Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Không? Điều Trị Thế Nào Để Nhanh Khỏi?

Viêm tai giữa có tự khỏi không? Trẻ bị viêm tai giữa bao lâu mới khỏi là những thắc mắc thường gặp về tình trạng sức khỏe phổ biến này. Quý bạn đọc hãy đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Tai giữa là một bể không khí phía sau màng nhĩ, chứa một loạt các rung xương nhỏ gọi là ossicles. Tai giữa được nối với phía sau họng bằng ống eustachian. Ống này giúp cung cấp không khí sạch cho tai giữa, hút dịch nhầy và giữ áp suất không khí ở mức bình thường.

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ

Trẻ em, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, có nguy cơ bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn. Chủ yếu là do trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và dị ứng.

Những tình trạng sức khỏe này tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus lây lan vào tai giữa và gây nhiễm trùng. Hơn nữa, ống eustachian của trẻ nhỏ ngắn, nằm ngang và hẹp. Cấu tạo này làm tăng khả năng “bẫy” virus, vi khuẩn, cũng như khiến chất lỏng tích tụ dễ hơn. Ở trẻ nhỏ, khối tổ chức adenoids (nằm ở trần vòm họng) còn to, nên càng tăng cơ hội cho viêm tai giữa phát triển.

Viêm tai giữa không thể tự khỏi, thời gian phát bệnh còn phụ thuộc vào triệu chứng viêm tai giữa.

Những triệu chứng viêm tai giữa dễ nhận biết bao gồm:

  • Đau tai (âm ỉ và liên tục hoặc rõ nét và đột ngột)
  • Sau cơn đau, có dịch ấm chảy ra qua ống tai
  • Cảm giác như tai bị bịt tắc
  • Buồn nôn
  • Giảm thính lực

Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em khác với người lớn:

  • Sốt trên 37,5°C
  • Biếng ăn, chán ăn
  • Khó chịu
  • Nhức đầu
  • Thường xuyên đưa tay lên tai hoặc đầu

Các triệu chứng viêm tai giữa thường chỉ kéo dài ít hơn 2 – 3 ngày. Nó thường tự thuyên giảm và khỏi hẳn ngay cả khi bạn không điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất trong khoảng thời gian nêu trên và bệnh không được điều trị nghiêm túc, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng cho sức khỏe.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tai giữa có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Viêm xương chũm
  • Viêm màng não
  • Suy giảm thính lực không thể phục hồi hoặc mất thính lực vĩnh viễn
  • Rách hay thủng màng nhĩ

Ở nhiều người, sau khi khỏi nhiễm trùng, chất lỏng vẫn có thể tồn đọng lại trong tai giữa và gây ra một số triệu chứng nhẹ hơn trong vài tuần đến vài tháng. Tình trạng này được chẩn đoán là viêm tai giữa ứ dịch.

Cần làm gì khi bị viêm tai giữa?

Sau khi giải đáp được câu hỏi viêm tai giữa có tự khỏi không, bạn nên lưu tâm tới việc làm thế nào để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh và ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát.

Viêm tai giữa có thể tái phát nếu bạn không quản lý bệnh hiệu quả
Viêm tai giữa có thể tái phát nếu bạn không quản lý bệnh hiệu quả

Khi bị viêm tai giữa, bạn nên:

Phát hiện sớm, khám kịp thời

Ngay khi nhận thấy những triệu chứng viêm tai giữa điển hình, bạn nên đi khám ngay.

Bác sĩ thường sử dụng ống soi tai và thổi một chút không khí vào tai để kiểm tra chuyển động của màng nhĩ. Các phương pháp xét nghiệm khác có thể được áp dụng, như:

  • Nội soi tai
  • Đo lưỡng nhĩ
  • Kiểm tra phản xạ âm
  • Xét nghiệm dịch tai

Điều trị viêm tai giữa đúng cách

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm tai giữa dựa trên:

  • Loại viêm tai giữa và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Người bệnh có thường xuyên bị viêm tai giữa không?
  • Tình trạng viêm tai giữa đã kéo dài bao lâu.
  • Độ tuổi của người bệnh vằ các yếu tố rủi ro khác.
  • Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thính giác như thế nào?

Không phải tất cả các loại viêm tai giữa đều cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bởi lẽ hầu hết các trường hợp mắc viêm tai giữa đều có thể tự khỏi. Nhiều bác sĩ thực hiện phương pháp “chờ đợi”, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia y tế tới từ Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ bị viêm tai giữa thường có thể tự khỏi trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu các cơn đau và sốt không chấm dứt trong 48 – 72 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho trẻ dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Như đã nói, trong hầu hết các trường hợp bị viêm tai giữa, bạn không cần phải dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không thường được chỉ định, vì:

  • Không có công dụng đối với viêm tai giữa do virus.
  • Không giúp làm khô dịch tích tụ ở tai giữa.
  • Có thể gây ra tác dụng phụ, gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh nếu lạm dụng.
  • Thường không giảm đau trong 24 giờ đầu kể từ khi bị nhiễm trùng.

Nếu viêm tai giữa cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Không nên tự ý sử dụng thuốc, ngưng hoặc thay đổi kế hoạch dùng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giản. Thông thường, một lộ trình dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa có thể kéo dài tới 10 ngày. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên không bị nhiễm trùng nặng có thể chỉ cần dùng thuốc từ 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc không kê đơn

Bạn cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bị viêm tai giữa bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt không cần kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Ngoài ra, thuốc nhỏ tai cũng có thể được bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng để giảm đau, chống viêm.

Đặt ống thông hơi vào màng nhĩ

Đối với những người liên tục bị viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, những trẻ bị mất thính lực kéo dài hoặc chậm nói, bác sĩ có thể khuyến cáo nên đặt ống thông hơi vào màng nhĩ (Ear Tubes).

Ống thông hơi Ear Tubes có kích thước bằng một hạt gạo, tự rụng trong vòng 18 tháng
Ống thông hơi Ear Tubes có kích thước bằng một hạt gạo, tự rụng trong vòng 18 tháng

Ống thông hơi được đưa vào tai giữa để cân bằng áp suất không khí trong tai và giúp chất lỏng bị mắc kẹt thoát ra ngoài dễ hơn.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y

Sử dụng Đông y để chữa viêm tai giữa được nhiều bệnh nhân tin dùng, vì những ưu điểm mà thuốc Tây không có được.

Ưu điểm của Đông y:

  • Không chỉ điều trị triệu chứng, mà còn điều trị bệnh xuất phát từ căn nguyên.
  • An toàn, ít gây tác dụng phụ.
  • Ngoài trị bệnh, còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Các bài thuốc nổi tiếng để điều trị viêm tai giữa có thể kể đến như: Sài hồ thanh can thang gia giảm , Long đởm tả can thang gia giảm, Thanh tỳ thang gia giảm, Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm…

Ngoài ra, có thể kết hợp các bài thuốc trên với châm cứu vào các huyệt: Ế phong, Thính cung, Hợp cốc và Phong trì.

Bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc Nam lưu truyền trong dân gian để thúc đẩy viêm tai giữa mau khỏi, như:

  • Nhỏ nước ép tỏi vào tai để giảm viêm.
  • Đút lá mơ lông vào tai để sát khuẩn.
  • Nhỏ tai bằng nước ép lá hẹ hoặc lá diếp cá để kháng khuẩn.

Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên tham vấn lương y, thầy thuốc, bác sĩ và chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị viêm tai giữa nào.

Chăm sóc tại nhà

Để đẩy nhanh quá trình khỏi viêm tai giữa, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tự khắc bệnh tại nhà vô cùng đơn giản, bao gồm:

  • Bổ sung lợi khuẩn probiotic, kẽm, vitamin C, vitamin D3 để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  • Xoa dầu mullein bên trong tai để hút ẩm và làm khô tai.
  • Chườm khăn ấm lên tai để giảm đau nhức.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa tái phát

Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp bảo vệ bạn khỏi viêm tai giữa:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu kể từ khi chào đời. Nếu bé bú bình, hãy bế bé thay vì đặt bé nằm xuống.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Thực hành rửa tay đúng cách.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm (đối với cả người lớn và trẻ nhỏ).
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, tỏi, gừng, nghệ, cá béo giàu omega-3, thực phẩm giàu protein chất lượng cao, thực phẩm hữu cơ…
  • Nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm nhiều đường, sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò.
  • Không lạm dụng ngoáy tai hay lấy ráy tai.

Khi đã được giải đáp về thông tin viêm tai giữa có tự khỏi không, độc giả có thể tháo bỏ tâm lý sợ hãi căn bệnh này. Tuy nhiên, khi gặp các vấn đề về tai, tốt hơn hết, hãy đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ:

4.2/5 - (4 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *