Bệnh Viêm Phế Quản Dạng Hen Là Gì, Có Nguy Hiểm Không?

Viêm phế quản dạng hen là biến chứng của bệnh lý viêm phế quản không được điều trị dứt điểm. Bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ. Chính vì thế việc sớm phát hiện và điều trị bệnh là cần thiết để tránh được những hậu quả khó lường. Thông tin chi tiết về bệnh sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản dạng hen là gì?

Viêm phế quản dạng hen là tình trạng khi viêm phế quản và hen phế quản xảy ra cùng một lúc trên cơ thể người bệnh. Các triệu chứng của hai bệnh này chồng chéo lên nhau gây khó thở, ho kéo dài. Dựa theo biểu hiện điển hình của bệnh có thể phân loại thành hai dạng là:

Viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản dạng hen là gì?
  • Viêm phế quản co thắt dạng hen: Người bệnh sẽ gặp chứng khó thở, thở khò khè giống như biểu hiện của người bị hen suyễn. Ngoài ra người bệnh còn trải qua những cơn ho có tính chu kì. Bệnh thường xuất hiện trong thời giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Viêm phế quản dạng suyễn: Niêm mạc phế quản bị viêm sưng, phù nề. Khi lên cơn hen suyễn, đường dẫn khí bị thu hẹp gây ra những cơn đau thắt ngực, khó thở, ho nhiều đặc biệt vào ban đêm. Người bệnh còn luôn trong tình trạng mệt mỏi, toát mồ hôi.

Triệu chứng viêm phế quản dạng hen 

Mọi tuổi tác đều có thể bị bệnh, tuy nhiên trường hợp xảy ra ở trẻ em nhiều hơn cả. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu viêm phế quản sớm của bệnh ở người lớn và trẻ em như sau:

Người lớn bị viêm phế quản thể hen

  • Ho nhiều, ho nặng tiếng có thể xuất hiện ho theo từng cơn. 
  • Sốt nhẹ từ 37 độ – 37,8 độ C. 
  • Khó thở, đau tức ngực, thở phát ra tiếng khò khè to. 
  • Người mệt mỏi, nhợt nhạt kèm theo chứng buồn nôn, khó chịu. 
  • Xuất hiện mồ hôi trộm lúc nửa đêm
Viêm phế quản thể hen
Thở khò khè và ho là những triệu chứng bệnh điển hình của cả người lớn và trẻ nhỏ

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Những triệu chứng bệnh của trẻ cũng tương tự của của người lớn. Tuy nhiên do trẻ chưa tự ý thực được, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần quan sát, chú ý để sớm phát hiện bệnh cho con:

  • Con ho theo cơn, đặc biệt ho nhiều vào ban đêm.
  • Thở rít, thở khò khè, ngạt mũi
  • Hơi thở nhanh, gấp gáp, thậm chí trẻ phải hóp bụng mới thở được
  • Con quấy khóc, bỏ ăn hoặc ăn ít
  • Thấy có chất dịch nhầy trong cổ họng của trẻ.

Nguyên nhân viêm phế quản dạng hen

Các chuyên gia khoa Tai – Mũi – Họng cho biết nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng viêm phế quản dạng hen suyễn ở cả người lớn và trẻ nhỏ là do nhiễm các chủng virus đường hô hấp gây ra. Điển hình là hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra các loại vi khuẩn tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn, H.influenzae cũng được xác định là tác hại gây bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh

Một số nguyên nhân gây bệnh khác cũng cần chú ý như:

  • Người già, trẻ nhỏ sức đề kháng yếu hay mắc các căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa dẫn tới phế quản viêm nhiễm.
  • Làm việc quá áp lực, thường xuyên stress, tâm lý bất ổn,…
  • Người bị dị ứng mãn tính với lông thú, phấn hoa, bụi bẩn, một số thực ăn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. 
  • Môi trường làm việc, sinh sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại. 
  • Lạm dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc chẹn beta… mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Viêm phế quản dạng hen nếu được chữa trị khi các triệu chứng mới chỉ trong giai đoạn nhẹ thì khả năng chữa khỏi rất cao. Người bệnh chỉ cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng, giữ gìn bệnh có thể thuyên giảm sau 1 – 2 tuần điều trị. 

Tuy nhiên nếu bệnh để lâu, điều trị không đúng phương pháp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp như: 

  • Xẹp phổi: Đây là biến chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen thường gặp nhất ở trẻ. Khi trẻ lên cơn hen suyễn các chất nhầy sẽ tiết ra và tích tụ lại trong ống phế quản gây khó khăn trong việc trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới bại não. 
  • Tràn khí màng phổi: Khi các phế nang bị giãn rộng, mạch máu thưa thớt, phế nang không được nuôi dưỡng tốt nên rất dễ rách. Các triệu chứng điển hình người bệnh gặp đó là đau tức ngực, khó thở, chân tay tím tái, mạch đập nhanh.
  • Hen suyễn bội nhiễm: Khi các vi khuẩn, virus gây viêm phế quản dạng hen suyễn không được tiêu diệt, chúng sẽ phát triển và nhanh chóng lây lan gây nhiễm khuẩn phổi, phế quản. Đặc biệt bệnh sẽ càng nặng hơn khi thời tiết thay đổi. 
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản
Bệnh nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng
  • Tâm phế mạn tính: Biến chứng này xảy ra cao hơn với bệnh nhân lứa tuổi trung niên. Bệnh có thể phát tán và lặp đi lặp lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Phế nang của bệnh nhân sẽ giảm dần sự đàn hồi theo thời gian. Bệnh này khiến cho trẻ phải gắng sức để thở. Cha mẹ có thể phát hiện bằng cách đặt con nằm ngửa thấy bụng bị biến dạng thành hình ức gà khi thở.
  • Suy hô hấp mạn tính: Trẻ bị suy hô hấp sẽ có những biểu hiện thở nhanh và nông, tím tái môi và các đầu chi. Suy hô hấp mạn tính có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Đặc biệt nếu phụ nữ mang thai bị mắc viêm phế quản dạng hen suyễn ở tuần thứ 24 – 36 của thai kỳ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non.

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản thể hen

Chẩn đoán sớm sẽ phát hiện bệnh sớm và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Bác sĩ có thể đưa ra các câu hỏi về triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh hoặc trong một vài trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu xét nghiệm như:

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản dạng hen
Tùy theo biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp
  • Đo phế dung: Kết quả xét nghiệm này có thể đo chức năng phổi khi bạn hít thở. Bác sĩ tiến hành đưa ống đo gắn vào thiết bị y tế gọi là phế dung kế để thực hiện xét nghiệm. 
  • Kiểm tra lưu lượng thở ra: Sử dụng máy đo lưu lượng thở cực đại, các bác sĩ sẽ biết được lực của không khí người bệnh khi thở ra là bao nhiêu.
  • X-quang ngực: Cho phép bác sĩ nhìn được hình ảnh ngực thực tế để phát hiện dấu hiệu tình trạng bệnh. 

Với trường hợp bác sĩ nghi ngờ có sự hiện diện của những triệu chứng nặng về phổi có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành xét nghiệm chức năng phổi. 

Cách chữa bệnh viêm phế quản dạng hen

Chữa bệnh viêm phế quản dạng hen cần phải tuân theo quy tắc điều trị của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc về uống mà cần đến trực tiếp cơ sở y tế để thăm khám.

Thuốc trị viêm phế quản dạng hen

Bác sĩ sẽ dựa theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra toa thuốc phù hợp. Một số loại thuốc Tây chữa viêm phế quản thể hen phổ biến như:

  • Kháng sinh:  Nếu xác định nguyên nhân cơ thể người bệnh do vi khuẩn xâm nhập bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh để chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
viêm phế quản dạng hen
Sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc làm giãn phế quản tạm thời, giúp mở đường thở như albuterol
  • Thuốc làm giãn phế quản có thời gian kéo dạng sử dụng Corticosteroid dạng hít để thông thoáng cổ họng
  • Thuốc hít kết hợp có chứa cả steroid và thuốc giãn phế quản
  • Thuốc kháng cholinergic tác dụng lâu dài

Điều trị viêm phế quản thể hen tại nhà

Bài thuốc chữa chứng ho, khó thở, ngạt mũi do bệnh gây ra được dân gian truyền tai nhau rất nhiều. Đây cũng là những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà bạn nên tham khảo. 

  • Lá tía tô: Chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch, 5 quả đại táo sau đó đem giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt đem đun sôi. Khi nước sôi cho vào ấm trà đã có sẵn lá tía tô, thêm 3 gam trà hãm như hãm nước trà. Sau khoảng 5 phút bỏ ra uống. Sử dụng liên tục mỗi ngày 2 lần, sau 10 ngày sẽ thấy giảm chứng thở khò khè.
Mật ong giúp giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản
Các bài thuốc từ mật ong hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh
  • Mật ong và chanh: Chanh 1 quả vắt nước cốt, bỏ hạt; thêm một thìa cà phê mật ong nguyên chất, 500ml nước ấm, khuấy đều rồi thưởng thức. Uống ngày 3 lần giúp phế quản thông thoáng; đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Mật ong và quất: Rửa sạch khoảng 3 – 4 quả quất chín, thái miếng mỏng sau đó cho vào chén. Thêm mật ong nguyên chất đổ ngập quất sau đó cho vào nồi cơm hấp hoặc hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Lấy quất ra nhai từ từ hoặc pha cùng nước ấm uống mỗi ngày sau ăn cơm. 

Chữa viêm phế quản dạng hen bằng Đông y

Ngoài thuốc Tân dược, các bài thuốc Đông y cũng được đánh giá có công dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng hen gây ra. 

  • Bài thuốc 1: Rẻ quạt, tế tân, mai hoàng, khoản đông hoa mỗi vị 15 gam; ngũ vị tử, bán hạ, tử uyển mỗi vị 10 gam; sinh khưởng 5 lát. Đổ thêm 1500ml nước lọc vào nồi sau đó đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 2 chén nước thì tắt bếp, uống vào 2 lần sáng – tối. 
  • Bài thuốc 2: Bạch quả 15 quả; cam thảo, bán hạ 10 gam; hạnh nhân, tô tử, hoàng cầm, tang bạch bì, khoản đông hoa mỗi vị 15 gam. Sắc nhỏ lửa các vị thuốc tới khi còn khoảng 3 bát con thì tắt bếp. Chia đều mỗi ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn.

Chữa viêm phế quản thể hen bằng Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên được đánh giá là lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì uống thuốc lâu dài mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Viêm phế quản dạng hen nên ăn gì, kiêng gì

Ngoài tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị thì việc chăm sóc, bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể cũng được đánh giá cao trong việc quyết định bệnh có nhanh khỏi hay không. Người bị viêm phế quản dạng hen cần biết mình nên ăn gì và không nên ăn gì. 

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu  beta caroten: Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên ăn thực phẩm chứa hợp chất  beta caroten có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện những cơn hen, làm giảm chứng đau hiệu quả. Người bị bệnh nên bổ sung vào bữa ăn của mình các loại rau củ như ớt chuông đỏ, bí ngô, cà rốt,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Để hạn chế các cơn hen, khó thở người bệnh nên cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin C dồi dào có trong một số loại rau củ quả như: dền đỏ, thanh long, ổi, bưởi, quýt, mồng tơi,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Omega 3 có khả năng giảm viêm, thông đường thở giúp người bệnh hạn chế chứng khó thở, thở khò khè. Cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm nên có trong bữa ăn của người bị bệnh viêm phế quản thể hen. 
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, đồ chiên nướng, đồ cay,… Những thực phẩm này có thể gây ngứa họng, khiến các cơn hen có xu hướng gia tăng hơn. 
  • Thực phẩm có hàm lượng axit cao: Một số thực phẩm có hàm lượng axit cao như đồ chua, quá nhiều thịt cá sẽ khiến quá trình chuyển hóa bị ảnh hưởng gây hen phế quản. 
  • Đồ ăn chứa nhiều muối: Những người trước đây có thói quen ăn mặn cần bỏ ngay bởi chúng có thể khiến khí quản sản sinh ra nhiều đờm đặc, khó thở. Ngoài ra nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn có hàm lượng muối cao sẽ làm tăng phản ứng với phế quản. 
  • Thuốc lá: Bệnh nhân bị viêm phế quản dạng hen cần NÓI KHÔNG với thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc. Nếu tiếp tục khí quản sẽ rơi vào trạng thái bị co giật, lượng chất bài tiết tăng lên làm tổn thương niêm mạc phổi. 

Phòng ngừa viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em diễn biến phức tạp nếu không chú ý điều trị và kiêng khem. Chính vì thế hơn ai hết cha mẹ phải là người chú ý phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng việc lưu ý một số điều sau đây:

  • Tập thói quen đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài đường hay tới nơi công cộng. 
  • Nên đặt máy tạo ẩm, máy lọc khí trong phòng của con.
  • Môi trường học tập, vui chơi của trẻ luôn phải sạch sẽ, thông thoáng. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với lông thú, phấn hoa bởi chúng chính là những tác nhân gây hen suyễn. 
  • Cha mẹ cũng nên tiêm đầy đủ vắc xin cúm hàng năm cho trẻ. 
  • Chế độ ăn uống cho bé hợp lý: Không cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh; ví dụ cho bé ăn sữa chua thì cần bỏ ra trước 30 phút mới cho ăn. 
  • Khi con có biểu hiện bệnh không được tự ý mua thuốc hay tự dùng mẹo chữa trị tại nhà mà cần cho con tới các cơ sở y tế để thăm khám. 

Viêm phế quản dạng hen là dạng bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đây không phải là bệnh lý nan y khó chữa nhưng nếu chủ quan sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp mọi người bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả gia đình.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (1 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *