7 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Bài Thuốc Dân Gian Tại Nhà
Nội dung bài viết
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là giảm triệu chứng bệnh, an toàn, không tác dụng phụ, dễ thực hiện. Mời bạn đọc cùng tham khảo 7 bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản dưới đây để có giải pháp kiểm soát bệnh.
Có nên chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian?
Viêm phế quản là tình trạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể chữa khỏi và giảm triệu chứng nhanh chóng bằng cách sử dụng các mẹo dân gian. Các bài thuốc dân gian với thảo dược tự nhiên, giúp sát khuẩn họng, loại bỏ 1 phần vi khuẩn, mầm bệnh gây bệnh giúp giảm nhẹ các triệu chứng ho, đau rát họng, phế quản, giảm viêm… Do đó chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay.
Mặc dù các bài thuốc dân gian có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây y, nhưng đảm bảo an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, các nguyên liệu trong bài thuốc dân gian thường có sẵn, dễ tìm, và chi phí rẻ, thực hiện dễ dàng tại nhà, không mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, các bài thuốc chưa được kiểm chứng, liều lượng sử dụng theo cảm tính nên hiệu quả không cao. Việc lạm dụng có thể gây phản tác dụng, bệnh không điều trị hiệu quả, còn dẫn đến biến chứng nặng hơn. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị, bạn nên cân nhắc để lựa chọn bài thuốc cũng như cách áp dụng phù hợp nhất với tình trạng bệnh mình gặp phải
7 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản bằng dân gian. Tuy nhiên không phải cách nào cũng phù hợp để áp dụng. Dưới đây là 7 cách chữa trị phổ biến được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Mật ong giảm viêm phế quản
Mật ong là nguyên liệu sử dụng phổ biến chữa viêm phế quản, khi chứa hàm lượng lớn kháng khuẩn, kháng viêm ức chế virus gây bệnh, làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong với nước ấm hoặc kết hợp với nguyên liệu khác mang đến hiệu quả cao nhất:
- Mật ong, giấm táo: Khuấy đều hỗn hợp 1 cốc giấm táo với 1 muỗng mật ong và 2 cốc nước lọc. Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày cho đến khi triệu chứng viêm phế quản được cải thiện.
- Mật ong – chanh: Kết hợp mật ong và chanh giúp làm giảm ho, dịu cổ họng. Bạn nên trộn 1 muỗng mật ong và 1 muỗng chanh và sử dụng. Thực hiện 2 lần/ ngày giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả.
- Mật ong – tỏi: Mật ong và tỏi đề có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên khi kết hợp với nhau giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả. Mật ong và tỏi băm nhuyễn trộn đều, dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng một muỗng cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
*Lưu ý: không dùng mật ong cho đối tượng dưới 1 tuổi để tránh bị ngộ độc.
Gừng chữa viêm phế quản
Gừng trong đông y gọi là sinh khương hay bào khương, có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm cảm giác khó chịu khi bị viêm phế quản. Đây là nguyên liệu phổ biến và an toàn, bạn nên kết hợp với nguyên liệu khác để trị viêm phế quản hiệu quả. Cách áp dụng như sau:
- Gưng tươi – tỏi: Sử dụng tỏi bóc vỏ, nghiền lấy nước, gừng tươi giã nhỏ. Trộn nguyên liệu trên với đường trắng. Sử dụng 2 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện triệu chứng
- Gừng – mật ong: Nấu gừng với một lượng nước vừa đủ, nước sôi bạn cho mật ong vào khuấy đều. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng tối.
*Lưu ý: Không nên sử dụng gừng khi bụng rỗng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm tiêu viêm, kháng khuẩn, không nên dùng nguyên liệu trên thay thế thuốc kháng sinh hay bất kỳ thuốc điều trị nào khác.
Lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic cùng tinh dầu thơm. Những chất này có phản ứng kháng sinh mạnh với vi khuẩn virus gây viêm phế quản như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…
Theo y học phương Đông đã chỉ ra rằng, lá trầu không có tính ấm, vị cay tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chống ngứa, tiêu đàm, trị viêm phổi. Trầu không được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,…
- Sử dụng lá trầu không nguyên chất: Xay nhuyễn khoảng 4-8 lá trầu không đã được rửa sạch, chắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn, bệnh viêm phế quản thuyên giảm từ 3-5 ngày
- Kết hợp lá trầu không với mật ong: Sử dụng 10 lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào bát. Sau đó đổ 250ml nước sôi vào, ngâm hỗn hợp trong vòng 20 phút. Bạn chắt lấy nước và cho mật ong vào khuấy đều, mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn.
- Kết hợp lá trầu không và củ gừng: Tương tự bạn xay nhuyễn 10 lá trầu không, thêm 300ml nước sôi và ngâm hỗn hợp trong 20 phút. Chắt lấy nước, sau đó thêm vài lát gừng là có thể sử dụng. Bạn nên uống ngày 2 lần và sau bữa ăn 15 phút, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần.
*Lưu ý: Để bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn lá trầu không màu xanh đậm không quá già, không quá non. Sử dụng thuốc đều đặn, liên tục, không ngắt quãng để mang đến hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, không áp dụng lá trầu không kết hợp với mật ong thường xuyên. Nếu sử dụng dấu hiện ho, sốt, khó chịu không thuyên giảm thì bạn cần đến bệnh viêm để bác sĩ thăm khám.
Chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian với tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn chất Allicin, đây là chất kháng sinh tự nhiên. Có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C và các khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Có nhiều cách dùng tỏi để chữa viêm phế quản, tùy thuộc vào sức khỏe cơ địa mà hiệu quả mỗi người khác nhau.
- Sử dụng tỏi nguyên chất: Bạn có thể ăn 1-2 tép tỏi sống ngày 1-2 lần
- Tỏi kết hợp với giấm ăn và mật ong: Tỏi bóc sạch vỏ đập dập sau đó ngâm cùng giấm ăn, đường đỏ, mật ong trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Sử dụng thường xuyên giúp bệnh nhanh khỏi
- Tỏi kết hợp chanh và cà chua: Tỏi bóc vỏ xay nhuyễn, cà chua cho vào ép để lấy nước. Trộn hỗn hợp nước ép cà chua, nước chanh nguyên chất và tỏi với nhau, khuấy đều và sử dụng mỗi ngày một lần bệnh được cải thiện rõ rệt.
*Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người bị bệnh gan hoặc mắt kèm viêm phế quản. Bệnh nhân có thể trạng suy yếu đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị HIV. Người bệnh bị tiêu chảy không nên sử dụng phương pháp bằng tỏi sống.
Bài thuốc chữa viêm phế quản với hành tây
Hành tây chứa một số chất kháng viêm, giảm đau và giảm triệu chứng viêm ở người bị viêm phế quản, bên cạnh đó có khả năng làm long đờm, giảm đờm ứ đọng trong phổi. Không dùng cách điều trị này với người bệnh dị ứng với hành tây và nên áp dụng thường xuyên để phát huy dược tính.
- Cách áp dụng: Bạn cắt củ hành tây làm đôi cho vào bát, thêm nửa chén mật ong rồi chưng cách thủy khoảng 2 giờ. Ép lấy nước và uống 2-3 lần mỗi ngày để điều trị viêm phế quản hiệu quả. Thực hiện phương pháp này trong khoảng từ 3-4 ngày
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với lá tía tô
Tía tô là một trong những nguyên liệu được sử dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây viêm phế quản như vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu tan máu,…
Người bệnh có thể kết hợp tía tô với gừng và cải xoong. Trong rau cải xoong có nhiều vitamin như A, B, C và các protein giúp thanh nhiệt, giả độc và trị họ. Do đó bài thuốc không chỉ chữa viêm phế quản hiệu quả còn cung cấp vitamin tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Cách áp dụng: Chuẩn bị 100g rau cải xoong, 5-6 lá tía tô, gừng tươi 2-3 lát. Cho nguyên liệu và sắc cùng 3 bát nước tới khi cô đặc còn 1 bát.
Lá hẹ trị viêm phế quản
Lá hẹ có vị cay, tính ấm, mùi hăng, trong lá hẹ có chứa chất odorin một loại kháng sinh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó kết hợp với nguyên liệu khác là bài thuốc “thần dược” trị viêm phế quản hiệu quả. Cách chữa trị như sau:
- Lá hẹ kết hợp với đường phèn: Bạn rửa sạch lá hẹ, để ráo nước và cách thành khúc nhỏ, sau đó cho vào bát chứa đường phèn và hấp cách thủy khoảng 12-20 phút. Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày, sau một thời gian bệnh viêm phế quản được cải thiện rõ rệt.
- Lá hẹ kết hợp với mật ong: Tương tự rửa sạch lá hẹ, cắt khúc và cho vào bát. Cho mật ong và hấp cách thủy khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Lá hẹ kết hợp nghệ tươi, chanh, đường phèn: Cho lá hẹ cắt nhỏ, nghệ cắt miếng, lát chanh và đường phèn vào bát nhỏ. Sau đó chưng cách thủy trong khoảng 30 phút, sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tác dung có thể diễn ra chậm nên người bệnh cần kiên trì sử dụng. Nếu sau một thời gian sử dụng không hiệu quả, người bệnh nên ngưng sử dụng và đi khám để tìm phương án điều trị khác. Đặc biệt không nên sử dụng lá hẹ với mật ong và thịt trâu rất dễ ngộ độc.
Những lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian
Khi sử dụng các bài thuốc dân gian bạn nên lưu ý:
- Tùy thuộc vào thể trạng cơ địa, hiệu quả của bệnh sẽ khác nhau, bên cạnh đó cần kiên trì sử dụng đều đặn và thường xuyên, không được sử dụng ngắt quãng hoặc bỏ dở.
- Sau một thời gian sử dụng không hiệu quả cần đi khám để có phương án điều trị khác
- Chọn nguyên liệu sạch, tránh thuốc trừ sâu, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch như thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm,…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng sức đề kháng
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với khu vực ô nhiễm,
- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, người cao tuổi cần cân nhắc và được sự tư vấn trước khi sử dụng những bài thuốc dân gian
Với 7 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian, hy vọng cung cấp thông tin giúp người bệnh chọn lựa và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!