Bệnh Viêm Phế Quản Có Lây Không, Làm Sao Phòng Ngừa?
Nội dung bài viết
Theo thống kế của bộ Y tế, viêm phế quản là bệnh lý phổ biến, xếp thứ 5 trong số những tình trạng thường gặp ở bệnh nhân. Các triệu chứng ban đầu là ho, ho có đờm, đau tức ngực, họng… Vậy bệnh viêm phế quản có lây không? Và lây qua đường nào? Phòng ngừa ra sao? Câu trả lời sẽ có trong nội dung sau.
Bệnh viêm phế quản có lây không?
Viêm phế quản thuộc nhóm bệnh lý đường hô hấp. Bệnh là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc ống phế quản. Căn cứ vào thời gian và mức độ viêm nhiễm, viêm phế quản được chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính. 90% bệnh nhân mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus. Trong đó, các nhóm virus phổ biến là: Virus hợp bào (30 – 50%), virus cúm (25%), Adenovirus (10%).
Các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus này dễ dàng phát tán ra xung quanh thông qua các giọt bắn nước bọt, ho, khạc đờm, hắt hơi. Vì vậy, tác nhân viêm phế quản hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp. Đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu… là đối tượng dễ lây nhiễm.
Như vậy, viêm phế quản có lây và thậm chí có thể lây lan dễ dàng nếu như không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh nào. Do đó, để hạn chế tình trạng lây nhiễm, người bệnh và người xung quanh cần có ý thức phòng bệnh.
Viêm phế quản lây qua con đường nào?
Như đã nói ở trên, các tác nhân virus, vi khuẩn dễ dàng phát tán khi người bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi… Theo đó, bệnh viêm phế quản lây qua hai con đường chính sau:
- Lây nhiễm trực tiếp từ người sang người: Nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản cao đối với người có tiếp xúc trực tiếp hoặc sống cùng nhà, cùng môi trường làm việc với người bệnh. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp trong qua trình ho, hắt hơi, hít phải virus khi nói chuyện trực tiếp…
- Lây nhiễm gián tiếp: Bạn có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân như sử dụng chung đồ với người bệnh như bàn chải, khăn mặt, quần áo… Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, các virus này có khả năng sống tới vài giờ trên các đồ dùng sinh hoạt. Do đó, người bình thường có khả năng lây nhiễm cao nếu chạm vào đồ vật nhiễm virus của người bệnh
Vậy nên, bạn cần có các biện phòng tránh để không bị lây nhiễm bệnh.
Lây nhiễm viêm phế quản có nguy hiểm không? Giai đoạn bệnh lây nhiễm
Bệnh bệnh viêm phế quản là bệnh có bị lây qua đường hô hấp. Bệnh nhân thường có triệu chứng ho ra đờm, khó thở, tức ngực, … ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, khi bị lây nhiễm bạn cần chẩn đoán, nhận biết dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh và điều trị kịp để không biến chứng nguy hiểm hơn. Một số biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phế quản gồm:
- Viêm phế quản mãn tính: Bệnh nhân lơ là, chủ quan không điều trị kịp thời dẫn đến viêm phế quản mãn tính rất khó điều trị, đặc biệt hay gặp ở người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già,…
- Hen phế quản: Bệnh viêm phế quản không chữa trị sớm, để kéo dài có thể biến chứng hen phế quản. Bệnh gây khó thở, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện.
- Viêm phổi: Bệnh không được điều trị kịp thời dẫn đến viêm phổi, rối loạn phổi, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong
- Áp xe phổi: tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi và gây tử vong.
- Ung thư phế quản: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản. Tùy thuộc vào loại và gia đoạn của ung thư người bện cần phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… để không nguy hiểm đến tính mạng
Các giai đoạn phát triển bệnh sau lây nhiễm thường thấy là:
- Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-3 ngày, sau khi tiếp xúc và bị virus xâm nhập. Trong giai đoạn này, người bệnh hầu như không có biểu hiện gì.
- Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Ở giai đoạn này bạn sẽ có biểu hiện như đau họng, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt nhẹ.
- Giai đoạn viêm phế quản cấp: Người bệnh biểu hiện ho, ho khan, ho có đờm, đờm có màu sắc khác nhau: màu trắng đục, màu vàng, màu xanh. Nhiều trường hợp nặng người bệnh đau rát sau xương ức, ho ra máu
- Giai đoạn phục hồi: Các triệu chứng sẽ giảm dần phục hồi và phục hồi trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên với bệnh nhân có sức đề kháng yếu, bệnh tiếp tục kéo dài cùng với triệu chứng nghiêm ho khan và ho có đờm,…
Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh có khả năng lây nhiễm cao thông qua đường hô hấp, nên bạn cần có biện pháp phòng ngừa. Một số lời khuyên được các chuyên gia khuyến nghị gồm:
- Hạn chế tiếp xúc người bệnh: Để phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản bạn cần hạn chế tiếp xúc với người biểu hiện ho, chảy nước mũi, hạn chế nắm tay với người bệnh. Không sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải quần áo với người bệnh.
- Đeo khẩu trang: Bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài nhất là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Môi trường sống sạch sẽ: Giữ môi trường luôn thoáng mát sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục mỗi ngày nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra nên chú ý nghỉ ngơi, tránh cơ thể căng thẳng mệt mỏi,…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và cách chất kích thích như rượu bia. Giúp bạn tăng sức đề kháng và không vi khuẩn virus gây hại
- Tiêm vắc – xin: Tiêm vắc – xin phòng bệnh viêm phế quản, viêm phổi theo đúng quy định
Qua bài viết trên đã giúp bạn trả lời thắc mắc bệnh viêm phế quản có lây không và lây qua những con đường nào? Do đó bạn cần các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!