiện ra bên ngoài khá mờ nhạt nên bệnh nhân thường có xu hướng bỏ qua hay nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý một số triệu chứng cơ bản như sau:
- Người bệnh ù tai, thính lực suy giảm, tiếng vang trong tai, nặng tai,…
- Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,…
- Ở trẻ nhỏ có thể nhận thấy khả năng giao tiếp
Bệnh nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Hơn nữa, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm tương tự với viêm tai giữa bởi vị trí tai khá nhạy cảm và liên kết trực tiếp với mũi, họng, dây thần kinh, não.
Chẩn đoán, điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch
Đối với bệnh viêm tai giữa thanh dịch khi đi khám bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số biện pháp như khám lâm sàng, nội soi,… để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh.
- Khám mũi – họng: Xuất hiện tình trạng VA cấp tính hay quá phát, viêm họng, viêm amidan, u vòm họng, polyp mũi, vách ngăn mũi bị lệch,…
- Khám chuyên khoa: Đo thính lực, định lượng tình trạng tổn thương hòm nhĩ,…
- Khám nội soi: Khi thực hiện nội soi tai đối với trường hợp bị viêm tai giữa sẽ nhận thấy tình trạng màng nhĩ không bị thủng, màng nhĩ bị thay đổi màu, màng nhĩ dày lên, màng nhĩ cứng và đàn hồi kém khi tác động lên, màng nhĩ mờ đục, bị phồng lên do áp lực trong tai hoặc lõm,…
Chữa bệnh viêm thanh dịch hiệu quả có thể sử dụng cả phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Mục đích hướng đến khi điều trị bệnh là tái tạo lại sự hoạt động của màng nhĩ, thông tắc vòi nhĩ, giảm ứ dịch trong hòm tai và cải thiện lại thính giác của người bệnh.
Chữa viêm tai giữa thanh dịch bằng Tây y
Tây y điều trị chứng bệnh này bằng 2 cách là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy vào mức độ bệnh lý, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bị viêm tai giữa thanh dịch uống thuốc gì?
Bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán về tình trạng bệnh để đưa ra đơn thuốc phù hợp với thể trạng từng cá nhân. Một số loại thuốc thường được kê trong điều trị viêm tai giữa là:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc thường được khuyên dùng đối với trường hợp điều trị ngắn hạn bởi chúng đem lại tác dụng nhanh và hiệu quả cao. Tuy nhiên thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn gây bệnh, vô hiệu với virus. Khi viêm tai giữa tiết dịch trên 3 tháng (mãn tính) hiệu lực của thuốc giảm đi đáng kể.
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh viêm tai giữa có kèm thêm viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang do yếu tố dị ứng và có những triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi,… Có thể kết hợp dùng thêm thuốc chống co mạch để làm giảm các triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị
- Thuốc Steroid: Thuốc Steroid không có hiệu quả trong điều trị bệnh đối với dạng uống. Bởi vậy người bệnh có thể sử dụng dạng nhỏ hoặc xịt nhằm chữa trị trong ngắn hạn.
- Thuốc tan dịch nhầy: Có tác dụng giúp làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong tai, hỗ trợ thoát dịch dễ dàng hơn và giảm áp lực trong tai.
Điều trị ngoại khoa viêm tai giữa thanh dịch
Khi bệnh viêm tai giữa thanh dịch chuyển biến nặng, bác sĩ có thể điều hướng bệnh nhân sang điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp phẫu thuật như đặt ống thông khí hoặc nạo VA. Dựa theo một số yếu tố như thính lực đồ, tình trạng tổn thương của màng nhĩ, các bệnh viêm nhiễm kèm theo, thời tiết,… mà bệnh nhân sẽ được chỉ định theo dõi thêm hoặc phẫu thuật ngay.
- Đặt ống thông nhĩ: Chích nhĩ rồi đặt ống thông đang là biện pháp được sử dụng phổ biến bởi phương pháp này nhanh cho kết quả tốt. Công dụng làm giảm áp lực trong tai, tiêu thoát dịch ứ đọng và giúp màng nhĩ nhanh chóng liền lại, từ đó cải thiện thính lực.
- Phẫu thuật cắt VA: Nạo VA là một biện pháp cũng rất hiệu quả và thường được dùng trong điều trị viêm tai giữa. Có khả năng thông vòi nhĩ giảm ứ dịch, ngừa trào ngược, tiêu diệt ổ vi khuẩn nhanh chóng.
Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cũng tồn tại không ít nguy cơ gây biến chứng về sau như cơ thể buồn nôn, xơ nhĩ, thủng màng nhĩ, điếc, hình thành các mô hạt,…
Điều trị viêm tai giữa thanh dịch bằng Đông y
Bên cạnh phương pháp trị bệnh bằng Tây y mang lại nhiều tác dụng phụ, người bệnh hoàn toàn có thể điều hướng sang sử dụng Đông y trị bệnh. Ưu điểm của Đông y là giúp điều trị bệnh tận gốc, kết hợp bồi bổ ngũ tạng, kiện toàn lại sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Từ đó có thể giúp bệnh hoàn toàn không tái phát sau quá trình chữa trị.
Đông y sử dụng những thảo dược tự nhiên có dược tính hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa, kết hợp theo tỉ lệ vàng giúp phù hợp với cơ địa người Việt. Bởi vậy thuốc mang đến độ an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng những bài thuốc Đông y cần nhiều thời gian hơn để phát huy công dụng tối đa, vì thế người bệnh cần hết sức kiên trì trong quá trình điều trị.
Với viêm tai giữa thanh dịch cấp tính, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sử dụng: Ý dĩ nhân (12g), Kim ngân hoa (12g), Hoàng cầm (12g), Cam thảo (4g), Thương thuật (8g), Sinh địa (15g), Sài hồ (10g),… đem đi sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Mẹo chữa viêm tai giữa tiết dịch tại nhà
Song song với việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, bạn đọc cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp chữa viêm tai giữa tại nhà hoặc giúp kiểm soát tình trạng bệnh trở nên tốt hơn.
Những cách chữa bệnh hiệu quả bạn có thể sử dụng tại nhà như:
- Sử dung rau diếp cá: Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn tốt. Người bệnh sử dụng một nắm lá diếp cá phơi khô đem đun cùng khoảng 10g táo đỏ. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn khoảng 200ml rồi uống trong ngày.
- Lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng rất tốt trong điều trị những bệnh lý về tai mũi họng bởi khả năng kháng viêm, giảm sưng tốt. Sử dụng lá hẹ đem giã nhuyễn cùng với một chút muối rồi chắt lấy nước để nhỏ vào tai hàng ngày. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi cảm nhận bệnh thuyên giảm.
- Lá húng quế: Lá húng quế được biết đến với công dụng tuyệt vời trong kháng viêm và giảm đau. Lấy lá húng quế rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy nước để bôi xung quanh tai. Lưu ý không nhỏ nước lá húng quế vào tai.
- Cây cối xay: Trong cây cối xay có chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện viêm nhiễm rất tốt, giúp điều trị viêm tai giữa tiết dịch và tăng cường thính lực. Lấy cây cối xay khô đem đi sắc với nước rồi đun cạn đến khi còn khoảng 1 bát nước thì đem uống trong ngày.
Những bài thuốc dân gian luôn có hiệu quả trong điều trị nhưng chưa được khoa học kiểm chứng. Bởi vậy trước khi quyết định áp dụng những phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa một cách kỹ lưỡng.
Viêm tai giữa thanh dịch nên ăn gì, kiêng gì?
Song song với quá trình điều trị bệnh, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn uống khoa học là việc hết sức cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát và bổ sung những chất giúp đẩy lùi viêm nhiễm.
Bị viêm tai giữa thanh dịch nên ăn gì?
- Trái cây, rau củ quả, nước ép tự nhiên trái cây khô,… giúp bổ sung vitamin, chất xơ hạn chế nguy cơ ù tai
- Vitamin C trong cam, chanh, việt quất,… giúp tăng cường sản sinh bạch cầu giúp tiêu diệt mầm bệnh, chứa chất chống oxy hóa nâng cao hệ miễn dịch
- Thực phẩm tươi, nhiều đạm, giàu omega – 3 tự nhiên như cá béo (cá thu, cá trích, cá ngừ,…)
- Vitamin A, kẽm trong cà chua, cà rốt, gan bò, cà tím, đỗ lạc giúp giảm sưng viêm tốt, tăng cường thính lực và bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong tai
- Bổ sung nhiều dầu thực vật như dầu oliu, dầu dừa giúp kháng khuẩn hiệu quả
- Sử dụng nước tinh khiết để ăn và uống, tránh dùng nước máy có chứa nhiều chất khử và clo
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng, chủ yếu là bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ, kẽm để cơ thể khỏe mạnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh và tăng cường thính lực.
Viêm tai giữa thanh dịch cần kiêng ăn gì?
Một số nhóm thực phẩm có thể làm trầm trọng hơn những biểu hiện của viêm tai giữa khiến bệnh mãi không khỏi. Bạn đọc cần tránh những đồ ăn như dưới đây để kiểm soát tình trạng viêm tai giữa được tốt hơn.
Đối với người lớn:
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
- Không ăn đồ ăn khô cứng bởi có thể gây đau tăng lên ở vùng tai giữa, ảnh hưởng đến cấu trúc tai khi đang bị viêm
- Không nhai kẹo cao su hoặc thực hiện hành động cần đến hoạt động nhai lặp lại nhiều
- Tránh xa những món ăn nhiều đường hoặc làm tăng lượng đường huyết trong máu như bánh ngọt, kẹo, socola, bánh mỳ,…
- Hạn chế ăn hải sản, thịt đỏ, sữa béo và những sản phẩm làm từ sữa
- Không ăn đồ chiên rán giòn, đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật bởi chúng làm gia tăng các cơn đau tại tai
- Đổi từ mỡ động vật sang dầu thực vật để tăng cường bổ sung vitamin tự nhiên
- Tuyệt đối tránh ăn đồ như xôi, bánh,… vì chúng gây tăng ứ đọng dịch mủ trong màng nhĩ, gây viêm sưng rộng hơn.
Đối với trẻ nhỏ:
- Viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ em cần phải cho trẻ kiêng những đồ ăn cứng, dai khiến cơ hàm hoạt động nhiều. Những món ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều đường cũng cần hạn chế tránh tạo thành đờm vướng ở cổ họng.
- Không cho trẻ ăn nhiều đồ hải sản như tôm, cua,… để tránh tạo mủ và đau nhức gia tăng
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm tai giữa tiết dịch tại nhà
Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh lý có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được lưu ý và điều trị. Những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa dưới đây sẽ giúp bạn đọc kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình.
- Sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt chườm lên vùng tai bị sưng đau để giảm sưng và khó chịu
- Áp tai lên gối và nằm nghiêng sang một bên để giúp dịch mủ có thể chảy xuống. Hãy kê một miếng giấy thấm tránh dịch nhầy dây ra gối
- Có thể sấy khô dịch bằng cách dùng máy sấy, lưu ý để cách xa tai để tránh bỏng
- Rửa tai, mũi, họng hàng ngày với nước muối sinh lý 0,1%. Ngoài ra đối với tai có thể sử dụng thêm keo bạc để rửa giúp tiêu diệt vi khuẩn
- Sử dụng một số loại tinh dầu riêng biệt cũng có khả năng cải thiện viêm tai giữa thanh dịch bởi trong tinh dầu có chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên phòng ngừa vi khuẩn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thêm về thói quen sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều trị bệnh như sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách lành mạnh để làm giảm bớt áp lực căng thẳng và stress
- Vệ sinh vùng tai sạch sẽ hàng ngày tránh để lây lan vi khuẩn sang các vùng lân cận
- Nên điều trị dứt điểm một số bệnh lý có liên quan như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,… tránh biến chứng mãn tính
- Không tự ý dùng thuốc nhỏ tai bất kỳ mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
- Tuyệt đối không dùng thuốc đắp hay bôi bên ngoài tránh vi khuẩn lây lan và nhiễm trùng nặng nề hơn
- Không nên sử dụng tăm bông hay các vật nhọn cho vào trong tai để lấy rỉ tai hoặc đẩy dịch mủ ra ngoài bởi điều này có thể gây tổn thương tai, thủng màng nhĩ,… gây hậu quả lớn
- Tránh đi bơi trong khi đang bị viêm tai giữa hoặc viêm amidan
- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ tránh nấm mốc phát triển
- Thường xuyên thăm khám định kỳ để dự phòng biến chứng phát sinh và kịp thời điều trị các bệnh lý nếu có.
Viêm tai giữa thanh dịch hoàn toàn có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu bệnh nhân phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm tai giữa thanh dịch cũng như phương pháp trị bệnh hiệu quả ngừa tái phát.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!