Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Thối Tai Là Gì, Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị & Phòng Ngừa

Thối tai là một từ trong dân gian để nói về tình trạng tai bị chảy nước và có mùi hôi. Dấu hiệu này cảnh báo người bệnh đang mắc phải những bệnh lý về tai. Vậy bệnh thối tai là gì, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?

Thối tai là bị gì? Có nguy hiểm không?

Thối tai là một bệnh lý của tai gây tình trạng tai chảy nhiều nước hay mủ có thể xuất hiện mùi hôi hoặc không.

Ngày nay, khi khoa học phát triển và nghiên cứu về hiện tượng tai chảy mủ, thường là do viêm tai, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm và được gọi chung là viêm tai giữa.

Thối tai là một bệnh lý xuất hiện chảy dịch tai kèm mùi hôi thối
Thối tai là một bệnh lý xuất hiện chảy dịch tai kèm mùi hôi thối

Bệnh thối tai không chỉ gây mặc cảm về tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hại như sốt cao, nôn ói, đau lan từ tai sang cả đầu, ớn lạnh, sụt cân một cách bất thường, tinh thần uể oải…

Bệnh hoàn toàn có thể gây ra điếc vĩnh viễn, viêm màng não, áp xe não, viêm ngoài màng cứng,… nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây thối tai

Theo nhận định của các chuyên gia tai – mũi – họng, thối tai gây ra chủ yếu bởi viêm nhiễm ở vùng niêm mạc tai, màng nhĩ.

Khi tai bị viêm, màng nhĩ bị thủng sẽ dẫn tới việc không còn vách ngăn bảo vệ vùng tai trong với môi trường bên ngoài. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng sinh và gây chảy dịch tai kèm mùi thối.

Dịch tai chảy ra ngoài có thể liên tục hoặc chảy theo từng đợt, màu sắc ban đầu thường trắng, sau sẽ chuyển sang vàng, vón cục như bã đậu, đặc và có mùi hơi tanh.

Chảy mủ sẽ thường kèm theo ù tai, có mùi hôi thối do nhiễm chất cholesteatoma (hợp chất có thể ăn sâu vào xương và gây lan lên não).

Bởi vậy, khi người bệnh nhận thấy ở tai chảy mủ và có mùi hôi, tanh, thối, đây là hồi chuông cảnh báo cho các bệnh lý về tai đang ở mức độ nặng, có nguy cơ biến chứng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu bệnh thối tai

Thối tai đặc trưng với tình trạng chảy dịch nhầy kèm mủ từ trong tai ra ngoài và có mùi hôi thối. Với từng nguyên nhân gây bệnh, thối tai lại có biểu hiện khác biệt:

Viêm tai ngoài (ống tai ngoài)

Đây là trường hợp viêm nhiễm nhẹ ở tai, do vi khuẩn tấn công hoặc mụn nhọt phát triển tại phần niêm mạc ống tai ngoài. Lâu ngày hình thành những ổ viêm hay mụn vỡ ra khiến cho tai chảy dịch, có mùi.

Ngoài ra, bệnh còn có thể do việc không chịu khó vệ sinh vùng tai lâu ngày dẫn đến tích tụ ráy tai gây hôi thối.

Viêm ống tai ngoài hay viêm tai giữa đều gây hiện tượng chảy mủ trong tai và có mùi
Viêm ống tai ngoài hay viêm tai giữa đều gây hiện tượng chảy mủ trong tai và có mùi

Triệu chứng: Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa tai, thính lực suy giảm đáng kể, khô tai. Nếu để nước lọt vào trong tai sẽ thấy dịch vàng của ráy tai chảy ra, lợn cợn đốm màu vàng sẫm, mùi khó chịu.

Tiêu biểu nhất là các nút biểu bì hình thành trong tai do không được vệ sinh sạch sẽ gây mùi hôi thối rất nhiều.

Người ngồi gần đã có thể ngửi thấy mùi và không thể chịu nổi. Ngoài ra thì các bệnh lý như nấm tai, viêm da, chàm,… cũng gây hiện tượng chảy mủ tai nhưng không có mùi.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa cũng là bệnh lý nhận biết tình trạng thối tai. Bởi vì, khi bị viêm tai giữa thường đi kèm với hiện tượng chảy dịch mủ tai, dịch mủ ban đầu màu trắng, sau có thể chuyển sang xanh hoặc vàng tùy vào viêm nhiễm.

Triệu chứng: Đau ù trong tai, nhức đầu, chóng mặt, sốt, chán ăn, thính lực suy giảm. Dịch mủ chảy liên tục, ban đầu không có mùi, sau chuyển sang hôi thối, đây là lúc bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu có thể xuất hiện đơn lẻ cảnh báo tình trạng thối tai như sau:

  • Sốt cao và đau trong tai một bên.
  • Ở trẻ em thường sốt cao, tiêu chảy và đưa tay lên bứt tai nhiều lần.
  • Tai ướt, chảy dịch tai.
  • Thính lực suy giảm, nghe kém hoặc mất thính lực đột ngột.
  • Chóng mặt, buồn nôn.

Cách chẩn đoán thối tai có mủ

Để đưa ra phác đồ điều trị một cách chính xác và hiệu quả nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và tư vấn chữa bệnh kịp thời.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước kiểm tra lâm sàng và hỏi thăm về tiền sử bệnh lý liên quan để có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh cũng như mức độ hiện tại.

Có thể quan sát bằng mắt thường nhằm đánh giá biểu hiện bệnh và chất lượng dịch mủ chảy ra.

Kiểm tra thính lực đồ để đánh giá tình trạng bệnh
Kiểm tra thính lực đồ để đánh giá tình trạng bệnh

Sau đó, người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm như : nội soi vùng tai, mũi, họng, chụp CT để phân tích những tổn thương tại niêm mạc tai, đánh giá mức độ ảnh hưởng tới màng nhĩ, xương chũm, đo thính lực đồ, kiểm tra độ rung màng nhĩ, xác định dấu hiệu Cholesteatoma,…

Có thể phân tích dịch tai để xác định chính xác nguyên nhân nào gây ra tình trạng thối tai, từ đó có những bước chỉ định thuốc kháng sinh, tiêu viêm phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả.

Thối tai hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm một cách rất dễ dàng khi bệnh mới khởi phát và đang ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên thời gian điều trị hay cách thức điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Cách điều trị viêm tai gây hôi thối hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị tình trạng tai chảy dịch mủ và có mùi hôi rất hiệu quả.

Người bệnh cần căn cứ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và lắng nghe tư vấn từ phía chuyên gia để có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị đúng đắn nhất.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Ưu tiên số một của bệnh nhân hiện nay hay kể cả đối với bác sĩ chuyên khoa đều là sử dụng biện pháp Tây y để điều trị chứng thối tai.

Tây y có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao và nhanh chóng, kiểm soát tốt bệnh lý,…

Bị thối tai nên uống thuốc gì?

Đối với những bệnh nhân bị viêm nhiễm ở tai nhưng chưa thấy chảy mủ hoặc chảy dịch ít, mùi hơi tanh hay chỉ hơi hôi thì đều có thể sử dụng thuốc uống để điều trị bệnh.

Một số thuốc cơ bản thường được kê để chữa trị là:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn và ức chế chúng tái sinh sôi trong vùng niêm mạc tai. Thuốc kháng sinh không được kê nếu viêm tai xảy ra do yếu tố virus gây bệnh.
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc tai, cải thiện đau nhức trong tai.
  • Thuốc nhỏ tai: Có công dụng làm loãng dịch mủ để đẩy ra ngoài tai, giảm phù nề, giúp ống tai trở nên thông thoáng và tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp tại niêm mạc tai.
  • Thuốc hạ sốt: Được dùng trong trường hợp viêm tai chảy mủ có kèm theo sốt cao do vi khuẩn gây ổ viêm trong niêm mạc.

    Sử dụng thuốc tây y điều trị tai có mùi hôi hiệu quả
    Sử dụng thuốc tây y điều trị tai có mùi hôi hiệu quả

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Khi bệnh thối tai trở nặng kèm những cơn đau giật khó chịu trong tai, sốt cao, buồn nôn,… và không đáp ứng với những biện pháp điều trị thông thường.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra hướng phẫu thuật.

  • Trích dẫn lưu mủ: Nếu mủ tích tụ trong tai quá nhiều, đặc biệt là phần tai sau màng nhĩ và có nguy cơ gây thủng màng nhĩ, chảy mủ hôi thối thì có thể trích rạch một phần màng nhĩ để giúp thoát dịch.
  • Đặt ống dẫn lưu: Nếu dịch mủ trong tai nhiều nhưng chưa gây áp lực lên màng nhĩ, chỉ gây lùng bùng tai, ù tai và nghe kém. Người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn đặt ống dẫn lưu giúp thông dịch dễ dàng hơn. Ống này được đặt cố định trong tai và có thể tự rơi ra sau 6 – 12 tháng. Trong trường hợp ống không tự rơi ra ngoài, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật lấy ống ra ngoài.
  • Vá màng nhĩ: Khi thối tai kéo dài dẫn đến thủng màng nhĩ và gây điếc, người bệnh cần được thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ ngay để tránh bị điếc vĩnh viễn.
  • Chích nhọt trong ống tai: Nếu hiện tượng thối tai chảy mủ là do mụn nhọt trong ống tai gây ra, có thể thực hiện chích nhọt khi mụn đã già và sát trùng sạch sẽ.
  • Kích sóng âm: Tình trạng các tế bào cảm thụ âm thanh kém, nên thực hiện kích sóng âm để lấy lại cảm giác của tai.

Khi điều trị viêm tai gây hôi thối cần đặc biệt lưu ý:

  • Không nhỏ oxy già vào trong tai: Tự ý dùng oxy già để nhỏ vào tai khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Chọn nhầm loại oxy già trên 13% hoàn toàn có thể gây hủy hoại những tế bào sống tại niêm mạc tai.
  • Không rắc thuốc kháng sinh vào tai: Nhiều người bệnh có thói quen rắc thuốc kháng sinh trực tiếp vào vùng bị tổn thương. Tuy nhiên việc rắc bột thuốc kháng sinh vào tai sẽ gây nên bít tắc lỗ tai, bệnh trở nên trầm trọng.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hay lạm dụng thuốc: Việc tự mua thuốc điều trị, tự thay đổi lượng thuốc sử dụng, lạm dụng thuốc lâu ngày gây hại rất nhiều cho sức khỏe, tích tụ độc tố trong gan, thận, nhờn thuốc, kháng thuốc.

Điều trị thối tai bằng Đông y

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y đắt đỏ và mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn, người bệnh cũng có thể lựa chọn điều trị chứng viêm thối tai bằng những bài thuốc Đông y.

Đông y có ưu điểm điều trị tận gốc của bệnh, đồng thời hỗ trợ nâng cao sức đề kháng giúp phòng bệnh tốt hơn.

Những bài thuốc Đông y đều sử dụng 100% dược liệu tự nhiên là những cây cỏ có chứa hàm lượng kháng sinh, kháng viêm cao, điều trị các bệnh lý rất tốt.

Bài thuốc luôn an toàn, lành tính trong sử dụng và không gây ra tác dụng phụ khi điều trị lâu dài.

Nhược điểm của Đông y là thời gian điều trị thường lâu hơn do sử dụng phương pháp tự nhiên chữa trị.

Người bệnh mất thời gian để đun sắc những bài thuốc thành nước uống để sử dụng trong ngày, kiên trì trong khoảng 1 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Song song với bài thuốc uống, người bệnh có thể kết hợp thêm phương pháp châm cứu, bấm huyệt theo y học cổ truyền, đặc biệt là các huyệt vùng đầu, tai.

Điều này giúp cho kinh mạch được lưu thông, giãn cơ, giảm đau nhức, tăng tốc độ cải thiện bệnh.

Mẹo chữa thối tai tại nhà

Nếu viêm tai gây hôi thối chỉ mới chớm và còn nhẹ thì bệnh nhân cũng có thể điều trị bệnh tại nhà bằng các mẹo nhỏ dân gian.

Những phương pháp này thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả trong chữa trị.

Cây lá bỏng giúp trị bệnh tại nhà khi bệnh còn nhẹ
Cây lá bỏng giúp trị bệnh tại nhà khi bệnh còn nhẹ

Một số bài thuốc sử dụng lá rau diếp cá, lá cây bỏng hay lá hẹ thường xuyên được sử dụng để trị thối tai ở nhà.

Sử dụng lá cây đem rửa sạch, chắt nước để nhỏ vào tai khoảng 2 – 3 giọt/ lần để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm sưng và thoát dịch mủ tại tai rất hiệu quả.

Lưu ý rằng người bệnh không nên chủ quan trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy việc áp dụng mẹo chữa dân gian sau 2 – 3 ngày nhưng vẫn không thấy bệnh thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị bằng những phương pháp khoa học hơn.

Biện pháp phòng ngừa thối tai an toàn

Để điều trị và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm ở tai gây chảy dịch và có mùi hôi thối, người bệnh cần lưu ý trong những vấn đề sau:

  • Luôn giữ vệ sinh tai sạch sẽ. Sử dụng nước muối loãng ấm để súc miệng, họng và vệ sinh tai hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Không đi bơi lội hoặc để nước bắn vào tai trong quá trình điều trị.
  • Giữ môi trường sống khô thoáng, vệ sinh nhà ở thường xuyên để cải thiện bệnh và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh liên quan đến tai mũi họng, bệnh về đường hô hấp, răng miệng.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt,…
  • Ở trẻ nhỏ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hạn chế cho trẻ bú bình, bế cao đầu khi bú, không cho ngậm núm vú giả.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
  • Nạo VA hay cắt amidan nếu cần thiết để loại bỏ viêm nhiễm.
  • Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về căn bệnh thối tai, những dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng người bệnh sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh thối tai dứt điểm.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *