Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? [Chi Tiết]

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em sơ sinh (đặc biệt là từ 6 tháng đến 2 tuổi). Vậy bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác và chi tiết nhất về vấn đề này.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Tuy nhiên, do sức đề kháng kém và cấu trúc tai còn chưa hoàn thiện, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.

Cụ thể, vòi nhĩ là bộ phận có nhiệm vụ kết nối giữa vùng tai giữa với phần sau của mũi và họng, giúp cân bằng áp lực. Nhưng ở trẻ sơ sinh, cấu tạo của bộ phận này còn ngắn và ngang hơn so với người lớn. Chính vì vậy, vi khuẩn, dịch nhầy hay chất lỏng rất dễ xâm nhập vào khu vực tai giữa gây viêm nhiễm.

Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, đau tai khi bị viêm tai giữa
Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, đau tai khi bị viêm tai giữa

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh biểu hiện như sau:

  • Sốt và viêm mũi

Đây được xem là những triệu chứng đầu tiên của trẻ khi bị viêm tai giữa. Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh mà trẻ sẽ có độ sốt khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C. Đồng thời kèm theo hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi…

Các biểu hiện này khá giống với sốt do thời tiết thay đổi hoặc do cảm cúm. Tuy nhiên, để bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ vẫn cần hết sức lưu ý, không loại trừ bất cứ khả năng nào.

  • Đau tai

Trẻ bị đau tai thường có xu hướng đưa tay lên tai dụi và kéo… Trẻ có những phản ứng như quấy khóc nhiều, bỏ bú bỏ ăn… Việc kiểm tra màng nhĩ của con thông qua mắt thường rất khó phát hiện ra vì lỗ tai của trẻ nhỏ và hẹp.

Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện những bất thường trong tai thông qua hình dạng và cấu tạo của màng nhĩ.

  • Rối loạn tiêu hóa

Một biểu hiện khác nếu trẻ bị viêm tai giữa là trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa. Lúc này, trẻ có thể gặp phải những vấn đề như nôn trớ, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy…

Tất nhiên không loại trừ khả năng do một số nguyên nhân khác gây ra. Nhưng nếu vừa rối loạn tiêu hóa vừa xuất hiện dịch, nước chảy ở tai thì chắc chắn phải đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra.

  • Chảy dịch/ mủ

Khi tai bắt đầu xuất hiện mủ, chứng tỏ bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn. Khi tai có dịch mủ thì các triệu chứng sốt cao sẽ giảm. Tiêu hóa trở lại bình thường và trẻ cũng bớt quấy khóc hơn.

Lúc này, bố mẹ thường lầm tưởng rằng bệnh đã tự khỏi. Tuy nhiên nếu thấy mủ chảy ra từ trong tai thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp để được điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 6 tháng tuổi - 3 tuổi
Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 6 tháng tuổi – 3 tuổi

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh đều có thể tự khỏi trong 3 – 4 ngày ngay cả khi không sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu em bé có hệ miễn dịch kém hoặc tình trạng nhiễm trùng không phải do vi khuẩn gây ra thì bệnh sẽ có diễn biến phức tạp hơn.

Thực tế cho thấy, bố mẹ thường khó nhận biết các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Lý do là vì trẻ còn quá nhỏ nên chưa thể mô tả được tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, nhiều trường hợp viêm tai giữa ở trẻ đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra như sau:

  • Ảnh hưởng thính giác: Viêm nhiễm kéo dài dễ dẫn tới tình trạng nghe kém. Bệnh thường sẽ hồi phục khi nhiễm trùng qua đi. Nhưng nếu nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nghe kém nặng, thậm chí là điếc hoàn toàn.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Hậu quả của việc nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Từ đó, việc học tập cũng như các vấn đề về xã hội và giao tiếp hành vi cũng gặp khó khăn.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng và có sự liên quan mật thiết tới các bộ phận này. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sự lan tràn nhiễm trùng sang các mô xung quanh gây viêm mũi, viêm phổi, áp xe não… có thể đe dọa đến tính mạng.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa?

Đối với trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe của trẻ, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Trường hợp trẻ bị sốt, bố mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt. Sau đó dùng nước ấm để lau người cho bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và làm mát cơ thể.
  • Mẹ nên cho con bú nhiều hơn để tăng cường sức để kháng. Chú ý, khi cho trẻ bú, mẹ hãy nâng cao đầu trẻ để tránh tình trạng sữa chảy ngược vào vòi nhĩ, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được chỉ định phương pháp hợp lý. Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi thăm khám nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào bất thường
Cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi thăm khám nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào bất thường

Bên cạnh các biện pháp xử lý nhanh, bố mẹ cũng cần bỏ túi một vài cách phòng ngừa viêm tai giữa tại nhà đúng cách cho trẻ sơ sinh:

  • Không để nước xâm nhập vào tai trẻ vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và viêm nhiễm phát triển…
  • Khi bú, mẹ nên nâng nhẹ đầu con lên để tránh sữa chảy vào vòi nhĩ. Không để em bé vừa nằm vừa bú bình…
  • Trong trường hợp tắm, không may bố mẹ lỡ để 1 vài giọt nước rơi vào tai trẻ thì hãy để bé nằm nghiêng đầu và kéo nhẹ vành tai cho nước thoát ra ngoài.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những môi trường dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, khói thuốc lá…
  • Nên điều trị triệt để những dấu hiệu viêm mũi, ho, viêm họng để tránh các biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo em bé được tiêm chủng vacxin đầy đủ theo đúng quy định của quốc gia, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp
  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng, phóng chống một số bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra…
  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ và tay, chân
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với nhiều tiếng ồn, tạp âm mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của trẻ
  • Để kích thích sự phát triển thính giác của con, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện hàng ngày với bé thông qua những lời rát ru, trò chuyện với bé, nghe nhạc…

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Bất luận trẻ ở độ tuổi nào, nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay những triệu chứng nhiễm trùng liên quan đến tai mũi họng, hãy đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *