Co Thắt Phế Quản – Khó Thở: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Nội dung bài viết
Co thắt phế quản khó thở là triệu chứng nghiêm trọng của viêm phế quản co thắt, thường dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra các triệu chứng ho dữ dội, sốt, khó thở… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bệnh nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng.
Co thắt phế quản khó thở là gì? Đối tượng thường mắc
Co thắt phế quản khó thở là tình trạng toàn bộ các cơ trơn phế quản bị viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến phần lòng phế quản bị thu hẹp lại gây co thắt, bó hẹp đường thở. Điều này tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, gây viêm phế quản và khiến vùng phế quản sưng to, co thắt phế quản.
Khi đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi bị cản trở khiến các chất nhày, đờm tích tụ và gây ho, khạc đờm liên tục. Ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè, bức bối, quấy khóc.
Bệnh co thắt phế quản khó thở có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng viêm phế quản co thắt ở trẻ em là rất cao, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi, sức đề kháng yếu.Do đó, cha mẹ cần cảnh giác với các triệu chứng bất thường ở bé để khám và điều trị kịp thời.
Co thắt phế quản khó thở có nguy hiểm không?
Viêm phế quản co thắt khó thở có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia, tình trạng co thắt phế quản khó thở nếu không được điều trị tốt, diễn tiến nghiêm trọng, tái phát thường xuyên có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Cụ thể như sau:
- Viêm tai giữa: Tình trạng bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm tai giữa. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh chuyển sang thể nặng gây suy giảm thính lực thậm chí là điếc vĩnh viễn.
- Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến, tỷ lệ mắc cao. Bởi phổi và phế quản là 2 cơ quan nằm gần nhau, khi bị viêm phế quản co thắt kèm theo khó thở thì nguy cơ bị viêm phế quản phổi cũng rất cao.
- Suy hô hấp: Là một trong những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Các căn bệnh ung thư ác tính: Bệnh kéo dài không được điều trị cũng có thể gây ung thư phổi, ung thư vòng họng…
Nguyên nhân gây co thắt phế quản khó thở
Để quá trình điều trị được rút ngắn, hiệu quả và an toàn người bệnh cần phải biết được nguyên căn gây bệnh của mình. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên qua khảo sát, kiểm nghiệm cho biết một số nguyên nhân gây co thắt phế quản khó thở phổ biến như:
- Do nhiễm virus, vi khuẩn: Co thắt phế quản chủ yếu do người bệnh bị nhiễm các virus hợp bào hô hấp Respiratory Syncytial Virus (RSV) gây bội nhiễm vi khuẩn. Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh như vi tụ cầu, phế cầu, H.influenzae, liên cầu… thường phát triển mạnh vào mùa đông và xuân.
- Do hệ miễn dịch kém: Người có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản co thắt. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non yếu, không thích ứng được sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ bị các virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Theo đó, nếu không điều trị kịp thời, bệnh kéo dài sẽ gây biến chứng sang co thắt phế quản khó thở.
- Ô nhiễm môi trường: Các yếu tố như nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc, khói thuốc lá…cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
- Các yếu tố khác: Khi cơ địa dị ứng với lông thú, phấn hoa, thức ăn, chế độ ăn uống…có thể gây co thắt viêm phế quản khó thở
Triệu chứng của bệnh co thắt phế quản khó thở
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng bệnh co thắt phế quản khó thở khá giống với viêm phế quản co thắt, hen nhưng triệu chứng được biểu hiện rõ rệt hơn. Theo đó, để tránh bị nhầm lẫn, điều trị sai cách người bệnh cần biết những triệu chứng sau của bệnh để chẩn đoán bệnh đúng nhất:
- Trong giai đoạn đầu của bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, chảy nước mũi kèm theo những cơ ho dai dẳng, giống với cảm cúm thông thường.
- Khi bệnh kéo dài khoảng 5 -7 ngày người bệnh sốt trên 40 độ, hắt xì liên tục, ho dữ dội.
- Khó thở: Người bệnh luôn trong tình trạng khó thở, thở nhanh nông, vùng phế quản thở khò khè cảm giác có tiếng rên rít khó chịu.
- Lồng ngực bị co rút, đau khi ho, co kéo cơ vùng cổ.
- Với trẻ em thì kèm thêm một số triệu chứng khác như: Hay nôn sau ăn, bú, khóc thét lớn, liên tục.
Co thắt phế quản khó thở và cách điều trị
Viêm phế quản co thắt khó thở hoàn toàn có thể điều trị được, tuy nhiên cần có phác đồ rõ ràng mới có thể mang lại hiệu quả tốt. Trường hợp bệnh không được chữa kịp thời, đúng cách sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều phương pháp điều trị co thắt phế quản khó thở, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, mức độ diễn tiến và cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ
- Điều trị từ nguyên căn bệnh: Trước tiên người bệnh phải xác định chính xác nguyên căn của bệnh là do virus hay vi khuẩn. Theo đó, tùy thuộc vào độ tuổi các bác sĩ sẽ kê đơn, chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
- Điều trị các triệu chứng: Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, đờm, khó thở…tùy thuộc vào kết quả khám cũng như cơ địa mỗi người các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường người bệnh được kê đơn dạng viên hoặc nén kèm thèm thuốc xịt giãn phế quản để thuyên giảm các triệu chứng.
- Điều trị hỗ trợ: Biện pháp này được sử dụng phổ biến, chỉ yếu sử dụng là khí dung giúp giảm phế, long đờm đông thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh
- Những điều cần lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ cho phép, sử dụng đúng liều lượng thời gian để tránh gây tác dụng phụ, khi sử dụng thuốc bị kích ứng cần dừng ngay và tái khám.Đặc biệt, đối với trẻ em bố mẹ cần chú ý và quan tâm nhiều hơn trong quá trình điều trị
Đối với trường hợp nặng
Khi bệnh chuyển nặng kèm theo các triệu chứng như tức ngực, khó thở nghiêm trọng, cơ thể tím tái, co giật…chắc chắn bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy hô hấp. Trong trường hộ này cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để khám bệnh, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ như:
- Nhập viện điều trị: Trong trường hợp bệnh chuyển biến xấu, khó lường người bệnh cần nhập viện ngày để các bác sĩ theo dõi, nắm rõ tình hình, phác đồ điều trị kịp thời
- Thở bình oxy, thở máy: Khi phải thực hiện các biện pháp này chứng tỏ tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, người nhà cần thực hiện đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Co thắt phế quản khó thở nên kiêng gì?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt có vai trò rất lớn trong việc việc điều trị, phục hồi cơ thể. Theo đó, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, trị dứt điểm, người bệnh nên chú ý, tuyệt đối không được ăn những thực phẩm sau:
- Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
- Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt, thức uống có gas
- Tuyệt đối không được ăn những thực phẩm cay, nóng, lạnh hay chua để tránh gây tổn thương phế quản
- Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Ngoài ra người bệnh nên ăn một số thực phẩm như:
- Nên ăn các đồ ăn mềm như súp, cháo.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin kết hợp với một số loại thuốc bổ nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể
- Nên ăn nhiều rau củ quả như: Súp lơ, cà rốt, bắp cải, cam, táo…
- Hoa quả giàu vitamin A, C, E như cam bưởi, táo, dâu tây…
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, sắt như: Trứng gà, hải sản, ngũ cốc…
Phòng ngừa co thắt phế quản khó thở ở trẻ
Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ là vấn đề cha mẹ cần làm ngay để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Một số biện pháp phòng tránh bệnh cha mẹ cần lưu ý là:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, với trẻ nhỏ cần vệ sinh kỹ càng, cẩn thận hơn, đặc biệt sau khi ăn.
- Tuyệt đối không được đưa trẻ đến những nơi nhiều người qua lại.
- Không để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm đặc biệt là khói thuốc.
- Khi đưa bé ra ngoài cần thực hiện một số biện pháp như: Đeo khẩu trang, mũ che mặt
- Bổ sung cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết: Tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ, đạm, sắt.
- Không để bé tiếp xúc với người đang có triệu chứng, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.
- Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa bé đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị.
- Trang phục cho trẻ phù hợp với thời tiết, tránh để bé bị lạnh.
Co thắt phế quản khó thở là một trong những triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
BÀI ĐỌC THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!