Viêm Phế Quản Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt? (Người Lớn, Trẻ Em)

“Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?” Đây là vấn đề nhiều bệnh nhân cần tìm hiểu trong quá trình chữa bệnh. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và thời gian điều trị của bệnh nhân viêm phế quản. Cùng tìm hiểu xem bệnh viêm phế quản nên ăn uống gì trong bài viết sau đây.

Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì?

Chế độ ăn uống, các loại thực phẩm được cung cấp hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cơ thể và đặc biệt là tình trạng phát triển của bệnh viêm phế quản.  Người bị viêm phế quản nên ăn gì? Theo nghiên cứu, chế độ ăn ảnh hưởng một phần đến hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản nói chung. Bệnh nhân cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Cụ thể, trong thực đơn của bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm như sau:

Trái cây nhiều vitamin C

Trong hoa quả tươi có chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng cao, rất tốt cho việc phục hồi sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt với bệnh nhân viêm phế quản có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.

Người bệnh nên lựa chọn trái cây có nhiều vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, quýt,… sẽ giúp kháng khuẩn, hỗ trợ sản xuất interferon giúp cơ thể chống lại các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Hoa quả là thực phẩm chữa viêm phế quản rất tốt
Hoa quả là thực phẩm chữa viêm phế quản rất tốt

Rau xanh

Rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đây là những chất rất cần thiết cho việc phục hồi sức đề kháng của cơ thể. Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2007 trên 2012 học sinh trung học của Hoa Kỳ, cho thấy những bạn học sinh tiêu thụ ít rau xanh dễ mắc viêm phế quản hơn những bạn ăn rau hàng ngày.

Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh như bông cải, rau bina, măng tây,… Nên chế biến các món luộc hoặc trộn salad, ép nước, cần hạn chế các món xào, sử dụng nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm mềm, dễ nuốt

Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì? Nên lựa chọn các thực phẩm mềm dễ nuốt để không làm tổn thương đến vùng họng cũng như hạn chế ho, đau rát họng. Với trẻ nhỏ, thực phẩm nên được xay nhuyễn hoặc làm mềm trước ăn. Một số món ăn thích hợp như cháo, canh, súp ấm. 

Lưu ý: Không nên dùng các thức ăn quá nóng, dễ gây kích ứng cổ họng, khiến tình trạng ho nặng hơn.

Viêm phế quản nên ăn gì? - Cháo là món dễ ăn mà cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Viêm phế quản nên ăn gì? – Cháo là món dễ ăn mà cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Thực phẩm giàu năng lượng và protein

Các thực phẩm giàu năng lượng và protein rất cần thiết cho sự phục hồi, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, hạn chế bệnh tái phát. Đặc biệt với trẻ nhỏ, protein và năng lượng là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của chúng.

Một số loại thực phẩm giàu năng lượng và protein nên bổ sung như gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, đậu phộng, đậu phụ,… Để dễ tiêu hóa hơn, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn và sử dụng dầu thực vật, bơ để chế biến, cung cấp thêm năng lượng cần thiết.                                                                

Thực phẩm làm từ sữa

Trong thành phần sữa có chứa nhiều protein, chất dinh dưỡng, canxi và các chất khác có lợi cho cơ thể. Bệnh nhân có thể sử dụng sữa như bữa ăn nhẹ hàng ngày, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa có lợi cho bệnh viêm phế quản. 

Không nên chọn những loại sữa có hàm lượng chất béo cao, nên dùng loại ít đường hoặc không đường. Ngoài ra, ưu tiên sử dụng sữa chua, sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể tốt hơn.

Bổ sung sữa chua trong thực đơn mỗi ngày cho bệnh nhân viêm phế quản
Bổ sung sữa chua trong thực đơn mỗi ngày cho bệnh nhân viêm phế quản

Mật ong

Mật ong cũng rất tốt cho người bị viêm phế quản, giúp kháng khuẩn, kháng viêm giảm ho, ngứa rát cổ họng, khó thở. Người bệnh có thể pha mật ong với nước hoặc dùng chung với nghệ, gừng,… để uống mỗi ngày. Nên sử dụng trước khi ăn sẽ rất tốt cho cả hệ tiêu hóa và cổ họng Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Bị viêm phế quản kiêng gì giúp bệnh nhanh khỏi?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho cơ thể, người bị viêm phế quản cũng cần lưu ý và tránh sử dụng các nhóm thức ăn dưới đây:

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Người bị viêm phế quản, thường xuyên ho, có đờm, đau rát họng, việc ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Viêm phế quản cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Viêm phế quản cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

Viêm phế quản nên kiêng những gì? Theo nghiên cứu, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao là nguyên nhân gây tăng sinh dịch nhầy trong cổ họng, làm nghiêm trọng hơn biểu hiện ho, khó thở. Vì thế, bệnh nhân cần hạn chế tối đa những thực phẩm giàu chất béo như phomai, đồ ăn nhanh, dầu mỡ động vật, sữa giàu chất béo,…

Thức ăn quá mặn

 Các thức ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe vì cơ chế hấp thụ muối sẽ gây tăng sinh chất nhầy nhiều hơn. Đặc biệt với người viêm phế quản sẽ khiến tình trạng ho, đau rát họng, đờm nặng hơn. 

Đường tinh chế

Bệnh nhân viêm phế quản sử dụng nhiều đường tinh chế sẽ gây ra tình trạng khó thở và khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Vì thế, cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, socola, các loại sữa có đường, kẹo, trái cây đóng hộp,….

“Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?” Socola nhiều đường tinh chế cần hạn chế cho bệnh nhân
“Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?” Socola nhiều đường tinh chế cần hạn chế cho bệnh nhân

Thức ăn cay nóng, chua chát

Các thực phẩm chua chát, cay nóng khiến cho bệnh viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn. Đồ chua khiến cho đờm đặc quánh, bệnh nhân khó khạc nhổ và luôn cảm thấy khó chịu trong cổ họng, gây trở ngại cho việc ăn uống. Đồ cay nóng như ớt, tiêu,…có thể gây kích ứng, làm loét nặng thêm các vết viêm, gây khó khăn trong quá trình điều trị của bệnh nhân. 

Hạn chế các gia vị cay nóng trong thực đơn của bệnh nhân viêm phế quản
Hạn chế các gia vị cay nóng trong thực đơn của bệnh nhân viêm phế quản

Ngoài ra, khi sử dụng đồ ăn như súp, canh không nên dùng khi quá nóng tránh gây kích ứng khiến bệnh nhân sặc, ho.

Đồ uống có gas

Đồ uống có ga sẽ khiến tình trạng viêm phế quản nặng hơn, gây viêm loét, khản tiếng, kích thích chất nhầy tiết ra nhiều hơn gây cản trở quá trình điều trị. Đặc biệt, nếu sử dụng đồ uống này trước khi đi ngủ có thể dẫn đến liệt trung khu hô hấp, rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thở và có thể ngừng hô hấp, rất nguy hiểm.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bé bị viêm phế quản

Trong các đối tượng bệnh nhân viêm phế quản, trẻ em là những trường hợp cần quan tâm và chăm sóc nhiều nhất. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, đồng thời chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng cần bổ sung đầy đủ hơn người trưởng thành. Bố mẹ cần lưu ý chế độ ăn của trẻ và bổ sung thêm thực phẩm chữa viêm phế quản vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Một số món ăn dưới đây sẽ là gợi ý cho bữa ăn của trẻ thêm phong phú:

Súp gà nấm hương

“Viêm phế quản nên ăn gì?” Nhiều bố mẹ luôn đau đầu khi lựa chọn thực đơn cho trẻ để tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Súp gà là một món ăn vừa thơm ngon, dễ ăn lại hỗ trợ làm loãng chất nhầy, giảm tắc nghẽn trong cổ họng.Cách chế biến như sau:

Súp gà nấm hương - giải đáp cho “Viêm phế quản nên ăn gì?”
Súp gà nấm hương – giải đáp cho “Viêm phế quản nên ăn gì?”
  • Luộc gà chín tới, trong quá trình luộc thêm một chút muối
  • Vớt gà để ráo, xé nhỏ thành sợi, giữ lại nước luộc
  • Băm nhỏ nấm hương, tách ngô ngọt (có thể băm nhỏ)
  • Phi thơm hành tím, cho toàn bộ thịt gà, nấm hương, ngô ngọt vào đảo đều, nêm gia vị vừa đủ là được (tránh gia vị cay hoặc quá mặn)
  • Khi thịt gà đã sẵn, cho nước luộc gà vào, đun sôi, có thể cho thêm trứng gà nếu muốn
  • Đun sôi một lúc, cho thêm bột năng, khuấy đều tạo độ sánh

Lưu ý: Món ăn này bố mẹ nên cho bé sử dụng khi còn ấm. Bên cạnh đó, tùy độ tuổi và sở thích, bố mẹ có thể băm nhỏ nguyên liệu theo kích thước mong muốn.

Canh cà chua trứng

Món ăn này cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Bố mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Rửa sạch cà chua và các nguyên liệu đi kèm
  • Phi thơm hành tím, cho cà chua vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa đủ
  • Đảo cho đến khi cà chua mềm nhuyễn thì thêm nước vừa đủ ăn
  • Đun sôi một lúc, đánh tan trứng rồi cho vào
  • Sau khi cho trứng, bố mẹ chỉ cần đun sôi lại là có thể tắt, nêm nếm gia vị vừa ăn
Canh cà chua trứng là món ăn ngon cho trẻ bị viêm phế quản
Canh cà chua trứng là món ăn ngon cho trẻ bị viêm phế quản

Lưu ý: Với món ăn này, bố mẹ nên cho trẻ dùng khi còn ấm nóng để trứng không bị tanh, nhưng không để nóng quá khiến trẻ bị sặc,ho. Tùy sở thích của từng bé, bố mẹ có thể cho thêm hành lá băm nhỏ để tăng hương vị cho món ăn.

Cháo yến mạch nấu tôm, rau cải xay

Nhiều bố mẹ thường đau đầu khi phải suy nghĩ xem “Viêm phế quản nên ăn gì?” vì khi bị bệnh, trẻ hay có biểu hiện chán ăn, bỏ cơm, bỏ cháo. Vì thế, cháo yến mạch nấu tôm rau sẽ là một lựa chọn mới lạ, thay đổi khẩu vị cho trẻ, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.

Cháo yến mạch là giải pháp cho thắc mắc “Viêm phế quản nên ăn gì?”
Cháo yến mạch là giải pháp cho thắc mắc “Viêm phế quản nên ăn gì?”

Món ăn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như: yến mạch, tôm, rau cải và một số gia vị
  • Ngâm yến mạch khoảng 10 phút cho yến mạch nở 
  • Bóc vỏ tôm, rửa sạch rau cải, băm nhuyễn hai nguyên liệu trên
  • Cho tôm và rau cải vào nồi nấu sôi cho chín, nêm gia vị vừa ăn rồi cho tiếp yến mạch vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa

Lưu ý: Món ăn này nhanh no, vì thế bố mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày cho trẻ. Sử dụng khi còn ấm để gia tăng hương vị, làm ấm cổ họng. không nên sử dụng các gia vị quá cay, nóng cho món ăn.

Với những nội dung trên mong rằng đã giúp người đọc trả lời được câu hỏi viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì giúp bệnh nhanh khỏi, tiến triển tốt. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, bệnh nhân nên kết hợp với hoạt động thể lực vừa sức, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị. Nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *