Viêm Phế Quản Bội Nhiễm Là Gì? Thông Tin Cần Biết

Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, có thể gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Bệnh nhân cần được thăm khám và tiến hành điều trị sớm để giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh. Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này trong bài viết sau đây.

Viêm phế quản bội nhiễm là gì? Bệnh có lây không?

Viêm phế quản  là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản phổi, gây bít tắc và tăng dịch chất nhầy khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè,… Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Bội nhiễm là tình trạng xuất hiện thêm nhóm virus, vi khuẩn khác gây nhiễm trùng ngay tại vị trí nhiễm trùng trước đó. Tức là ngoài viêm phế quản, bệnh nhân có thể bị nhiễm thêm vi khuẩn, virus gây viêm ở những đường hô hấp khác. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng nặng hơn các dạng viêm phế quản thông thường khác. Nếu bệnh nhân không được điều trị theo phác đồ phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, gây khó khăn cho việc chữa bệnh. 

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn viêm phế quản thông thường
Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn viêm phế quản thông thường

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản bội nhiễm là do virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp. Vì thế, đây là bệnh CÓ THỂ LÂY LAN nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Bệnh lây qua đường hô hấp thông qua con đường tiếp xúc như:

  • Giao tiếp hoặc đứng gần người mắc bệnh
  • Tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy của bệnh nhân do họ hắt hơi, khạc nhổ ra không khí
  • Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn mặt
  • Dùng chung bát, đũa, cốc chén chưa được vệ sinh sạch sẽ

Bệnh hoàn toàn có thể lây từ người sang người nếu không có biện pháp phòng tránh, đặc biệt dễ lây ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già,…

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị lây nhiễm virus, vi khuẩn mới ngay tại vị trí nhiễm trùng trước đó tại ống phế quản – phổi. Tác nhân gây bệnh gặp điều kiện thuận lợi xâm nhập vào cơ thể tiếp tục gây viêm. Điều này dễ xảy ra với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, không đủ khả năng phòng vệ. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng thường mắc bệnh này do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn yếu kém, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc viêm phế quản bội nhiễm
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc viêm phế quản bội nhiễm

Người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng với tỷ lệ ít hơn, do một số nguyên nhân khác. Ngoài ra, những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch khác như người già, người suy nhược cơ thể, người tiền sử mắc nhiều bệnh nền khác,…cũng dễ mắc viêm phế quản bội nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm gây ra do cơ thể bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Một số nhóm virus, vi khuẩn gây bệnh thường gặp sau đây:

  • Virus hợp bào đường hô hấp (RSV): Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ
  • Virus cúm (cúm A, cúm B), Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm gia cầm,…
  • Vi khuẩn: Nguyên nhân này ít phổ biến hơn nhưng tình trạng bội nhiễm gây ra bởi vi khuẩn thường nguy hiểm và khó chữa hơn virus. Một số nhóm vi khuẩn gây bệnh như: Mycoplasma; Chlamydia;…

Triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm

Triệu chứng của viêm phế quản bội nhiễm gần giống với triệu chứng viêm phế quản thông thường nhưng nghiêm trọng hơn. Người bệnh tuyệt đối không chủ quan khi thấy các dấu hiệu dưới đây:

  • Ho nhiều, ho có đờm. Đờm có màu trắng, hơi xanh hoặc ngả vàng, có mùi hôi đặc trưng
  • Ngứa cổ, cảm giác vướng họng, muốn ho
  • Sốt cao trên 38,5 độ C, cơn sốt lặp đi lặp lại liên tục
Sốt cao là biểu hiện đặc trưng của viêm phế quản
Sốt cao là biểu hiện đặc trưng của viêm phế quản bội nhiễm
  • Thở khò khè, thở nông, khó thở, đặc biệt khi nằm
  • Đau tức ngực, cơn đau tăng khi ho
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Với trẻ em: thường xuyên quấy khóc, bỏ bú

Đối với trẻ nhỏ, nếu xuất hiện tình trạng sau thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để cấp cứu, tránh nguy hiểm đến tính mạng:

  • Thở nhanh với tần suất > 60 lần/phút, khó thở, khi hít thở có biểu hiện rút lõm lồng ngực
  • Nôn mửa, mê sảng
  • Hôn mê, mất ý thức
  • Mệt mỏi, xanh xao, da tím tái
  • Không thể uống nước

Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được cấp cứu, thở máy, thở oxy,…kịp thời. Nếu để tình trạng trên tiếp diễn, trẻ có thể tử vong.

Viêm phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Vậy viêm phế bội nhiễm có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia về y tế, bệnh lý này nguy hiểm hơn so với bệnh viêm phế quản thông thường khác. Nếu bệnh không có phương pháp xử trí, điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Mất nước: Xảy ra ở giai đoạn đầu, nếu không xử trí ngay có thể dẫn tới rối loạn tuần hoàn
  • Ngừng hô hấp: Biến chứng này thường nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn nên khó phát hiện. Đối tượng dễ gặp biến chứng này là trẻ sinh non, trẻ mới sinh dưới 44 tuần tuổi
  • Tràn khí màng phổi: Biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra ở một số ít bệnh nhân (khoảng 6%)
  • Xẹp phổi: Biến chứng thường gặp
  • Co giật: Do sốt cao hoặc do biến chứng của virus RSV xâm nhập
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh
  • Tử vong: Biến chứng nguy hiểm nhất nếu bệnh không được cấp cứu kịp thời, đặc biệt với trẻ nhỏ
  • Với trẻ nhỏ: Bệnh có thể để lại biến chứng lâu dài, tái phát liên tục và ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của trẻ.

Để bệnh không diễn tiến trầm trọng, người bệnh cần được thăm khám và tiếp nhận điều trị theo phác đồ phù hợp. Hiện nay, viêm phế quản bội nhiễm có thể điều trị bằng phương pháp Đông y hoặc Tây y.

Phác đồ điều trị viêm phế quản bội nhiễm Tây y

Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân. Mọi phác đồ đều cần tuân theo nguyên tắc sau:

Điều trị nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm được xác định là do virus, vi khuẩn. Để điều trị dứt điểm, cần có biện pháp tiêu diệt toàn bộ virus, vi khuẩn trong cơ thể. Vì thế, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh phù hợp với mức độ bệnh và loại virus, vi khuẩn trong cơ thể.

Thăm khám và điều trị Tây y là một phương pháp điều trị viêm phế quản bội nhiễm
Thăm khám và điều trị Tây y là một phương pháp điều trị viêm phế quản bội nhiễm

Phải kể đến các nhóm kháng sinh như:

  • Nhóm Cephalosporin: Gồm có Cefaclor; Cefalexin;….
  • Nhóm Penicillin: Gồm có Penicillin; Ampicillin; Amoxicillin;…
  • Nhóm Quinolon:  Gồm có Ciprofloxacin; Levofloxacin;…
  • Nhóm Macrolid: Gồm có Erythromycin; Roxythromycin;…

Trong một số trường hợp, bác sĩ phải chỉ định sử dụng kết hợp nhiều nhóm kháng sinh để tăng khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn, nâng cao hiệu quả điều trị. Ví dụ như sử dụng kết hợp Ampicillin và Sulbactam; Augmentin (Amoxicillin và Clavulanic)

Điều trị triệu chứng

Kết hợp với thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân, bác sĩ thường kê kèm theo một số loại thuốc giảm triệu chứng cho người bệnh. Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng phổ biến như:

  • Thuốc giảm ho: Dùng cho bệnh nhân ho nhiều, ho có đờm, đau tức ngực khi ho. Một số thuốc như Terpin Codein; Dextromethorphan;…
  • Thuốc long đờm: Kê trong trường hợp bệnh nhân ho nhiều đờm, đờm đặc, đờm có mùi hôi. Các thuốc như: Acemuc,…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Người bệnh dùng trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, đau nhức chân tay. Thuốc hay dùng như Paracetamol; Ibuprofen;…
  • Thuốc giãn phế quản: Kê trong trường hợp bệnh nhân khó thở, thở khò khè, thở nông,…Các thuốc như Salbutamol, Theophylin;…
  • Thuốc chống viêm corticoid: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm lành ổ viêm, giảm triệu chứng đau nhức, giảm viêm nhiễm. 
  • Thuốc bổ, vitamin: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân

Để điều trị dứt điểm viêm phế quản bội nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc khi chưa hết liều dùng. Tránh hiện tượng kháng thuốc và gây khó khăn cho điều trị lâu dài

Vỗ rung hoặc dẫn lưu

Trong trường hợp lượng chất nhầy trong cơ thể bệnh nhân quá nhiều, gây bít tắc đường thở mà bệnh nhân không thể tự khạc ra được (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ), các biện pháp vỗ rung hoặc dẫn lưu tư thế sẽ được thực hiện. Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi những y bác sĩ có chuyên môn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20 phút tùy bệnh nhân.

Chữa viêm phế quản bội nhiễm bằng đông y

Theo đông y, các triệu chứng của viêm phế quản do yếu tố phong nhiệt, phong hàn xâm nhập, Khi cơ thể gặp yếu tố này sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng, khí phế bị tổn thương nên virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Các bài thuốc Đông y tập trung vào đẩy lùi nguy cơ gây bệnh, tiêu diệt các yếu tố phong nhiệt, phong hàn. Khi cơ thể phục hồi sức đề kháng, virus, vi khuẩn không có môi trường phát triển, bệnh tự khắc lui.

Sử dụng Đông y trong điều trị bệnh
Sử dụng Đông y trong điều trị viêm phế quản bội nhiễm

Một số bài thuốc Đông y trong điều trị viêm phế quản bội nhiễm có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Kinh giới, bách bộ, từ uyển, bạch tiền 16g; Trần bì, cát cánh 8g; Cam thảo 6g. Mỗi ngày uống 1 thang, chia hai lần sáng – tối
  • Bài thuốc số 2: Tô tử 16g; Bán hạ, trần bì, đương quy 12g; Hậu phác, tiền hồ 8g; Chích thảo, quế nhục 4g; Sinh khương 3 lát. Sắc thuốc lấy nước uống mỗi ngày hai lần chia đều sáng – tối
  • Bài thuốc số 3: Thục địa 18g; Sinh địa, bách hợp, mạch môn đông 12g; Bối mẫu, thược dược, cam thảo 10g; Huyền sâm, cát cánh 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang chắt lấy nước uống, chia 2 lần sáng – tối

Thuốc đông y cho tác dụng giảm triệu chứng tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc liên tục trong thời gian dài mới có thể cho hiệu quả tốt.

Chăm sóc và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Bên cạnh việc điều trị viêm phế quản bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối và các dụng cụ hỗ trợ phù hợp
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, trời trở lạnh
  • Theo dõi biểu hiện bệnh, đưa đến cơ sở y tế ngay khi có chuyển biến xấu
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc
  • Khi nằm, nên cho bệnh nhân gối cao đều để dễ thở hơn
  • Tăng cường hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn mềm, dễ nuốt,…vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân
Bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn của bệnh nhân
Bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn của bệnh nhân viêm phế quản bội nhiễm
  • Hạn chế cho bệnh nhân ăn nhiều đồ chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn, ăn quá mặn, quá ngọt
  • Không cho bệnh nhân ăn đồ ăn cay nóng, chua chót tránh gây loét vết viêm
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước, nên uống nước ấm, không cho bệnh nhân uống nước lạnh
  • Tắm rửa, lau người bằng nước ấm, hạn chế tắm vào tối muộn
  •  Mang khẩu trang khi ra đường và tới chỗ đông người
  • Đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm vacxin phòng cúm đầy đủ

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng bệnh lý tương đối nghiêm trọng, có thể để lại nhiều biến chứng phức tạp. Để việc điều trị được hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý điều trị tại nhà hoặc thay đổi phương pháp điều trị tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

5/5 - (1 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *