Bà Bầu Bị Viêm Tai Giữa – Cách Chữa An Toàn Cho Thai Nhi

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đối mặt với rất nhiều đợt viêm nhiễm, trong đó có nhiễm trùng ở tai giữa. Vậy bà bầu bị viêm tai giữa cần làm gì để điều trị và chủ động phòng tránh?

Dấu hiệu viêm tai giữa khi mang bầu

Tai giữa là khu vực nằm ngay sau màng nhĩ của bạn. Chất lỏng bị tích tụ ở tai giữa không thoát ra ngoài được, cộng với việc vi khuẩn hoặc virus từ mũi và miệng lây lan vào sẽ gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này chính là là viêm tai giữa.

Tai giữa là khoảng không nằm phía sau màng nhĩ
Tai giữa là khoảng không nằm phía sau màng nhĩ

Viêm tai giữa thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng nó cũng không hiếm gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Ở người trưởng thành và phụ nữ mang thai, viêm tai giữa thường bao gồm các triệu chứng:

  • Đau ở 1 hoặc cả 2 tai
  • Có nước chảy ra từ trong tai
  • Sốt
  • Thính giác thay đổi, nghe khó
  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Sưng tai (phát hiện thông qua ống soi tai)
  • Mệt mỏi

Bà bầu bị viêm tai giữa do đâu?

Ở bà bầu, viêm tai giữa thường bắt nguồn từ cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp khác, như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan… Tai giữa nối với cổ họng bằng một ống gọi là ống eustachian.

Ống này giúp điều chỉnh áp suất, giảm áp lực giữa tai ngoài và tai trong. Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể gây kích ứng ống eustachian hoặc làm cho khu vực xung quanh nó sưng lên.

Từ đó làm chất lỏng trong tai giữa khó chảy ra ngoài. Chất lỏng này cứ tích tụ sau màng nhĩ. Vi khuẩn và virus có thể phát triển trong chất lỏng đó và gây ra viêm nhiễm.

Một trong những lý do khiến bà bầu có nguy cơ bị viêm tai giữa cao là do khi mang thai, khả năng miễn dịch của bà bầu yếu hơn bình thường. Điều này khiến họ rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh đường hô hấp.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở bà bầu:

  • Hút thuốc
  • Sống trong môi trường nhiều khói thuốc
  • Bị dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm
  • Nhiều ráy tai
  • Ngủ nghiêng nhiều

Viêm tai giữa ở bà bầu có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nếu là cấp tính, viêm tai giữa tuy gây ra đau đớn nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

Trong khi đó, viêm tai giữa mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở tai trong và tai giữa.

Đối với những phụ nữ đã bị viêm tai giữa mãn tính, họ cũng sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn khi mang thai.

Bà bầu bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới con không?

Miễn là viêm tai giữa không gây nhiễm trùng máu, nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Bên cạnh đó, nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và không lạm dụng thuốc.

Điều này cũng sẽ giảm thiểu tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc lên cả mẹ và bé.

Viêm tai giữa cấp tính nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trong trường hợp không kiểm soát kịp thời, viêm tai giữa cấp tính tiến triển thành mãn tính, đi kèm nhiều biến chứng từ nhẹ tới nguy hiểm.

Bao gồm:

  • Viêm tai giữa mãn tính
  • Viêm tai giữa ứ dịch hoặc chảy mủ
  • Suy giảm thính lực
  • Thủng màng nhĩ
  • Áp xe tai
  • Viêm màng não

Bà bầu bị viêm tai giữa phải làm sao?

Khi nghi ngờ bị viêm tai giữa, bà bầu nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh cũng như có được hướng điều trị phù hợp.

Bà bầu bị viêm tai giữa không nguy hiểm tới cả mẹ và con nếu biết điều trị đúng cách
Bà bầu bị viêm tai giữa không nguy hiểm tới cả mẹ và con nếu biết điều trị đúng cách

Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp chữa viêm tai giữa khi mang thai an toàn, hiệu quả.

Tự chăm sóc

Nhiều phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa hoặc một bệnh nhiễm trùng nào đó, thường lựa chọn phương pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên, hữu cơ (organic) hoặc không biến đổi gene ngay từ đầu.

Vì chúng sẽ ít gây ra tác dụng phụ và ít tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe. Tuy vậy, khi áp dụng bất cứ biện pháp nào được liệt kê dưới đây, bà bầu nên tham vấn bác sĩ, thầy thuốc trước.

Kỹ thuật thở đặc biệt

Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ thường hướng dẫn cho bệnh nhân kỹ thuật thở vô cùng đơn giản khi bị viêm tai. Bạn chỉ cần ngậm chặt miệng, bịt mũi và cố gắng thở bằng mũi.

Khi làm điều này, bạn sẽ cảm thấy có một tiếng vỡ nhỏ trong tai. Âm thanh này tương tự như cảm giác thay đổi áp suất khi thay đổi độ cao đột ngột (đi máy bay hoặc lên núi cao).

Phương pháp này không thể chữa viêm tai giữa triệt để, nhưng sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy dẫn lưu dịch từ tai giữa ra ngoài. Nó cũng hoàn toàn vô hại và rất đáng để thử khi bạn bị viêm tai giữa.

Giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic. Theo một nghiên cứu từ năm 2013, giấm táo có tính kháng khuẩn, có nghĩa là nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Một nghiên cứu khác từ Brazil cho thấy giấm táo cũng có thể chống nấm.

Nghiên cứu thứ ba được đăng tải trên Tạp chí Natural Product Research đã chỉ ra thêm lợi ích kháng virus từ thực phẩm lành mạnh này.

Bà bầu có thể dùng giấm táo pha với nước ấm để vệ sinh tai theo các bước sau:

  • Trộn giấm táo và nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Nhỏ 5 – 10 giọt hỗn hợp trên vào tai.
  • Dùng bông y tế để nút lỗ tai lại.
  • Ngiêng đầu hoặc nằm nghiêng về phía tai vừa nhỏ hỗn hợp để nước chảy ra, thấm vào bông.
  • Sau 5 – 10 phút, hãy bỏ bông ra.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tiếp trong vài ngày.

Mẹ bầu cũng có thể pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau và dùng hỗn hợp này để súc miệng. Tuy không hiệu quả bằng cách nhỏ tai, nhưng cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Chườm nóng hoặc lạnh

Bọc đá lạnh vào khăn hoặc nhúng khăn vào nước nóng, sau đó chườm lên tai bị viêm có thể giảm đau nhanh chóng và an toàn.

Nếu có thể, hãy chườm ấm và chườm lạnh xen kẽ, luân phiên nhau mỗi 10 phút.

Chườm túi muối

Cách làm này tương tự như chườm nóng hoặc lạnh, chỉ khác ở chỗ dùng muối ấm.

Chườm muối lên tai giúp giảm đau và sát trùng
Chườm muối lên tai giúp giảm đau và sát trùng

Các bước thực hiện:

  • Cho 100gr muối hạt vào chảo, rang nóng.
  • Cho muối nóng vào trong túi vải cotton sạch.
  • Đặt túi muối lên tai và chườm cho tới khi nguội hẳn.

Nhỏ tai bằng dầu olive

Theo một nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel), cùng với vitamin E và thảo dược, dầu olive có thể giúp giảm triệu chứng viêm tai giữa.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ấm vài giọt dầu olive nguyên chất rồi nhỏ vào tai. Không nên nhỏ dầu quá nóng, điều này có thể gây bỏng tai.

Tinh dầu

Tinh dầu tự nhiên có nguồn gốc từ các loài thực vật. Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tinh dầu tràm trà và tinh dầu húng quế có thể hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tai. Tinh dầu tràm trà có rất nhiều terpinen-4-ol giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.

Trong khi đó, tinh dầu húng quế đã được chứng minh giúp chữa lành viêm tai giữa cấp tính ở 56 – 81% chuột thí nghiệm.

Khi sử dụng tinh dầu để chữa viêm tai giữa, bà bầu nên tham vấn bác sĩ xem loại tinh dầu ấy có gây hại cho cơ thể hay không.

Luôn pha loãng tinh dầu với dầu nền (tỷ lệ 1 giọt tinh dầu pha với 1 thìa ca phê dầu nền) trước khi sử dụng. Một số dầu nền phổ biến mà bà bầu có thể sử dụng an toàn là dầu olive và dầu dừa.

Để chữa viêm tai giữa, bạn có thể dùng một miếng bông y tế thấm vào tinh dầu đã pha loãng. Sau đó đặt miếng bông này vào tai.

Điều này sẽ cho phép các loại dầu thấm từ từ vào ống tai. Cẩn thận không để miếng bông lọt sâu vào trong tai.

Bạn cũng có thể áp dụng dầu tràm trà hoặc dầu tỏi giống như cách làm với dầu olive.

Lưu ý: Tất cả những trường hợp bị thủng màng nhĩ đều không được nhỏ bất cứ dung dịch hay hỗn hợp nào vào tai mà chưa được bác sĩ cho phép.

Điều trị y khoa

Nếu triệu chứng duy nhất của bà bầu là đau tai, có thể đợi thêm 1 – 2 ngày trước khi đi khám. Đôi khi viêm tai giữa sẽ tự khỏi trong vài ngày.

Nếu cơn đau không thuyên giảm và bạn bị sốt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có thể. Nếu thấy có chất lỏng chảy ra từ tai hoặc khó nghe, bà bầu cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.

Sử dụng thuốc

Phần lớn phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa đều được bác sĩ chỉ định dùng Acetaminophen để giảm đau, hạ sốt.

Bên cạnh đó, các loại thuốc nhỏ tai bán theo đơn cũng giúp ích trong việc giảm các triệu chứng khó chịu do viêm tai mang lại. Những thuốc này có tác dụng nhanh, ít tác dụng phụ.

Đối viêm viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, bà bầu có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh. Có một số loại kháng sinh không được coi là an toàn trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ).

Một số loại khác được đánh giá là an toàn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).

Bà bầu bị viêm tai giữa nên thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh
Bà bầu bị viêm tai giữa nên thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh

Mỗi quốc gia đều công bố một danh sách các loại thuốc kháng sinh an toàn trong thai kỳ. Theo FDA Mỹ, một số kháng sinh được liệt kê dưới đây được phép sử dụng ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ:

  • Penicillin
  • Ampicillin
  • Clindamycin
  • Erythromycin
  • Amoxicillin

Ngược lại, có một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra dị tật bẩn sinh và các vấn đề sức khỏe đáng kể ở thai nhi. Bà bầu nên tránh bất kỳ kháng sinh nào có chứa muối hoặc hợp chất của:

  • Doxycycline
  • Minocycline
  • Tetracyclines (I)

Có 2 loại kháng sinh có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng cho thai nhi là dẫn xuất Nitrofuran và Sulfonamit. Bà bầu không được dùng thuốc này.

Luôn luôn nhớ rằng: Không có loại thuốc nào an toàn 100% cho bà bầu. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi không còn lựa chọn nào khác và dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

Phẫu thuật

Mổ viêm tai giữa là phương pháp cuối cùng mà bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nên thực hiện.

Trong những trường hợp dưới đây, bệnh nhân buộc phải mổ viêm tai giữa để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng:

  • Viêm tai giữa tái phát liên tục, không đáp ứng khi sử dụng thuốc.
  • Viêm tai xương chũm mạn tính. Đây là tình trạng nhiễm trung nghiêm trọng ở xương chũm phía sau tai.
  • Có cholesteatoma trong tai. Đây là một khối tế bào da bất thường mọc trong tai, buộc phải cắt bỏ.
  • Bà bầu bị viêm tai giữa ứ dịch nặng.

Tùy vào từng trường hợp mắc viêm tai giữa cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa khác nhau.

Một số phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa thường được chỉ định cho bệnh nhân:

  • Mở thượng nhĩ
  • Mở sào bào
  • Mở thượng nhĩ – sào bào
  • Khoét rỗng đá chũm
  • Phẫu thuật rạch màng nhĩ
  • Chèn ống thông tai
  • Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa (kết hợp với mở thượng nhĩ – sào bào)
  • Cắt amidan hoặc VA

Phẫu thuật thường được chỉ định đối với những tình trạng viêm tai giữa đặc biệt nghiêm trọng. Nó chủ yếu được hoãn lại cho đến sau khi sinh để loại trừ bất kỳ rủi ro nào cho cả mẹ và bé.

Cách phòng ngừa bị viêm tai giữa khi mang thai

Để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng trong tai, hãy học cách vệ sinh tai khoa học:

  • Chỉ sử dụng tăm bông ở ống tai ngoài, không thọc sâu vào bên trong.
  • Làm mềm ráy tai bằng nước muối, glycerin hoặc oxy già trước khi thực hiện các biện pháp lấy ráy tai.
  • Nếu cảm thấy có quá nhiều ráy tai, hãy đi khám tai mũi họng để được bác sĩ loại bỏ ráy tai an toàn.

Ngoài việc giữ cho đôi tai của bạn sạch sẽ, hãy làm theo các mẹo sau để bảo vệ đôi tai và phòng ngừa viêm tai giữa tái phát khi mang thai:

  • Đừng nhét những các vật nhỏ vào tai. Nó có thể mắc kẹt trong ống tai, gây tổn thương cho màng nhĩ và nhiều rủi ro cho tai.
  • Hạn chế nghe tiếng ồn lớn.
  • Hạn chế sử dụng tai nghe.
  • Tránh để nước rơi vào tai khi tắm hoặc bơi.
  • Lau khô tai sau khi bơi.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, khoa học nhằm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

  • Bỏ hút thuốc.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, như lông động vật, bụi phấn, bụi bẩn, mạt bụi, phấn hoa…
  • Thực hành rửa tay đúng cách.
  • Tiêm vắc xin cúm trường thời mang thai khoảng 3 tháng.
Đừng chủ quan với bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể khi mang thai
Đừng chủ quan với bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể khi mang thai

Tóm lại, đối với bà bầu bị viêm tai giữa, điều trị đúng cách có thể giúp loại bỏ bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra. Khi bị bất cứ vấn đề sức khỏe nào khi mang thai, bà bầu nên đi khám và thận trọng trong việc dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *