Viêm Tai Giữa Có Mủ – Nguy Hiểm! Cách Xử Lý và Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm tai giữa có mủ là giai đoạn phát triển của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Lúc này, vì bệnh đã nặng nên quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, người bệnh có thể phải phải đối mặt với các biến chứng như thủng màng nhĩ, điếc vĩnh viễn, viêm màng não,… nếu tìm sai cách chữa. Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ an toàn, hiệu quả.
Tổng quan về viêm tai giữa có mủ
Tai được cấu tạo bởi ba phần trong, ngoài và giữa. Màng nhĩ là giới hạn ngăn cách tai giữa với tai ngoài. Đồng thời tai giữa còn được nối với vùng mũi họng bởi vòi nhĩ Eustachian. Tai trong có cấu trúc thành hệ thống vòng bán khuyên cùng dây thần kinh nhĩ loa.
Cấu trúc này khiến vi trùng dễ dàng xâm nhập từ ống tai thông qua lỗ thủng màng nhĩ. Ngoài ra bệnh còn có thể hình thành khi sự nhiễm trùng lây từ vùng mũi họng qua vòi nhĩ Eustachian.
Thế nào là viêm tai giữa có mủ?
Viêm tai giữa có mủ thường khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết ở viêm tai giữa cấp tính. Đây là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa kèm hiện tượng chảy mủ. Nguyên nhân là do niêm mạc tăng tiết dịch nhầy gây ứ đọng và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
Thông thường viêm tai giữa có mủ cấp tính diễn ra dưới 6 tuần. Các triệu chứng như đau tai, sốt, suy giảm sức nghe,… khởi phát nhanh và dồn dập. Ngược lại ở giai đoạn mãn tính, mủ sẽ chảy liên tục từ 2 – 3 tháng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ không cảm thấy đau và sốt, nhưng thính lực bị giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân viêm tai giữa có mủ
Ống vòi tai giúp cân bằng áp suất không khí ở bên trong và bên ngoài tai. Tuy nhiên cơ quan này hoạt động không đúng cách làm ảnh hưởng đến quá trình thoát dịch và gây ứ đọng dịch mủ. Nguyên nhân khiến ống vòi tai hoạt động sai là do:
- Cảm lạnh hoặc dị ứng: có thể làm sưng và tắc nghẽn niêm mạc mũi, họng, ống vòi tai. Từ đó cản trở sự lưu thông không khí và các chất dịch trong cơ thể.
- Khiếm khuyết ống vòi tai
- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm VA, viêm mũi, viêm xoang, u ở vòm họng, sưng vòm họng
- Trẻ nhỏ hoặc một vài trường hợp có ống vòi tai chưa hoàn thiệm
Theo các báo cáo, tỷ lệ trẻ em bị viêm tai giữa có mủ ít nhất 1 lần trong đời rơi vào khoảng 50%. Lý do là vì sức đề kháng của bé còn yếu nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn người lớn nên dịch mủ có thể chảy ngược lên tai và gây viêm nhiễm.
Bất cứ trẻ nào cũng có thể bị viêm tai giữa. Tuy nhiên những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:
- Trẻ bị cảm lạnh
- Bú sữa bình khi đang nằm ngửa
- Ngửi phải khói thuốc lá
- Có tiền sử bệnh viêm tai hoặc sọ não bất thường
Ngoài ra nhiều trẻ còn có sẵn mủ trong tai hoặc mũi họng. Khi vô tình hít hoặc xì mũi không đúng cách, nó có thể truyền vào tai giữa và gây viêm ứ mủ.
Dấu hiệu viêm tai giữa có mủ
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa có mủ ở người lớn hay trẻ nhỏ đều được chia làm hai giai đoạn. Cụ thể:
Thời kỳ ứ mủ:
- Màng tai đục và đỏ
- Ù tai và suy giảm thính giác
- Cảm thấy tồn đọng dịch mủ bên trong tai
- Đau nhức tai không rõ nguyên nhân
- Triệu chứng khác: sốt, ho, chảy nước mũi
- Viêm tai giữa ở trẻ còn đi kèm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ, quấy khóc
Thời kỳ vỡ mủ:
- Nếu mủ chảy bên ngoài tai, tình trạng ù tai, đau nhức, sưng nóng sẽ giảm từ từ
- Chất dịch tiết ra ban đầu trong và loãng, nhưng dần dần có thể chuyển sang màu vàng chanh và đặc dần.
- Một thời gian sau, dịch chuyển thành mủ nhầy.
Viêm tai giữa có mủ có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ứ mủ khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây khó khăn khi điều trị. Đặc biệt, bệnh viêm tai giữa mãn tính không có cholesteatoma rất dễ bị phá hủy xương và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy viêm tai giữa có mủ là bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ phải đối mặt với các biến chứng như:
- Ảnh hưởng thính giác: Nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại hoặc chất lỏng trong tai giữa có thể làm suy giảm thính lực nghiêm trọng, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
- Lây nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm có thể lan sang các mô lân cận, làm tổn thương xương và hình thành các nang chứa mủ.
- Rách màng nhĩ: Trong một số trường hợp, tình trạng viêm nhiễm sẽ tạo thành ổ mủ phát triển ở tai trong và làm thủng màng nhĩ
- Ống tai bị hẹp: Viêm tai giữa lâu ngày làm lớp màng nhĩ dày và khô. Khi đó lớp vảy thương tổn tích tụ bên trong ống tai và làm chúng bị thu hẹp, gây điếc tai.
Cách điều trị viêm tai giữa có mủ
Bệnh viêm tai giữa có mủ được chẩn đoán thông qua quá trình thăm khám lâm sàng. Cụ thể bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện thực thể bên trong tai. Ngoài ra, người bệnh còn có thể trả lời một số câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh lý.
Tuy nhiên để có câu trả lời chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm bằng thiết bị hiện đại. Điều này giúp chuyên gia y tế xác định được mức độ trầm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm tai giữa. Tuy nhiên người bệnh cần xác định nguyên nhân và từng giai đoạn của bệnh. Đây chính là căn cứ để tìm được phương pháp điều trị chính xác.
Điều trị viêm tai giữa có mủ bằng tây y
Viêm tai giữa có mủ được chia làm nhiều giai đoạn. Ở mỗi thời kỳ sẽ có các cách chữa khác nhau:
1. Điều trị giai đoạn ứ mủ
Nếu bị viêm tai giữa có mủ mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện biện pháp điều trị nội khoa. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng các dung dịch kháng sinh nhỏ vào tai. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng được chỉ định. Bởi vì nếu dùng sai cách, bệnh nhân có thể bị điếc vĩnh viễn.
Một số dung dịch được sử dụng phổ biến là otafa, effexin,… Ngoài ra người bệnh tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh kanamycin, neomycin, streptomycin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê toa giảm đau để đẩy lùi thân nhiệt và cải thiện các cơn đau.
Biện pháp trích mủ cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến. Theo đó bệnh nhân sẽ dùng liên tục thuốc Glycerin Borat 2%, mỗi lần cách nhau vài giờ. Tác dụng của thuốc là làm mềm dịch tiết trong tai để hỗ trợ quá trình trích rạch dẫn lưu.
Nếu khám lại và thấy màng nhĩ phồng lên, bác sĩ có thể trích ở 1/4 góc sau dưới màng tai nhằm tạo không gian dẫn mủ ra bên ngoài. Sau đó, nhân viên y tế sẽ thấm cồn boric và đặt vào tai để sát khuẩn. Thời gian phục hồi đa phần là 1 – 4 tuần.
Tuy nhiên nhiều bệnh nhân lo lắng không biết viêm tai giữa có nên chích mủ? Theo các chuyên gia, đây là biện pháp cần thiết để chữa bệnh Bởi vì nếu chỉ điều trị nội khoa, mủ dễ bị ứ đọng và gây thủng màng nhĩ. Lúc này việc khắc phục viêm tai giữa có mủ sẽ khó khăn hơn.
2. Điều trị giai đoạn đã vỡ mủ
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tổn thương ở tai để sử dụng loại thuốc bột thích hợp nhằm sát trùng và ức chế vi khuẩn. Người bệnh được theo dõi thường xuyên cho đến khi màng tai liền lại. Quá trình chữa bệnh gồm 3 bước:
- Bước 1: Rửa tai
Đầu tiên bơm dung dịch vệ sinh vào hốc tai. Sau đó kéo nhẹ vành tai để dịch chảy vào bên trong. Tiếp theo lấy bông tăm lau nhẹ chất mủ và dịch tiết tồn đọng phía trong. Sử dụng tăm bông lau khô dung dịch phía trong tai.
- Bước 2: Rỏ thuốc tai
Nhân viên y tế sẽ nhỏ các loại thuốc có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn (Glycerin borat hoặc Cloramphenicol sẽ được chỉ định). Bác sĩ có thể day nhẹ nắp tai nhằm đẩy thuốc chảy sâu vào bên trong.
- Bước 3: Phun thuốc bột
Nhóm thuốc được chỉ định là kháng sinh. Tác dụng: tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng ống tai. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên dùng bột kháng sinh Cloramphenicol. Bởi vì thuốc Streptomycin có thể gây điếc.
Trong trường hợp tai vỡ mủ, người bệnh không tự ý điều trị các loại thuốc dạng viên nghiền. Lý do là vì nếu thuốc chưa tan hết sẽ làm tắc ống tai và gia tăng tình trạng ứ đọng dịch mủ. Lúc này người bệnh có thể phải đối mặt với bệnh viêm xương chũm, viêm màng não mủ,… nguy hiểm tính mạng.
3. Giai đoạn bị thủng màng nhĩ
Nếu bệnh kéo dài quá lâu, màng nhĩ có thể bị thủng. Với giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngoại khoa. Nếu màng nhĩ ảnh hưởng đến xương, người bệnh có thể phải vá màng nhĩ và chỉnh lại xương.
Khi bị viêm chảy mủ nhưng không có cholesteatoma, phương pháp được thực hiện là phẫu thuật khoét rỗng đá chũm. Tuy nhiên thời gian điều trị cần được tiến hành sớm nhất có thể.
Lưu ý, trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn gặp tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách điều trị bằng mẹo tại nhà
Giải pháp điều trị bằng tây y phù hợp với người bị mẫn cảm với thuốc hoặc bệnh nhân là trẻ nhỏ. Bởi vì mẹo chữa bệnh tại nhà sử dụng nguyên liệu dân gian, quen thuộc trong đời sống. Do đó chúng tương đối an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng và ít gây ra tác dụng phụ.
- Rau diếp cá
Chuẩn bị một nắm rau diếp cá và 2 – 3 quả táo đỏ. Sau đó cho nguyên liệu vào nồi để sắc với 3 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Mỗi ngày uống thuốc 2 – 3 lần.
Bên cạnh đó, bạn có thể xay nhuyễn diếp cá để vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng bông sạch tẩm nước diếp cá và chấm vào chỗ tai bị đau. Áp dụng liên tục 2 – 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Phèn chua
Chuẩn bị phèn chua và ngũ bột tử, mỗi loại 0,5kg. Đặt hai nguyên liệu lên miếng sắt mỏng (không dùng đồng hoặc nhôm), đun nóng cho đến khi phèn chảy và quyện với ngũ bột tử. Sau khi tắt bếp, lấy hỗn hợp nghiền thật mịn và đựng trong lọ thủy tinh.
Tiếp theo vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già và lau khô. Lấy giấy cuộn thành hình chiếc phễu rồi cho một lượng bột nhỏ vào phễu để đưa đến gần lỗ tai. Thổi nhẹ nhàng sao cho thuốc bay vào trong tai. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, liên tục trong 3 ngày.
Tuy nhiên nếu điều trị bằng phèn chua thì bạn nên hạn chế sử dụng kháng sinh ít nhất là 24 giờ. Ngoài ra, những bệnh nhân chưa chảy mủ ra bên ngoài không được áp dụng cách chữa này.
- Thổi hương (phù hợp với bệnh nhân bị viêm tai giữa chưa chảy mủ)
Chuẩn bị 5 nén hương và quấn vào bìa giấy cứng. Cuộn giấy thành hình chiếc phễu và đặt sát lỗ tai. Đốt hương cho cháy dần và thổi càng nhiều hơi nóng vào tai càng tốt. Thực hiện cách chữa 2 – 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Phương pháp này chưa điều trị tận gốc dị nguyên và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó người bệnh không nên lạm dụng và cần lắng nghe ý kiến của chuyên gia.
Trị viêm tai giữa bằng Đông y
Khác với tây y, đông y nhận định, viêm tai giữa là hệ quả của phong nhiệt và phong hàn. Khi cơ thể suy nhược, độc tố xâm nhập sẽ làm ứ trệ các cơ quan. Điều này gây huyết ứ ở tai và sinh ra tình trạng sưng viêm, đau nhức.
Trong giai đoạn khởi phát, bệnh chủ yếu làm phát sinh các triệu chứng cấp tính. Nếu kéo dài, viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Vì vậy nguyên tắc của Đông y là tập trung cải thiện triệu chứng, đẩy lùi mức độ nhiễm trùng và ngăn chặn bệnh tái phát.
Tuy nhiên tác dụng của thuốc nam sẽ dựa vào cơ địa của từng bệnh nhân. Do đó hiệu quả điều trị không có tính đồng nhất. Để tìm được phác đồ phù hợp, bạn nên lắng nghe nhận định của các lương y. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa được đồng ý.
Viêm tai giữa có mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng bình phục và rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh các món ăn dinh dưỡng, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm gây hại cho quá trình điều trị. Cụ thể khi bị viêm tai giữa, bạn nên kiêng các món ăn sau:
- Thực phẩm nhiều đường: Kem, kẹo, nước ngọt có gas,… có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Đồ ăn cứng: Trước khi vào dạ dày, khoang miệng cần nhai và nghiền nát thực phẩm. Điều này làm xương quai hàm hoạt động liên tục và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
- Thực phẩm dị ứng: Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở người có cơ địa dị ứng cao hơn những người khác.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào có thể làm bệnh trở nên tồi tệ.
- Thực phẩm gây viêm: Tôm cua, đồ nếp, thịt đỏ,…đều là nhóm đồ ăn gây kích thích quá trình tạo mủ và làm bệnh hồi phục lâu hơn.
Vậy đâu là những thực phẩm có lợi và tốt cho người viêm tai giữa? Bệnh nhân có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau:
- Thực phẩm chứa vitamin: gan bò, cà rốt, cà tím, rau xanh, trái cây,… sẽ bổ sung cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Từ đó giúp tăng cường thính lực và bảo vệ tốt lớp niêm mạc lót bên trong tai.
- Đồ ăn giàu omega – 3 và i – ốt: chứa tính kháng khuẩn mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe.
- Thực phẩm giàu chất xơ: hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn chặn tình trạng ù tai.
- Uống nhiều nước để loại bỏ độc tố cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên tránh các loại nước chứa fluoride hay clo
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh. Tránh làm việc căng thẳng và hạn chế các chất kích thích có hại cho cơ thể. Đồng thời chăm chỉ rèn luyện thể thao để có một sức khỏe tốt.
Dễ nhận thấy, bệnh viêm tai giữa có mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh nên có phương pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe. Các cách chữa trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn tìm phác đồ hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!