Bị Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì, Bổ Sung Gì Để Nhanh Khỏi?
Nội dung bài viết
Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những biện pháp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên “viêm tai giữa kiêng ăn gì, nên ăn gì” thì không phải bệnh nhân nào cũng biết. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách nhóm thực phẩm cần ăn và nên tránh để giúp người bị viêm tai giữa sớm thoát khỏi bệnh.
Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm và sưng mủ phía bên trong tai. Bệnh gồm các triệu chứng như chóng mặt, đau tai, nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra trẻ em còn có biểu hiện kém ăn, sốt, quấy khóc. Khi không được ngăn chặn kịp thời, viêm tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để sớm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Quá trình kiêng cữ và chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với người bệnh. Bởi vì thực phẩm có tác động không nhỏ đến quá trình trị khỏi viêm tai giữa. Bên cạnh các loại đồ ăn giàu dinh dưỡng, bệnh nhân nên hạn chế những nhóm sau:
Thực phẩm gây dị ứng
Sữa, lúa mì, đậu nành, hải sản, ngô, trứng,… có thể là nguyên nhân làm bệnh viêm tai giữa chuyển biến xấu hơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, người bị dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác. Do vậy bệnh nhân nên hạn chế đưa nhóm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày.
Nhóm đồ ăn gây viêm
Đồ ăn gây viêm là nguyên nhân chủ yếu làm kích thích quá trình tạo mủ. Điều này khiến bệnh nhân khó hồi phục hoàn toàn. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại tôm cua, thịt đỏ, đồ nếp, hải sản, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Các loại thực phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên xào sẽ làm bệnh ngày càng tồi tệ. Đặc biệt những gia vị cay như ớt tiêu, mù tạt,…có thể gây đau nhức, ù tai, thính giác ngày càng suy giảm.
Thực phẩm dạng sấy khô
Cam thảo, chà là, chuối sấy,… đều có thể làm tổn thương loa tai. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều chà là người bệnh sẽ bị choáng và đau đầu. Trong khi đó, cam thảo chứa nhiều chất làm tăng huyết áp, ù tai và ảnh hưởng đến mạng lưới tuần hoàn vi mạch ở loa tai.
Nhóm đồ ăn tăng đường huyết
Nếu ăn nhiều thực phẩm có đường, cơ thể sẽ giải phóng nội tiết tố insulin vượt mức bình thường. Từ đó làm giảm lượng đường huyết đột ngột và gây ù tai, chóng mặt.
Viêm tai giữa nên ăn gì?
Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa là đào thải chất mủ trong ống tai để đẩy lùi tình trạng tắc nghẽn. Do đó ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để hỗ trợ tốt quá trình điều trị.
Thực phẩm giàu chất béo omega – 3 và iot
Nhóm đồ ăn chứa chất béo omega – 3 và iot giúp sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm tai giữa. Người bệnh có thể tìm thấy các hợp chất này trong rong biển, cá biển, tảo, hàu, ghẹ. ốc,…
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin giúp cải thiện tình trạng nhức đầu do bệnh viêm tai giữa gây ra. Đồng thời nó còn tăng thính lực và bảo vệ lớp niêm mạc lót của tai ngoài. Vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều cà rốt, gan bò, dầu hướng dương,… để bổ sung vitamin A, E, D,… có lợi cho cơ thể
Nhóm đồ ăn giàu kẽm và kháng chất
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… là do cơ thể thiếu hụt chất kẽm. Vì vậy người bị viêm tai giữa nên bổ sung nhiều chất này để bảo vệ sức khỏe.
Đồ ăn giàu chất sắt và chất xơ
Bệnh nhân viêm tai giữa cần bổ sung đủ hàm lượng chất xơ và chất sắt cho cơ thể. Đặc biệt là những trường hợp bị ù tai nặng và có tiền sự thiếu máu. Các món ăn bổ sung hợp chất có lợi là rau dền, rau cải, rau muống, các loại thịt,…
Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà
Thịt gà chứa lượng lớn dinh dưỡng có lợi như kẽm, vitamin, canxi, magie,… Nhờ vậy thực phẩm có tác dụng: điều trị thiếu máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh theo mùa và cân bằng nội tiết tố Cortisol.
Do đó người bị viêm tai giữa có thể ăn thịt gà để bổ sung dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên bạn không nên ăn gà rán vì có thể khiến bệnh khó hồi phục hơn.
Thức ăn cho bé bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó phụ huynh nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ quá trình trị bệnh.
Nếu là trẻ sơ sinh, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ thay vì sữa bình. Bởi vì trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, các loại cá biểu, rong biển,…. Bởi vì các loại đồ ăn này sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Như vậy bài viết đã đưa ra thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh. Hy vọng từ đây bệnh nhân sẽ chú ý hơn về vấn đề viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì. Từ đó có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!