Viêm Tai Giữa Theo Đông Y Và Phương Thuốc Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm tai giữa theo Đông y sử dụng bài thuốc uống, châm cứu được rất nhiều người bệnh ưa chuộng, tin tưởng dùng hiện nay. Để xác định rõ biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ về cơ chế chữa trị của những bài thuốc Đông y riêng.
Quan điểm của Đông y về viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở độ tuổi giới trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tình trạng phần ống tai giữa bị tổn thương bởi viêm nhiễm.
Theo Tây y nhận định, viêm tai giữa là bệnh xảy ra do sự xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn, virus hoặc do những ảnh hưởng của những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Tuy nhiên, Đông y lại quan niệm, viêm tai giữa là tình trạng nhiệt tà và phong độc ứ đọng lâu ngày khiến tích tụ huyết khí ở tai, lâu ngày sinh ra cảm giác đau nhức và sưng tấy.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu ở tai gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Lâu dần nếu không được kiểm soát kịp thời có thể chuyển thành thể mãn tính và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Cũng tương tự như phương pháp Tây y, Đông y tập trung vào điều trị từng giai đoạn riêng biệt giúp cải thiện tốt triệu chứng bệnh gây ra.
Điều trị viêm tai giữa theo Đông y đem lại hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Do đó, người bệnh thường được khuyên điều trị kết hợp giữa việc dùng thuốc uống và châm cứu bấm huyệt giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm tai giữa.
Ưu điểm chữa viêm tai giữa bằng Đông y:
- Điều trị bệnh từ căn nguyên, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát về sau.
- Sử dụng thảo dược tự nhiên có dược tính an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ.
- Tiết kiệm chi phí điều trị và phù hợp với mọi đối tượng.
Nhược điểm chữa viêm tai giữa bằng Đông y:
- Thời gian để bài thuốc phát huy được tối đa công dụng thường lâu hơn khi dùng thuốc Tây y.
- Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì trong quá trình điều trị, không bỏ dở giữa chừng.
- Thuốc thang thường mất nhiều thời gian đun sắc, mùi thuốc đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Các phương thuốc điều trị viêm tai giữa bằng Đông y
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm tai giữa một cách hiệu quả và rất đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh nên đến thăm khám tại các đơn vị Y học cổ truyền uy tín để được kê đơn bốc thuốc và hướng dẫn kỹ càng trong quá trình điều trị bệnh.
Điều trị viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính thường do các yếu tố phong, hàn, tà, nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây sưng đau, sốt váng và suy nhược cơ thể.
Bệnh thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ nhất là khi các bé vừa bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm,…
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện tình trạng đau nhức tai, chảy mủ ở tai, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi,… thì có thể áp dụng một số bài thuốc sau để điều trị:
- Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: Long đờm thảo, sài hồ, kim ngân hoa, đan bì, sinh địa, hoàng cầm, bạc hà, đương quy, cam thảo mỗi loại 12g.
Đem sắc uống đều trong ngày, mỗi ngày một thang. Có thể giữ lại phần bã để đun uống làm 3 lần/ ngày để thuốc thôi hết tinh chất ra ngoài.
- Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: Trạch tả, ngưu bàng, xa tiền, bạc hà, ý dĩ, cam thảo, kim ngân hoa, xương bồ, sài hồ, mộc thông mỗi loạn 10 – 12g.
Đem sắc uống đều 2 – 3 lần trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bài thuốc số 3
Nguyên liệu: Sinh địa, long đờm thảo, hoàng cầm, cam thảo, kim ngân hoa, liên kiều mỗi loạn 12 – 16g.
Bài thuốc này sử dụng trong trường hợp viêm tai giữa cấp tính có kèm theo sốt nhẹ, chảy dịch mủ ở tai có lẫn máu.
Đông y điều trị viêm tai giữa mãn tính
Khi viêm tai giữa cấp tính không được thăm khám, kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây nên viêm tai giữa mãn tính. Khi ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và thời gian kéo dài.
Viêm tai giữa cấp tính chia làm 3 thể, với mỗi thể lại có một bài thuốc điều trị riêng sao cho phù hợp nhất có thể như sau:
- Thể can kinh thấp nhiệt
Là tình trạng cấp tính của viêm tai giữa mãn tính, bệnh nhân biểu hiện với những cơn đau nhức trong tai, chảy mủ loãng vàng đặc dính, có mùi hôi.
Nguyên liệu: Long đờm thảo, sinh địa, sài hồ, cam thảo, chi tử, kim ngân hoa, hoàng cầm mỗi loại 8 – 12g. Đem sắc và uống trong ngày mỗi ngày 1 thang.
- Thể thận hư hay âm hư hỏa thượng viêm
Bệnh này thường gặp ở đối tượng lớn tuổi, dịch mủ chảy ra nhiều và thường xuyên hơn, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, lưỡi khô đắng, khó ngủ,…
Nguyên liệu: Thục địa, hoài sơn, chi mẫu, hoàng bá, trạch tả, kim ngân hoa, sài hồ, đan bì,… Đem sắc mỗi ngày 1 thang để uống đều đặn.
- Thể tỳ hư thấp nhiệt
Khác với thể thận hư, tỳ hư xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ với tình trạng dịch mủ chảy nhiều và kéo dài, suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
Nguyên liệu: Biển đậu, hoàng bá, cát cánh, hoàng liên, bạch truật, sa nhân, đẳng sâm, ý dĩ, cam thảo, trần bì, đương quy, phục linh,…
Đem sắc uống kiên trì trong khoảng 2 tuần, mỗi ngày 1 thang để bài thuốc có thể phát huy công dụng.
- Bài thuốc dùng trực tiếp
Khi viêm tai giữa ở thể mãn tính, người bệnh nên sử dụng thêm bài thuốc giúp tăng công dụng điều trị bệnh như sau:
Sử dụng băng phiến, hàn the, hoàng liên để tán thành bột mịn. Sau đó sử dụng giấy cứng cuộn thành phễu để đưa bột vào sâu trong tai.
Mỗi ngày thực hiện khoảng 1 – 2 lần và chú ý vệ sinh tai với nước muối sinh lý sạch sẽ trước khi thực hiện.
Kết hợp châm cứu, bấm huyệt chữa viêm tai giữa theo đông y
Trong quá trình điều trị, để những bài thuốc Đông y có thể phát huy được công dụng điều trị hiệu quả nhất và giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện bệnh, sớm hồi phục sức khỏe thì bác sĩ thường kết hợp thêm một liệu trình châm cứu bấm huyệt.
Phương pháp này giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt, giảm đau nhức.
Những huyệt thường được thực hiện châm cứu đó là:
- Huyệt Ế phong: Vị trí phía sau phần dái tai, ở phần lõm của gai xương chũm và góc hàm dưới. Huyệt nay chủ trị chứng ù tai, mất thính lực, viêm tai.
- Huyệt Phong trì: Huyệt này nằm ở hai bên của phần đáy sọ, ngay tại vị trí lõm giữa cơ thang và cơ trong ức đòn chũm.. Huyệt chủ trị viêm tai hay đau ù tai.
- Huyệt Thính cung: Huyệt nằm ở ngay phía trước của tai, có thể xác định một cách dễ dàng bằng việc há to miệng và ấn vào phần lõm xuống. Huyệt thính cung chủ trị điếc tai, viêm tai giữa,…
- Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ngay ở vị trí giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Thực hiện cong nhẹ ngón tay để xác định phần lõm của huyệt hợp cốc. Không áp dụng châm huyệt hợp cốc để điều trị cho phụ nữ đang mang thai.
Khi thực hiện châm cứu, nên châm thẳng và nhanh từ 0,5 đến 1 thốn ở huyệt để điều trị dứt điểm được tình trạng ù tai, viêm tai và giảm đau nhức.
Người bệnh nên áp dụng hàng ngày để sức khỏe được cải thiện một cách nhanh chóng.
Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt để trị viêm tai giữa theo Đông y, người bệnh cũng cần lưu ý nên xác định chuẩn xác vị trí và chức năng của các huyệt, tránh tình trạng thực hiện nhầm và không đem lại hiệu quả.
Tốt nhất, bệnh nhân nên nhờ đến sự giúp đỡ và hỗ trợ từ bác sĩ y học cổ truyền.
Điều trị viêm tai giữa theo Đông y đem đến hiệu quả vượt trội và an toàn, lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn để có được kết quả tốt nhất.
Người bệnh nên tham khảo bác sĩ chuyên môn kỹ lưỡng trong quá trình chữa trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!