Vất vả vì con nhỏ bị viêm phế quản và kinh nghiệm của mẹ trẻ
Nội dung bài viết
Dạo qua nhóm facebook, thấy có rất nhiều mẹ đang đau đầu vì con bị ốm, viêm phế quản mãi không khỏi, làm tôi nhớ đến câu chuyện của mình trong suốt 3 năm con ốm yếu, quấy khóc, lười ăn. Nhưng hiện giờ con nhà tôi đã khỏi viêm phế quản và khỏe mạnh hơn rất nhiều, tôi muốn chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm của mình để giúp các mẹ có thêm giải pháp điều trị bệnh cho con.
Tôi là Nguyễn Thị Quỳnh 35 tuổi ở Nghệ An, con trai tôi là Nguyễn Hồng Hiếu năm nay 7 tuổi. Cách đây hơn 3 năm bé bị viêm phế quản, tôi cho con dùng nhiều loại thuốc, chữa bệnh nhiều nơi mà không khỏi. Con ốm, ho, sốt liên tục, suốt ngày quấy khóc, bỏ ăn,… khiến bé gầy yếu khiến vợ chồng tôi “mất ăn mất ngủ”. Cho đến cách đây mấy tháng nhờ “duyên may mắn” mà bệnh viêm phế quản của con đã được chữa khỏi, bé khỏe mạnh và vui vẻ hơn nhiều.
Lao đao vì con bị viêm phế quản tái phát nhiều lần, mãi không khỏi
Mẹ nào đang chăm con nhỏ có thể sẽ hiểu được cảm giác của mình khi nuôi con ốm. Cứ dăm ba bữa lại đưa con đi viện, lại uống kháng sinh, rồi lại đi viện. Cái vòng luẩn quẩn này, đeo bám gia đình mình gần 3 năm nay chỉ vì con bị viêm phế quản.
Bé nhà mình năm nay đã 7 tuổi mà chỉ nặng 18 cân, người gầy gò, xanh xao, ít nói chuyện với người nhà, nói gì đến người lạ. Có lúc người ngoài nhìn vào còn khuyên vợ chồng mình nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị trầm cảm. Thế nhưng, chỉ có gia đình mình hiểu, bé ốm yếu mệt mỏi như vậy là vì bệnh viêm phế quản.
Con mình tên là Nguyễn Hồng Hiếu, lần đầu đi viện vì viêm phế quản là vào lúc 4 tuổi. Từ lúc sinh ra cho đến lần đó, trộm vía, bé chẳng mấy khi đau ốm. Có vài lần thay đổi thời tiết, bé cũng chỉ chảy nước mũi rồi ho khục khặc. Mình cho uống đường phèn hoặc mật ong hấp với quất xanh 1 – 2 hôm là khỏi. Chẳng mấy khi con phải dùng thuốc. Vậy mà….
Trong một lần đi chơi về khuya, bé ho suốt cả tối. Mình cho uống mật ong 2 ngày liền mà không hiệu quả. Đến ngày thứ 3 đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm phế quản.
Thế nhưng uống hết cả đơn thuốc mà bệnh cũng chỉ đỡ chứ không dứt hẳn. Vừa hết thuốc, bé lại bắt đầu ho, ho từ đêm đến sáng. Cứ ngủ được dăm chục phút lại tỉnh giấc và ho. Đêm ngủ bé thở còn có vẻ khó nhọc, có lúc mình còn nghe thấy tiếng rít thở rõ rệt. Sáng dậy tỉnh giấc là bé bắt đầu đợt ho mới. Ho kèm chảy nước mắt, nước mũi. Lúc nặng hơn có thể hâm hâm sốt nữa. Có thời điểm, cả 2 vợ chồng không ngủ được đêm nào. Những lần con ốm nặng, ho nhiều, chỉ biết ôm dỗ rồi khóc theo con vì bất lực.
Đêm ho, ngày ốm, nên lúc nào Hiếu cũng trong tình trạng mệt mỏi, không muốn ăn, không muốn nói chuyện với ai. Lâu dần thành thói quen, kể cả những ốm hay không ốm, bé đều ăn rất ít, cố dỗ cũng không chịu ăn thêm. Lúc nào cũng thích chơi một mình, không chơi cùng bạn cùng lớp hay cùng xóm, cũng không muốn nói chuyện khi người lớn hỏi thăm.
Vậy nên, suốt 3 năm bị bệnh, bé không lên được nổi 1 ký, trông mà xót kinh khủng. Đã vậy, hàng xóm không hiểu chuyện lúc nào cũng dè bỉu kiểu vợ chồng không biết chăm con, lấy ví dụ hết con nhà này đến con nhà kia bụ bẫm, béo tròn. Vừa giận vừa thương xót con.
Cứ thế vợ chồng mình cũng đã nhìn con bị viêm phế quản gần 3 năm. Suốt quãng thời gian đó, cả nhà làm bạn với viện, với thuốc thang còn nhiều hơn là trường học hay ở nhà như những đứa bạn cùng tuổi con. Ông bà nội ngoại 2 bên cũng cố gắng chăm cháu, thử đủ mọi cách mà tình hình vẫn không khá lên. Bệnh cứ hết lại tái phát.
Chỉ vì thiếu hiểu biết, suýt nữa đã hại con rồi!
Trong suốt 3 năm con bị viêm phế quản, vợ chồng mình đã đưa con đi khám ở hơn chục bệnh viện, phòng khám lớn nhỏ. Từ bệnh viện Nhi thành phố, Nhi tỉnh, sau đó lên Nhi Trung Ương, vào Nhi Đồng 1…. Cứ chỗ nào nghe khám chữa được dù gần hay xa, mình đều đưa con đến.
Số lượng đơn thuốc ngày càng dày lên, thuốc lấy về cũng chất đầy trong nhà. Nhiều lúc mình còn trêu chồng rằng, nhà mình giờ đây chắc không khác mấy quầy thuốc ngoài kia là mấy, đâu đâu cũng thấy thuốc.
Phần lớn thuốc lấy về đều là kháng sinh, đủ thứ loại, từ nhẹ đến nặng, từ loại đơn chất đến loại kết hợp. Hầu hết mình đều quen mặt. Bởi mình đã từng một lần vì thiếu hiểu biết với kháng sinh mà suýt nữa hại con.
Thời điểm đầu con bị viêm phế quản, mình có đưa bé đến bệnh viện Nhi Thành phố Vinh để khám và lấy thuốc. Uống thuốc được 3 ngày, thấy triệu chứng đỡ một chút thì mình ngừng vì nghe bảo kháng sinh không tốt cho trẻ. Rồi nghe nói trẻ uống thuốc tây dễ bị suy gan, suy thận, bị chậm phát triển, sau này còn có nguy cơ đần độn hơn bình thường. Vậy nên sau 3 ngày uống kháng sinh, mình cho bé chuyển sang dùng mật ong hấp quất xanh. Thấy bé cũng ổn ổn dần.
Chỉ 2 tuần sau, bé lại tái bệnh với các triệu chứng y chang lần trước. Thấy vậy, mình lấy đơn thuốc cũ của viện Nhi ra quầy mua thuốc về cho con uống. Thế nhưng lần này bệnh của con không đỡ.
Mình rất lo lắng và kể chuyện này cho các chị đồng nghiệp ở cơ quan. Chị này chỉ lấy thuốc này uống, chị khác lại bảo nên uống loại kháng sinh kia. Có chị còn nhiệt tình đưa cho mình đơn thuốc của con chị từ … 1 năm trước. Chị bảo nhạy lắm, uống 1 lần khỏi luôn, không tái phát nữa.
Mình cũng thử rất nhiều cách mọi người bảo, sử dụng các đơn thuốc, mẹo chữa mà mọi người dùng hiệu quả. Tuy nhiên hậu quả là con nhập viện, khiến mình vô cùng lo sợ.
Bác sĩ bảo bé bị viêm phổi nặng, có dấu hiệu suy hô hấp và giảm khối lượng tuần hoàn. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng bé. Nguyên nhân là do mình dùng thuốc linh tinh, không đúng bệnh, không đúng độ tuổi. Và quan trọng hơn là do trước đó, bệnh của bé khá nặng mà mình lại không ý thức được đưa trẻ đi viện. Cô bác sĩ ở viện đã mắng hơn chục phút mà mình lúc đó chỉ biết cúi đầu và khóc. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà mình suýt nữa mình đã hại con rồi.
Nhờ bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG, con nay đã khỏi bệnh!
Nói về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, đó quả là một sự may mắn mà đến giờ mình vẫn còn rất xúc động. Trong một lần đưa con đi viện, mình được một chị có con cùng nằm cùng phòng bệnh giới thiệu đến bài thuốc này.
Lúc đầu, mình cũng hơi sợ vì trước đó đã bị một phen hú hồn do dùng thuốc linh tinh khiến con phải cấp cứu. Sau đó, được mọi người khuyên nhủ, mình cũng thử lên mạng tìm hiểu về trung tâm Đông y Việt Nam và bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang này.
Tìm hiểu qua internet, thấy rất nhiều thông tin về trung tâm, giải thưởng, bác sĩ… mình cảm thấy yên tâm hơn phần nào. Được chồng và mẹ góp ý, mình quyết định đưa bé ra Hà Nội khám thử xem sao.
Đây là một trung tâm Đông y khá sạch sẽ, rộng rãi và hiện đại. Bác sĩ khám bệnh cho Hiếu ngày hôm đấy là bác sĩ Lê Phương. Theo như mình tìm hiểu thì bác sĩ này đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, cũng từng giữ chức Phó giám đốc bệnh viện YHCT Hà Đông. Khá nổi tiếng.
Sau khi bắt mạch và thăm khám, bác sĩ Phương còn tận tình nói cặn kẽ về bệnh tình và hướng điều trị cho con. Bác sĩ bảo rằng, bé nhà mình bị tổn thương phế khí và tân dịch. Tây y gọi là viêm phế quản. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiễm phong hàn, tà độc từ bên ngoài, nhưng không được điều trị kịp thời. Từ đó, khiến bệnh càng nặng, càng khó điều trị. Các loại thuốc mình sử dụng cho bé trước nay chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng nên cứ hết thuốc là lại phát bệnh.
Bác sĩ kê cho con bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang với cái đơn thuốc dài đến hơn 50 vị thuốc. Bác sĩ còn bảo, do thể trạng của bé yếu, nên bác điều chỉnh một số vị trong bài để giúp bé ăn ngon, dễ tiêu, tăng hấp thu và ngủ tốt hơn. Khi thể trạng của bé tốt lên, thuốc hấp thu tốt và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn.
Mình vừa mừng vừa hy vọng mang thuốc về và cho bắt đầu cho con uống. Đầu tiên, phải khen là thuốc rất dễ uống. Mùi thơm nhẹ, không nồng, vị cũng khá ngon, nói chung là đúng kiểu trẻ con thích. Cho con uống được hơn 2 tuần thì bé mới bớt ho hẳn, không còn thở gấp, ngủ cũng sâu giấc hơn. Mới đầu mọi người trong nhà cứ sợ thuốc dởm vì uống mãi mà không thấy đỡ bệnh gì. Nhưng do bác sĩ Phương đã dặn từ đầu là thuốc cần thời gian tấn công vào bên trong, điều hòa cơ thể nên thời gian đầu tác dụng sẽ rất chậm nên mình cũng không quá lo lắng.
Hết 2 tháng thuốc thì không còn gì phải bàn cãi nữa. Con mình đã hết hẳn ho, không khó thở, không sổ mũi, không hắt hơi. Nói chung là khỏe mạnh như một đứa trẻ bình thường. Chắc do sức khỏe tốt lên, bé bắt đầu vui chơi, nghịch ngợm nhiều hơn, bắt đầu thích nói chuyện và vui đùa với mọi người. Bé còn tăng được tận 3 ký luôn, có da có thịt, trông người cũng hồng hào hơn rất nhiều. Gia đình mình vui lắm. Đến cả hàng xóm xung quanh cũng ngạc nhiên, bàn ra tán vào không biết mình có bí quyết nuôi con hay dùng thuốc bổ gì nữa.
Nói chung là nhờ bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang này của bác sĩ Phương mà con mình giờ vừa hết bệnh lại khỏe mạnh và hoạt bát nhiều lắm. Đến giờ là hơn 4 tháng dùng thuốc xong mà cháu chưa một lần ốm vặt. Trước đây thì ốm tuần một.
Chẳng phải là kinh nghiệm quý báu gì nhưng mình muốn chia sẻ bài thuốc này với các mẹ cũng đang hằng ngày vất vả nuôi con ốm, con bị ho, bị viêm phế quản thường xuyên. Với con, sức khỏe ở giai đoạn đầu đời rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Do vậy, mẹ nên cố gắng chữa triệt để các bệnh hô hấp cho trẻ, đặc biệt là viêm phế quản. Mẹ có thể tham khảo bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang như mình đã sử dụng, biết đâu có thể giúp con sớm khỏe mạnh, vui vẻ đến trường như bao bé khác nhé.
Để tiện cho các mẹ tìm hiểu về bài thuốc cũng như liên hệ bác sĩ tư vấn, giúp đỡ khi con có những biểu hiện viêm phế quản, mẹ có thể liên hệ tới địa chỉ:
TRUNG TÂM THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM – VINACARE
Cơ Sở 1 – Hà Nội Địa chỉ: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: (024) 710 99 838 – 0974 026 239 Cơ sở 2: Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 710 99 838 – 0912 507 855 Zalo: Zalo Page Website: dongyvietnam.org Fanpage: Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam Bác sĩ Lê Phương: Bác sĩ Lê Phương |
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!