Đau Sau Tai Là Bị Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Đau sau tai là triệu chứng ít phổ biến nhưng vẫn có thể gặp hiện nay. Chúng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Nắm rõ được những nguyên nhân, dấu hiệu đau sau tai sẽ giúp bệnh nhân gia tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công.

Đau sau tai là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau sau tai là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau sau tai

Rất khó để phán đoán một cách chính xác rằng tình trạng đau sau tai của bạn nguyên nhân do đâu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau sau tai có thể kể đến như là:

Đau dây thần kinh chẩm

Đau sưng và viêm dây thần kinh chẩm là tình trạng đau đầu xảy ra do chấn thương, hoặc do dây thần kinh tọa bị chèn ép ở trong cổ lâu ngày.

Nguyên nhân có thể do người bệnh bị cong ở phần cổ họng lâu ngày gây nên. Ngoài ra, đau dây thần kinh chẩm cũng có thể do viêm nhiễm ở khớp cổ hay vai tạo thành.

Khi bị đau dây thần kinh chẩm, bệnh có thể gây ra những cơn đau nhói ở vùng cổ, lưng, sau tai. Cơn đau sẽ bắt nguồn từ cổ và đau lan dần lên phía trên.

Một số bệnh nhân có xuất hiện thêm những cơn đau vùng trán hoặc trong hốc mắt.

Viêm xương chũm

Xương chũm là xương nằm ở phía sau tai, chúng thường rất dễ bị viêm nhiễm khi bị vi khuẩn tấn công.

Bệnh viêm nhiễm tại xương chũm dễ xảy ra do tình trạng viêm tai giữa không được điều trị và kiểm soát kịp thời gây nên.

Viêm tai giữa cũng là yếu tố gây nên đau vùng sau tai
Viêm tai giữa cũng là yếu tố gây nên đau vùng sau tai

Viêm xương chũm có thể xảy ra ở mọi đối tượng hay lứa tuổi, nhưng chủ yếu thường gặp ở trẻ nhỏ do lúc này, cấu tạo ống tai của trẻ thường ngắn và hẹp dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Khi bị viêm xương chũm, bệnh nhân thấy xuất hiện tình trạng niêm mạc đỏ, sưng tấy và chảy dịch mủ từ tai. Ngoài ra bệnh cũng gây sốt, đau nhức đầu, đau sau tai và mất thính giác.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm nằm ở phần cuối của hàm gần tai, có nhiệm vụ giúp hàm thực hiện hoạt động đóng mở.

Nếu khớp thái dương hàm bị lệch hoặc rối loạn khớp thái dương hàm do tổn thương, viêm nhiễm khiến cho người bệnh thường bị đau sau tai và và khó khăn trong việc nhai nuốt.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ cảm nhận khớp xương hàm đau nhức, khó há miệng rộng hoặc nhai.

Bạn có thể nghe được những tiếng khớp lục cục trong quá trình hoạt động hàm, cứng hàm khiến miệng không thể đóng mở. Nếu khớp thái dương hàm không tự hết đau sau vài ngày thì cần đến sự can thiệp của y tế.

Các bệnh lý về răng miệng

Những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe ổ răng, viêm chân răng,… có thể gây nên tình trạng đau sau tai. Người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau đầu sau tai, đau quanh hàm và sốt nhẹ.

Bệnh lý về răng có thể được chẩn đoán thông qua kiểm tra răng miệng khi thấy những dấu hiệu ban đầu như hôi miệng, đau lợi, khó nhai,…

Dấu hiệu nhận biết đau sau tai? Khi nào cần đi khám?

Triệu chứng đau sau tai biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một số biểu hiện dễ nhận thấy nhất:

  • Đau ở một phần của vùng đầu hoặc đau cả hai phía đầu.
  • Đau lan sang hốc mắt, phần đáy mắt.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Cảm giác đau đớn đến đột ngột và dữ dội, xuất hiện những cơn đau giật phía sau tai phải, tai trái.
  • Da đầu trở nên nhạy cảm hơn.
  • Vận động cổ khó khăn.

Tình trạng đau sau tai, đau đầu thường rất dễ gặp và không phải bệnh lý nguy hiểm. Nếu đau đầu sau tai kèm theo những biểu hiện bất thường dưới đây, người bệnh nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau nhức sau tai ngày càng gia tăng với tần suất liên tục.
  • Có kèm thêm dấu hiệu của viêm tai giữa, nhiễm trùng tai.
  • Đã điều trị nhưng không thấy bệnh cải thiện.
  • Đau sau tai kèm sốt cao.
  • Cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.

    triệu chứng đau nhức vùng sau tai, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để điều trị sớm
    Khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức vùng sau tai, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để điều trị sớm

Những trường hợp sau cần được cấp cứu ngay bởi chúng có thể là dấu hiệu của những biến chứng nghiêm trọng:

  • Cơn đau đầu dữ dội và xuất hiện đột ngột.
  • Cơ hàm bị cứng đờ, không thể hoạt động.
  • Sốt cao kèm buồn nôn và khó thở.
  • Tính cách thay đổi.
  • Kém tập trung.
  • Lên cơn co giật.

Cách chẩn đoán đau đầu sau tai đúng cách

Để định hướng được phác đồ điều trị một cách hợp lý thì việc làm đầu tiên cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Bác sĩ có thể dựa vào quan sát thông thường, xét nghiệm máu và thăm hỏi tiền sử các bệnh lý để chẩn đoán sơ bộ.

Nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng tai sẽ được điều trị chuyên khoa bởi các bác sĩ tai mũi họng.

Nếu những dấu hiệu đau sau tai của người bệnh có nguy cơ giống với đau dây thần kinh chẩm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thuốc chặn thần kinh gây mê.

Nếu thuốc có khả năng giúp giảm đau, chứng tỏ rằng người bệnh đang mắc bệnh đau dây thần kinh chẩm.

Đối với chẩn đoán bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, sẽ tốt hơn nếu bạn thăm khám và điều trị tại khoa răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm các hình ảnh để nhận định chính xác tình trạng bệnh.

Khi người bệnh bị đau sau tai dai dẳng lâu ngày không khỏi mà không rõ nguyên nhân do đâu, cách tốt nhất bạn nên đến khám tại các chuyên khoa thần kinh.

Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh:

  • Tia X
  • Chụp cắt lớp CT
  • Chụp cộng hưởng từ ( MRI)

Người bệnh cũng nên đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần để kiểm soát tốt vấn đề răng miệng, ngăn ngừa những bệnh lý về răng gây đau nhức sau tai.

Điều trị đau nhức sau tai như thế nào để hiệu quả

Sau khi được chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức sau tai cũng như tình trạng hiện tại của bệnh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để thực hiện kê đơn thuốc điều trị.

Với từng nguyên nhân gây đau tai khác nhau sẽ có những cách điều trị riêng biệt.

Điều trị đau sau tai bằng Tây y

Một biện pháp điều trị nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và kiểm soát tốt biểu hiện lâm sàng của bệnh đó là sử dụng biện pháp tây y.

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát nhanh tình trạng bệnh
Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát nhanh tình trạng bệnh

Đối với đau dây thần kinh chẩm

Khi bị đau dây thần kinh chẩm, người bệnh có thể được kê những nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ (nếu có ích).

Nếu tình trạng đau đớn nghiêm trọng có thể chỉ định thêm thuốc giúp phong bế thần kinh hoặc tiêm trực tiếp corticosteroid vào vị trí sưng đau.

Bệnh lý liên quan đến dây thần kinh chẩm thường do vấn đề từ vùng cổ, vì vậy người bệnh nên hạn chế để vùng đầu hay cổ không hoạt động trong một thời gian dài.

Không nên nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, thiết bị điện tử,…

Ngoài ra, một số liệu pháp người bệnh có thể kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị như là:

  • Liệu pháp nhiệt cổ.
  • Xoa bóp kèm bấm huyệt đạo.
  • Vật lý trị liệu kết hợp tập luyện.
  • Tập yoga, ngồi thiền.

Đối với viêm xương chũm

Viêm xương chũm gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc và sẽ được điều trị bằng biện pháp sử dụng kháng sinh. Nếu viêm xương chũm ở tình trạng nặng, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm trực tiếp kháng sinh vào tĩnh mạch để kiểm soát bệnh.

Sau khi sử dụng kháng sinh và kháng viêm điều trị nhưng bệnh không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần được phẫu thuật rạch màng nhĩ hoặc cắt xương chũm để loại bỏ ổ viêm.

Bị rối loạn khớp thái dương hàm

Nếu người bệnh bị rối loạn khớp thái dương hàm gây đau sau tai, một số biện pháp sẽ được chỉ định để điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc giãn cơ.
  • Nẹp cố định khớp hàm hoặc bảo vệ miệng.
  • Kết hợp vật lý trị liệu.
  • Loại bỏ dịch khớp bằng cách chọc hút.
  • Tiêm trực tiếp corticosteroid.
  • Phẫu thuật nội soi khớp.
  • Phẫu thuật mở khớp hàm.

Bên cạnh đó, một số liệu pháp bổ sung có thể được sử dụng như sau:

  • Châm cứu, bấm huyệt.
  • Tập ngồi thiền và thư giãn.

    Tập yoga, ngồi thiền giúp thư giãn tâm trạng và hỗ trợ điều trị bệnh
    Tập yoga, ngồi thiền giúp thư giãn tâm trạng và hỗ trợ điều trị bệnh

Mẹo chữa đau sau tai tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống hoặc phẫu thuật điều trị những bệnh lý gây tình trạng đau đầu sau tai, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà nhằm giảm bớt đau nhức và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Chườm đá

Đau sau tai dù bị gây ra bởi nguyên gì người bệnh cũng có thể làm giảm bớt tình trạng đau nhức và sưng tấy bằng cách chườm đá lạnh.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một chiếc khăn ướt bọc vài viên đá lạnh để chườm lên vùng sau tai trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Đá lạnh sẽ giúp làm tê vùng bị đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi cơn đau xuất hiện.

Ăn tỏi sống

Tỏi được coi như một vị thuốc tự nhiên, có chứa hoạt chất allicin tác dụng như một loại kháng sinh.

Loại thực phẩm này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng đau hiệu quả đặc biệt là những các bệnh lý ở vùng tai.

Cách thực hiện: Ăn từ 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày để giúp giảm bớt tình trạng đau vùng sau tai.

Lưu ý: Tỏi có thể làm giảm tác dụng của một số loại kháng sinh, vì thế hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chườm nóng

Bên cạnh chườm lạnh, chườm nóng cũng có khả năng giúp làm ấm tai, thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu tại tai, từ đó giúp làm giảm đau nhức tạm thời.

Cách thực hiện: Lấy một chiếc khăn sạch rồi nhúng qua nước ấm, vắt khô để chườm lên tai trong khoảng 20 phút.

Ngủ cao đầu

Nếu người bệnh bị đau nhức sau tai, việc ngủ nằm ngửa dễ dẫn đến tình trạng áp lực tại vùng tai và khiến khó ngủ hơn.

Do đó, để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể kê cao gối khi ngủ nhằm giảm bớt áp lực trong tai, từ đó giúp giảm đau.

Kê cao gối khi ngủ giúp giảm bớt áp lực trong tai
Kê cao gối khi ngủ giúp giảm bớt áp lực trong tai

Đặt ống tai

Nếu đau vùng sau tai nguyên nhân do viêm tai giữa gây ra, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp đặt ống tai để giúp dẫn lưu dịch ra ngoài và bảo vệ ổ tai được thông thoáng, hết ứ dịch.

Đặt ống tai được thực hiện tại cơ sở y tế và người bệnh có thể về ngay trong ngày.

Phòng ngừa đau vùng sau tai tái phát

Đau đầu sau tai là triệu chứng phổ biến và thường dễ xảy ra mỗi khi người bệnh mắc phải tình trạng bệnh nào đó. Bởi vậy, để giảm bớt nguy cơ đau sau tai, bạn đọc có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Chú ý những tư thế đúng: Tư thế đúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Luôn giữ vùng đầu và cổ của chúng ta vận động một cách linh hoạt. Không nên giữ ở một tư thế quá lâu bởi chúng có thể gây chèn ép dây thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng laptop hay thiết bị cầm tay: Việc giữ nguyên một tư thế hoặc cúi xuống trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng nhiều đến vùng cổ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nếu người bệnh làm văn phòng hoặc phải ngồi cả ngày, có thể đứng dậy và đi lại xung quanh để vận động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi một cách hợp lý có thể ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên ăn uống đúng giờ và ăn đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe, nâng cao đề kháng cơ thể và giảm bớt tình trạng đau đầu.
  • Ngủ đủ giấc: Việc sinh hoạt một cách hợp lý và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm bớt tình trạng đau sau tai. Hãy đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ số tiếng quy định để xua tan căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày làm việc.
  • Tập luyện thể dục, thể thao: Nên tập luyện thể thao vừa sức, tập yoga, ngồi thiền để nâng cao sức khỏe và thư giãn tinh thần.
  • Vệ sinh răng miệng, tai: Cần vệ sinh vùng tai, mũi, họng với nước muối loãng hàng ngày hoặc nước muối sinh lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và phòng tránh viêm nhiễm.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nên thăm khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, đặc biệt là những bệnh đã có tiền sử bệnh lý và dễ có khả năng tái phát. Khám định kỳ giúp người bệnh phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh về sau.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cần biết về triệu chứng đau sau tai cũng như phương pháp cải thiện, điều trị hiệu quả. Hi vọng người bệnh có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt chứng đau sau tai tránh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

3.7/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *