Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Cách Chữa Viêm Tai Giữa Tại Nhà Và Lời Khuyên Y Tế

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên và quen thuộc trong đời sống nên được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, phương pháp này còn dễ thực hiện nên được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả top 10 mẹo điều trị tại nhà phổ biến nhất hiện nay.

Top 10 cách chữa viêm tai giữa tại nhà

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm và tổn thương phía bên trong tai giữa. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này. Trong đó một số mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà sau đang nhận được sự quan tâm từ người bệnh:

Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ

Công dụng:

Lá hẹ mang tính nhiệt, vị hơi chua cay. Tác dụng chính là ôn trung, tán độc, hành khí,… Khi đi vào kinh can sẽ điều trị hiệu quả các bệnh về thận. Y học hiện đại cũng cho thấy, hẹ có nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra cây hẹ còn chứa hoạt chất kháng sinh chống được tụ cầu và nhiều vi khuẩn có hại.

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị viêm tai giữa

Thực hiện:

  • Cách 1: Lá hẹ rửa thật sạch rồi mang Tiếp theo chắt nước cốt vào một lọ nhỏ và bơm trực tiếp vào tai. Mỗi ngày thực hiện phương pháp này từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cách 2: Lá hẹ tươi sau khi rửa sạch sẽ cắt khúc khoảng 10 cm. Tiếp theo cho nguyên liệu vào nồi, thêm một chút phèn chua và đem hấp cách thủy. Sau khi tạo thành hỗn hợp thì đem đi nghiền thật nhuyễn. Lọc bã và chắt nước để dùng hằng ngày. Mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt dung dịch vào tai.

Cách trị viêm tai giữa bằng cây sống đời

Công dụng:

Loại cây này có tính mát, giúp giải nhiệt và đẩy lùi cảm giác nóng rát tại tai giữa. Đồng thời người bệnh sẽ được tiêu viêm, giảm sưng, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm tại tai giữa.

Thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá cây sống đời và để ráo
  • Tiếp theo nghiền thật nát để lấy nước cốt.
  • Dùng dung dịch này nhỏ 1 – 3 giọt vào tai.
  • Người bệnh nên áp dụng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Chữa viêm tai giữa bằng lá kinh giới

Công dụng:

Trong láy kinh giới chứa các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Có thể kể đến như sắt, mangan, acid béo omega 3 cùng các chất chống oxy hóa. Đồng thời thảo dược có hơn 40 thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là Flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp tiêu viêm, sát khuẩn và đẩy lùi viêm nhiễm.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu gồm cam thảo, lá kinh giới, ngân hoa, xương bồ, cây hoa xuyến chi, liên kiều.
  • Trộn chung tất cả thảo dược và đun sôi với nước. Đến khi nước giảm một nửa thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày uống 3 bát thuốc. Sau 10 – 15 ngày áp dụng, triệu chứng sẽ được thuyên giảm.

Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá

Công dụng: rau có vị chua cay, mùi tanh, tính mát, không mang độc. Tác dụng của diếp cá là thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn,… phù hợp khi điều trị trong Đông y.

Thực hiện:

  • Cách 1: Phơi ngoài nắng cho đến khi diếp cá khô lại. Sau đó đem thảo dược và táo đỏ sắc với nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Rửa thật sạch rau diếp cá và để ráo. Tiếp theo giả thật nát dược liệu để thu nước cốt nguyên chất. Lấy bông sạch thấm nước và chấm vào khu vực tai bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ ngày.
Người bệnh có thể điều trị viêm tai giữa bằng rau diếp cá theo nhiều cách khác nhau
Người bệnh có thể điều trị viêm tai giữa bằng rau diếp cá theo nhiều cách khác nhau

Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua

Công dụng:

Tên gọi khác của phèn chua là phàn thạch, minh phàn, khô phàn,… Đây là loại muối không màu hoặc có màu trắng và tan được trong nước. YHCT quan niệm, phèn mang tính hàn, không độc, đi vào kinh tỳ để sát trùng, giảm ngứa ngáy, kháng viêm, diệt khuẩn.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 0,5g phèn chua và ngũ bột tử. Tiếp đến cho hai nguyên liệu lên một miếng sắt đặt trên bếp để đun nóng.
  • Khi thấy đường phèn chảy ra và quện chung với ngũ bột tử thì tắt bếp. Nghiền nát hỗn hợp thành bột mịn rồi cho vào 1 chiếc lọ sạch.
  • Sau đó vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước oxy già.
  • Lấy hỗn hợp cho vào một tờ giấy và cuộn thành hình chiếc phễu, đưa đầu nhỏ đến gần tai và bắt đầu thổi thuốc vào phía bên trong.
  • Khi áp dụng cách chữa này, người bệnh nên ngừng sử dụng kháng sinh trong 24 giờ.

Dùng sáp ong trị viêm tai giữa

Công dụng:

Sáp ong là một khối màu vàng và có nhiều lỗ nhỏ. Nó được hình thành bởi ong mật thuộc chi Apis. Sáp ong chứa nhiều thành phần quan trọng như acid phenethyl ester (CAPE), caffeine, các nhóm vitamin, bioflavonoids và các khoáng chất khác. Vì vậy nó có tác dụng giảm đau, cải thiện sưng, viêm, tiêu chảy, nấc cụt, hỗ trợ làm mềm và dưỡng ẩm cho da.

Sáp ong không chỉ mang tới tác dụng điều trị viêm tai giữa mà còn giúp làm đẹp da
Sáp ong không chỉ mang tới tác dụng điều trị viêm tai giữa mà còn giúp làm đẹp da

Thực hiện:

  • Sử dụng sáp ong rừng để vắt lấy sáp và bỏ phần mật. Tiếp theo bạn đun nóng cho tan sáp rồi phết lên tờ giấy mỏng.
  • Lưu ý, nên thực hiện bước này khi sáp còn nóng, nếu để nguội nó sẽ bị cứng và khó thực hiện.
  • Cuộn giấy thành hình điếu thuốc và đốt cháy một đầu ống để tạo khói.
  • Hướng đầu không đốt thẳng góc với lỗ tai rồi tiến hành xông hơi. Mỗi lần đốt 2 – 3 cuộn, áp dụng thường xuyên từ 7 – 10 ngày.
  • Lưu ý, chỉ được tạo khói chứ không hình thành lửa. Ngoài ra phương pháp này có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh làm sai cách.

Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi

Công dụng:

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn và kháng lại nấm. Ngoài ra dược liệu còn chống viêm và xoa dịu các cơn đau nên rất hữu hiệu trong việc kiểm soát bệnh viêm tai giữa.

Thực hiện:

  • Dầu tỏi: Bóc vỏ 1 củ tỏi và nghiền thật nát.
  • Cho tỏi đun chung với dầu oliu đến khi xuất hiện mùi thơm thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Hằng ngày, hãy nằm nghiêng người để nhỏ 2 – 3 giọt hỗn hợp vào tai.
  • Lấy bông gòn ngăn dầu tỏi chảy ra ngoài. Giữ nguyên tư thế như vậy tối thiểu 10 phút
  • Nhét tỏi vào tai: Cắt một đầu của củ tỏi, sau đó sử dụng băng gạc ấm để bọc lại và đặt vào hốc tai
  • Nhét mặt đã cắt vào phía hốc tai và dùng tay giữ chặt.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng với người trưởng thành. Trẻ nhỏ không nên thực hiện vì có thể đẩy tỏi vào sâu bên trong tai.

Trị viêm tai giữa tại nhà bằng lá mơ lông

Công dụng:

Lá mơ lông là loại cây leo mọc quanh các bờ tường. Thảo dược  có nhiều công dụng như diệt khuẩn kiết lỵ, giảm đau và hút hết mủ khi bị viêm tai giữa,… Ngoài ra dược liệu tương đối lành tính nên phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ.

Lá mơ lông có thể chữa viêm tai giữa cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ
Lá mơ lông có thể chữa viêm tai giữa cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ

Thực hiện:

  • Đem hơ lá mơ lông trên lửa để lá mềm nhũn rồi cuộn lại thành hình điếu thuốc.
  • Đút một nửa lá mơ lông vào bên trong tai. Giữ nguyên trong 10 phút thì ngừng lại.
  • Thay vì cuộn giống điếu thuốc thì người bệnh có thể vò nát lá mơ rồi nhét vào tai.
  • Để nguyên và ngủ qua đêm. Sáng hôm sau sẽ thấy dịch mủ đã được hút hết ra bên ngoài.

Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Công dụng:

Đây là vị thuốc có khả năng chỉ thống, hành khí, cầm máu và giải độc. Vì vậy dân gian thường sử dụng lông nhím để giảm đau và đẩy lùi viêm tai giữa.

Thực hiện:

  • Dùng vài chiếc lông nhím sao vàng và xay nhuyễn thành bột mịn.
  • Tiếp theo làm một chiếc phễu bằng giấy và đổ bột vào bên trong.
  • Ghé sát phễu về phía tai để thổi thuốc đến khu vực bị viêm.
  • Thực hiện đều đặn từ 2 – 5 ngày sẽ đẩy lùi hiệu quả triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Chữa viêm tai giữa tại nhà bằng bài thuốc uống

Công dụng: tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi tình trạng đau nhức và hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm. Các bài thuốc sử dụng nhiều dược liệu nên hiệu quả cũng được gia tăng.

Thực hiện: người bệnh có thể điều trị bằng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Sài đất, chi tử, Bạch truật, Hoàng kỳ, Phòng sâm, Bạch linh, Mẫu lệ, Kinh giới, cây cứt lợn (mỗi loại 5g), hạ khô thảo, đinh lăng, thổ phục linh (mỗi dược liệu 6g). Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cam thảo, Ngân hoa, Xuyên khung (10g mỗi loại), Trần bì, Liên kiều, Hương phụ, Sài hồ (12g mỗi loại), Nạm tục đoạn, thổ phục linh (mỗi loại 20g), Kinh giới, Ích mẫu, Kim hoàng bá, Bạch chỉ nam, Cây cứt lợn, Bưởi bung (mỗi loại 16g). Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Các bài thuốc được kết hợp từ nhiều dược liệu nên sẽ gia tăng hiệu quả chữa bệnh
Các bài thuốc được kết hợp từ nhiều dược liệu nên sẽ gia tăng hiệu quả chữa bệnh

Lời khuyên khi chữa viêm tai giữa tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà sử dụng chủ yếu là nguyên liệu đến từ tự nhiên và thân thuộc với đời sống. Các dược liệu dễ dàng dung nạp cũng như chuyển hóa dược tính phù hợp với nhiều đối tượng. Đa số các mẹo chữa bệnh đều có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra phương pháp này không làm tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Bên cạnh các ưu điểm, mẹo dân gian vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần lưu ý.

  • Đầu tiên, việc sử dụng thảo dược đơn lẻ khiến bệnh nhân phải áp dụng trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả. Tác dụng chữa bệnh không đồng nhất và không thể trị dứt điểm viêm tai giữa. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Cách chữa viêm tại giữa tại nhà tồn tại cả ưu và nhược điểm
Cách chữa viêm tại giữa tại nhà tồn tại cả ưu và nhược điểm
  • Thứ hai, cách chữa này chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả lâm sàng. Một số mẹo điều trị còn có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu áp dụng không cẩn thận, người bệnh rất dễ gặp phải những tác động tiêu cực. Thậm chí trong một vài trường hợp, dược liệu rơi vào tai sẽ làm bít tắc đường dẫn lưu và khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

Phương pháp chữa bệnh tại nhà vẫn có thể gây tác dụng phụ và làm tổn thương tai. Do đó người bệnh không nên tự ý điều trị mà hãy đến gặp chuyên gia để được tư vấn thông tin hữu ích. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh:

  • Nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe và bảo vệ hốc tai. Điều này sẽ ức chế sự phát triển của viêm tai giữa và ngăn chặn các biến chứng đi kèm.
  • Nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,… thì cần điều trị dứt điểm. Vì vi khuẩn có thể lây lan sang tai, gây viêm nhiễm.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên cho bú sữa mẹ thường xuyên. Khi sức đề kháng mạnh, bé có thể chống lại tác nhân có hại từ môi trường.
  • Dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Đừng quên giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Tuyệt đối không đưa vật lạ vào trong tai, vì có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập và tấn công cơ quan này.
  • Nếu bạn vô tình làm nước chảy vào tai thì hãy tìm cách cho nước thoát ra ngoài. Đồng thời làm sạch tai sau mỗi lần tắm biển hoặc bơi lội ở bể tắm công cộng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và hạn chế dùng chất kích thích.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của vi khuẩn.
Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ
Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ

Trên đây là top 10 cách chữa viêm tai giữa tại nhà dành cho các bệnh nhân. Tuy nhiên những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không phải chỉ định từ chuyên gia. Vì vậy người bệnh nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ để quá trình điều trị an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó đừng quên chăm sóc, vệ sinh tai mỗi ngày và bảo vệ sức khỏe thật tốt.

Thông tin bổ ích:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *