Viêm Tai Giữa Có Điếc Không? Cách Ngăn Chặn?

Viêm tai giữa có điếc không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh khi bị mắc chứng viêm tai giữa lâu ngày. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn tình trạng viêm tai giữa có gây điếc hay không và cách làm thế nào để ngăn chặn.

Bị bệnh viêm tai giữa có điếc không?

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm tại vùng tai giữa do vi khuẩn, nấm mốc hay virus gây ảnh hưởng đến niêm mạc tai. Viêm tai giữa thường do những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp liên quan gây nên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…

Viêm tai giữa có điếc không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Viêm tai giữa có điếc không là thắc mắc chung của rất nhiều người

Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, cấu tạo các ống tai Eustache thường ngắn khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập giữa các vùng và gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh dễ nhận biết như sau:

  • Đau nhức ở trong tai.
  • Chảy dịch nhầy trong tai có kèm mủ xanh và vàng.
  • Mất thính lực một phần.
  • Sưng tấy vùng trong hoặc sau tai.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Sốt nhẹ.
  • Chán ăn và dễ mất ngủ.

Viêm tai giữa ở thể cấp tính hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng những biện pháp Đông y, Tây y hay điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn ở giai đoạn cấp tính, việc chữa trị thường khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn, khi đó bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy bệnh viêm tai giữa có điếc không? Viêm tai giữa mãn tính không được điều trị sớm hoàn toàn có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn, xơ hóa màng nhĩ, thủng màng nhĩ,…

Bên cạnh nguy cơ bị điếc, người bệnh còn có thể phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm như sau:

  • Liệt các dây thần kinh tại mặt, dây thần kinh tại não.
  • Viêm màng não.
  • Áp xe não.
  • Viêm xương chũm.
  • Áp xe màng cứng.
  • Tử vong.

    Viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... là nguyên nhân gây viêm tai giữa
    Viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… là nguyên nhân gây viêm tai giữa

Vì thế, khi người bệnh cảm nhận được những dấu hiệu bất thường của cơ thể như trên thì nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện lớn để điều trị dứt điểm sớm.

Tránh tình trạng bệnh lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng quá nặng và khiến cho màng nhĩ bị rách, gây điếc tai.

Hiện nay y học rất phát triển, viêm tai giữa có gây điếc không cũng đều có thể điều trị khỏi dứt điểm. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện bằng cách sử dụng thuốc Tây y: kháng sinh, giảm đau, giảm viêm, nhỏ thuốc tai,… hoặc phẫu thuật màng nhĩ.

Làm thế nào để ngăn chặn viêm tai giữa gây điếc tai?

Bệnh viêm tai giữa không chỉ gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh mà còn gây điếc vĩnh viễn rất nguy hiểm.

Do đó, điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa là việc làm cần thiết và đây là ưu tiên hàng đầu của mọi người. Phòng bệnh giúp bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.

Hạn chế cho trẻ bú bình và nên ngồi thẳng khi bú có thể làm giảm nguy cơ viêm tai giữa
Hạn chế cho trẻ bú bình và nên ngồi thẳng khi bú có thể làm giảm nguy cơ viêm tai giữa

Để phòng ngừa viêm tai giữa, người bệnh cần:

  • Ở trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Hạn chế cho trẻ bú bình và không nằm khi bú.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhiều vi khuẩn. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, không nên cho bé học ở những lớp học đông người.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,…
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng tai, mũi, họng thật sạch sẽ.
  • Nên rửa tay thường xuyên và không đưa tay lên tai hay những vật có nhiều vi khuẩn lên vùng tai.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá, không hút thuốc.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ uống có cồn như rượu, bia,…
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe và chóng hồi phục bệnh.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều muối, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng giòn bởi chúng làm gia tăng sự đau nhức trong tai.
  • Thăm khám định kỳ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để kiểm soát những bệnh lý liên quan có thể xảy ra.

Qua đây, người bệnh đã có thể biết được viêm tai giữa có điếc không cũng như biện pháp ngăn chặn viêm tai giữa một cách hiệu quả nhất. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi cảm nhận những dấu hiệu bất thường ở tai để điều trị sớm.

Có thể bạn chưa biết:

5/5 - (4 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *