Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

Xét nghiệm viêm gan C không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn hỗ trợ xem xét mức độ đáp ứng của người bệnh với các giải pháp điều trị. Xét nghiệm men gan, anti HCV, định tính – định lượng HCV-RNA và một số xét nghiệm chức năng gan khác có thể sẽ được chỉ định.

xét nghiệm viêm gan C
Thực hiện xét nghiệm viêm gan C sẽ giúp chẩn đoán và xác định mức độ bệnh

Một số vấn đề cần biết về xét nghiệm viêm gan C

Viêm gan C là một trong 5 bệnh nhiễm trùng gan nguy hiểm do Hepatitis C virus (HCV) gây ra. Bệnh có thể khiến chức năng gan suy giảm nhanh, hình thành xơ gan hay làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Mặc dù có mức độ tử vong cao nhưng bệnh viêm gan C lại diễn tiến âm thầm và rất khó phát hiện.

Việc thực hiện xét nghiệm viêm gan C được cho là rất cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh. Từ đó đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp, đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số thông tin cần biết:

1. Mục đích của việc xét nghiệm viêm gan C

Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C chính là xét nghiệm máu nhằm tìm ra ARN và kháng thể của virus gây bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm sẽ giúp xác định được bệnh lý.

Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương gan. Đồng thời xác định cụ thể giai đoạn của bệnh là cấp tính hay mãn tính.

Cũng từ kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiên lượng được tiến triển của bệnh. Hơn nữa còn giúp xem xét mức độ đáp ứng của người bệnh đối với các phương pháp điều trị.

2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm

Thực hiện xét nghiệm viêm gan C sẽ thường được chỉ định với những đối tượng có nghi ngờ về khả năng nhiễm bệnh. Cụ thể là các trường hợp dưới đây:

  • Những người xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan C
  • Đối tượng có tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh
  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus gây bệnh
  • Người có tiền sử bị nghiện ma túy
  • Những người đang thực hiện việc chạy thận nhân tạo
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm virus HCV
khi nào cần xét nghiệm viêm gan C
Những người có triệu chứng viêm gan C cần sớm thăm khám để thực hiện xét nghiệm

Ngoài ra, các xét nghiệm còn được thực hiện định kỳ trong điều trị bệnh viêm gan C. Giúp đánh giá sự tiến triển của bệnh cũng như mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm?

Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm RNA xác nhận sự hiện diện của virus thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên một số xét nghiệm chuyên sâu về chức năng gan có thể sẽ bị sai lệch do tác động từ các thành phần dưỡng chất trong thực phẩm tiêu thụ. Vì vậy, trước khi tiến hành xét nghiệm viêm gan C, bạn cần nhịn ăn khoảng từ 6 – 8 giờ.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng sớm. Bởi đây chính là thời điểm mà nồng độ máu và chức năng gan thường có sự ổn định. Đồng thời ít bị tác động bởi một số yếu tố khác.
  • Trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm, nếu đang sử dụng các thuốc điều trị thì bạn cần ngừng dùng ngay.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, thức uống có gas, caffeine trong vòng 8 tiếng đồng hồ trước khi xét nghiệm.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm gan C. Đồng thời một số phương pháp còn giúp xác định cụ thể mức độ và tiên lượng diễn tiến của bệnh. Đồng thời xem xét khả năng đáp ứng của người bệnh với phác đồ điều trị đang áp dụng.

Dưới đây là một số xét nghiệm viêm gan C được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Xét nghiệm anti HCV

Đây là xét nghiệm tiêu biểu dùng trong sàng lọc các bệnh nhân bị ung thư gan. HCV là virus gây ra bệnh viêm gan C thì anti – HCV chính là kháng thể được cơ thể tạo ra để chống lại HCV xâm nhập.

xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C
Anti – HCV là xét nghiệm cần thiết cho những người bị nghi ngờ nhiễm Hepatitis C virus

Đối với từng kết quả xét nghiệm sẽ thu được kết quả chẩn đoán cụ thể:

  • Kết quả âm tính: Có thể đang trong giai đoạn phơi nhiễm. Có nghĩa là virus mới xâm nhập hoặc trước đó bạn chưa bao giờ bị nhiễm Hepatitis C virus.
  • Kết quả dương tính: Lúc này có thể xác định theo 2 trường hợp. Thức nhất là bạn đang bị nhiễm viêm gan C. Và trường hợp thứ 2 là bạn đã từng bị nhiễm virus nhưng cơ thể tự tiêu diệt mầm bệnh hay đã được điều trị khỏi bệnh.

Xét nghiệm anti HCV chỉ giúp xác định được bạn có đang bị nhiễm Hepatitis C virus hay không. Còn muốn đưa ra kết luận về tình trạng tiến triển hay phương pháp điều trị thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có thể đảm bảo độ chính xác.

2. Xét nghiệm định tính HCV-RNA

Khi có kết quả xét nghiệm anti HCV dương tính thì bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm HCV-RNA. Mục đích là để chẩn đoán tình trạng bệnh. Xét nghiệm định tính HCV-RNA sẽ giúp bác sĩ tìm ra dấu vết của Hepatitis C virus xuất hiện trong máu.

  • Trường hợp HCV-RNA âm tính: Không tìm thấy sự hiện diện của Hepatitis C virus trong máu. Lúc này có thể virus đang ở trong giai đoạn bị ức chế. Cũng có một trường hợp xảy ra là bạn nằm trong số gần 20% người bị viêm gan C may mắn tự khỏi bệnh.
  • Trường hợp HCV-RNA dương tính: Cho thấy rằng bạn đang bị nhiễm Hepatitis C virus. Lúc này cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh diễn tiến xấu đi.

Dựa vào xét nghiệm anti HCV và xét nghiệm định tính HCV-RNA nếu cho kết quả anti-HCV(+) và HCV-RNA(+) thì bác sĩ có thể xác định được là bạn đang bị nhiễm Hepatitis C virus.

3. Xét nghiệm định lượng HCV-RNA

Nếu 2 phương pháp xét nghiệm trên giúp phát hiện ra sự hiện diện của virus gây bệnh thì xét nghiệm định lượng HCV-RNA sẽ có tác dụng hỗ trợ quá trình theo dõi cũng như điều trị bệnh.

Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm định lượng HCV-RNA sẽ giúp xác định được lượng Hepatitis C virus tồn tại trong máu là bao nhiêu. Dựa vào số lượng virus nhiều hay ít mà bác sĩ có thể xác định được tiên lượng bệnh. Đồng thời cũng xem xét và nhận định được khả năng đáp ứng của người bệnh với phác đồ điều trị.

xét nghiệm viêm gan C
Xét nghiệm HCV-RNA sẽ giúp xác định được lượng Hepatitis C virus tồn tại trong máu

4. Xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C

Xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C chính là kiểm tra genotype. Xét nghiệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quá trình điều trị bệnh viêm gan C. Dựa vào kết quả của xét nghiệm này bác sĩ có thể xác định cụ thể được chủng virus gây bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Cả thực tế và nghiên cứu đều cho thấy rằng, Hepatitis C virus nhóm genotype 1 có khả năng đáp ứng tốt nhất. Còn các trường hợp genotype 2 và 3 thì quá trình điều trị thường sẽ mất nhiều thời gian hơn so với genotype 1.

5. Các xét nghiệm chức năng gan

Sau khi thực hiện chẩn đoán viêm gan C thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm chức năng gan. Mục đích là để xác định cụ thể mức độ tổn thương. Đồng thời giúp loại trừ một số khả năng khác như sán lá gan, u gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…

– Xét nghiệm đánh giá chức năng gan:

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu để xác định hàm lượng protein và enzyme trong máu. Kết quả từ xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương cũng như chức năng hiện tại của gan.

Thực hiện xét nghiệm chức năng gan để đo lường một số yếu tố sau đây:

  • Aspatate transaminase (AST): Đây là loại enzyme có tác dụng chuyển hóa alanine. Nồng độ của AST trong máu thường dao động ở mức thấp (khoảng 20 – 40 UI/ L).
  • Alanin transaminase (ALT): ALT chính là loại men gan làm nhiệm vụ giúp cơ thể chuyển hóa protein. ALT thường có nồng độ trong máu dao động khoảng từ 20 – 40UI/ L. Tuy nhiên trong trường hợp gan bị tổn thương thì enzyme này sẽ được giải phóng vào trong máu. Từ đó khiến cho nồng độ tăng lên đáng kể.
  • Phosphatase kiềm (ALP): So với AST và ALT thì nồng độ ALP trong máu thường dao động ở mức cao hơn, khoảng từ 30 – 110 UI/ L. Loại enzyme này có thể có mặt trong gan, ống mật và cả trong xương.
  • Gamma-glutamyltransferase (GGT): GGT là loại men gan có trong cả các tế bào gan và tế bào ống mật. GGT thường có nồng độ trong máu dao động từ 20 – 40UI/ L.
  • Bilirubin: Đây là hoạt chất được sản sinh ngay trong quá trình phá vỡ hồng cầu. Bình thường Bilirubin sẽ được chuyển hóa qua gan và bài tiết qua phân. Tuy nhiên nếu gan đang bị tổn thương thì hoạt chất này có thể ứ đọng trong máu. Và đây chính là nguyên nhân gây ra chứng vàng da. Nồng độ Bilirubin trong máu trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 0.1 – 1.2mg/ dl.
xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để do lường một số yếu tố nhằm xác định chức năng gan

Ngoài ra, xét nghiệm đánh giá chức năng gan còn có thể giúp xác định một số yếu tố khác. Ví dụ như protein tổng, Albumin, L-Lactate dehydrogenase, thời gian đông máu,…

– Siêu âm gan:

Siêu âm gan là chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện trong chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan C. Xét nghiệm này sử dụng tia X để biểu thị hình ảnh của lá gan. Thông qua chẩn đoán này, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương gan. Đồng thời cũng có thể phát hiện được một số bệnh lý khác. Ví dụ như nang gan, u gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, sán lá gan…

Các chuyên gia cho biết, trước khi thực hiện siêu âm gan khoảng 1 tuần, bạn nên ngừng tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Đồng thời cần nhịn ăn hoàn toàn khoảng 6 – 8 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm.

– Sinh thiết gan:

Sinh thiết gan được bác sĩ thực hiện bằng cách dùng kim tiêm để lấy 1 mô nhỏ của gan và đem đi tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm này được thực hiện mới mục đích giúp chẩn đoán viêm gan mãn tính do siêu vi, B, C, gan ứ sắt, xơ gan ứ mật, viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu hay ung thư gan.

Trên đây là các thông tin cần biết về một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C hiện nay. Nếu có nghi ngờ mắc bệnh thì bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Chẩn đoán kịp thời sẽ giúp can thiệp điều trị đúng cách và nhận được kết quả tốt nhất,

Có thể bạn quan tâm:

 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *