Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm? Cần làm gì?
Nội dung bài viết
Bé bị viêm phế quản thở khò khè ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nếu phát hiện sớm và tìm đúng biện pháp can thiệp, bệnh sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm. Ngược lại, việc cha mẹ thờ ơ khi tìm cách điều trị sẽ gia tăng các biến chứng xấu gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản thở khò khè
Viêm phế quản thở khò khè là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản phù nề, sưng tấy và tiết dịch. Đường thở bị thu hẹp khiến bé gặp khó khăn trong quá trình lưu thông không khí . Từ đó, bệnh hình thành những tiếng thở khò khè
Ngoài ra, viêm phế quản còn khiến phổi bị viêm và tắc nghẽn. Nếu trẻ thở ra hoặc hít vào, cha mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè khi hô hấp. Trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể không thở được và đe dọa đến tính mạng.
Một số triệu chứng khác đi kèm khi bé bị viêm phế quản bao gồm:
- Ho: Ban đầu là ho khan nhưng thời gian sau sẽ chuyển sang ho đờm đặc có màu xanh hoặc ngả vàng.
- Thở nhanh: Viêm phế quản làm diện tích đường thở bị co hẹp. Đồng thời dịch nhầy và mủ tăng nhanh làm bé thiếu khí, thở dồn dập và gắng sức.
- Rút lõm lồng ngực: Khi tình trạng này diễn ra nhiều và mạnh, bệnh viêm phế quản càng có dấu hiệu nghiêm trọng
- Mệt mỏi: Trẻ bỏ bú, chán ăn, quấy khóc thời gian dài, cơ thể ngày càng suy giảm.
Bệnh viêm phế quản ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám kịp thời ngay khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
Nhiều cha mẹ lo lắng không biết viêm phế quản khò khè ở trẻ có nguy hiểm không? Thực tế nếu điều trị sai cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu. Cụ thể như:
- Viêm phổi nặng
Nếu viêm phế quản không được điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan ra các khu vực lân cận và dẫn tới viêm phổi nặng.
Khi đó, phổi bị xơ hóa khiến niêm mạc đường thở gia tăng sự nhạy cảm đối với hại khuẩn. Từ đó gây ra tình trạng tái phát viêm nhiễm nhiều lần.
- Nhiễm khuẩn huyết
Đây là một biến chứng của bệnh viêm phổi. Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào máu. Triệu chứng đặc trưng là sốt, tim đập nhanh, ớn lạnh, rùng mình, nôn ói, đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tâm thần
- Suy hô hấp
Khi bị suy hô hấp, trẻ thường có biểu hiện thở gấp, rút lõm lồng ngực, tím toàn thân. Lúc này, các bé còn gặp phải tình trạng thiếu oxy và khó thở nặng nề.
Cha mẹ cần làm gì khi bé bị viêm phế quản thở khò khè?
Ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị chính xác.
Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ
Thông thường phụ huynh sẽ đẩy lùi tình trạng viêm phế quản cho trẻ bằng phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu các bé gặp phải các vấn đề sau, cha mẹ cần sớm đưa con đến gặp bác sĩ:
- Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
- Xuất hiện triệu chứng khó thở
- Hơi thở nhanh, gấp và không ổn định
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn
- Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều và đột ngột (có thể cảnh báo tình trạng nghẹt thở)
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số vấn đề liên quan đến triệu chứng và tình trạng sức khỏe. Tiếp theo, họ có thể sử dụng ống nghe để kiểm tra phổi.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm để đưa ra nhận định chính xác. Bao gồm kiểm tra hơi thở, chụp X – quang ngực, xét nghiệm máu,…
Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Nhiều phụ huynh lo ngại cơ địa của bé tương đối nhạy cảm và không phù hợp với cách chữa bằng thuốc tây. Điều này hoàn toàn đúng với trẻ sơ sinh. Khi vừa mới chào đời, sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện nên dễ gặp tác dụng phụ khi sử dụng tân dược.
Tuy nhiên nếu trẻ đã lớn, bác sĩ có thể cân nhắc một số loại thuốc phù hợp với thể trạng. Các loại thuốc được kê khi bé bị viêm phế quản mãn tính gồm:
- Thuốc làm giãn phế quản: Có tác dụng thông mũi, hạn chế nhiễm trùng và đẩy lùi tình trạng thở khò khè
- Thuốc Acetaminophen: Được chỉ định khi trẻ bị ho, sốt
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp bé gặp tình trạng nhiễm khuẩn hoặc cơ thể xuất hiện vấn đề liên quan đến bệnh viêm phổi.
Trong những tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc để kê thêm một số toa thuốc như:
- Thuốc Corticosteroid: Nhằm ức chế hệ thống miễn dịch và giảm viêm nhiễm
- Thuốc tiêm Epinephrine: Làm nhiệm vụ khai thông đường hô hấp khi chúng bị tắc nghẽn
Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của các y, bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liệu trình của con để tránh gặp phải tác dụng phụ. Mọi sai lầm trong quá trình chữa bệnh đều có thể đe dọa sức khỏe các bé.
Áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian
Nếu tình trạng viêm phế quản thở khò khè ở trẻ chưa đến mức nghiêm trọng, cha mẹ có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà. Cụ thể như:
- Mật ong: Pha một cốc nước chanh ấm, sau đó thêm 2 thìa mật ong và hòa tan. Cho trẻ uống hỗn hợp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
- Gừng: Xay hoặc giã gừng thật nhỏ rồi đem đun với nước trong 15 phút. Cho thêm 1 thìa mật ong và hòa tan. Như vậy mẹ đã có một cốc trà gừng cho bé uống mỗi ngày.
- Nghệ: Hòa tan một thìa bột nghệ với một cốc sữa. Đun sôi hỗn hợp và cho trẻ uống 2 – 3 lần/ ngày.
Mẹo dân gian phù hợp với các triệu chứng cấp tính nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lạm dụng phương pháp này. Tốt hơn hết hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để quá trình điều trị thuận lợi.
Chữa viêm phế quản cho trẻ bằng Đông y
Theo quan niệm của y học cổ truyền, phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể làm phế khí ngưng trệ và gây suy giảm khả năng tuyên giáng. Điều này làm phế quản bị viêm, từ đó hình thành các triệu chứng ngứa họng, ho khan, nhiều đờm,…
Do đó Đông y sẽ bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận và tập trung loại bỏ hoàn toàn dị nguyên ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc nam còn giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể của bé dễ dàng thích nghi với môi trường và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên và được điều chỉnh theo cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy đây là phương pháp phù hợp với mọi đối tượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Phụ huynh không cần lo lắng bé sẽ gặp tác dụng phụ khi điều trị.
Cách chăm sóc bé bị viêm phế quản thở khò khè
Để hạn chế tình trạng thở khò khè ở trẻ cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Cách thức này giúp tăng độ ẩm không khí và tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ.
Đặc biệt người lớn không được hút thuốc lá khi có sự xuất hiện của bé. Bởi lẽ khói thuốc là yếu tố khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng? Câu trả lời là thực phẩm giàu protein, trái cây tươi, rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Cha mẹ có thể chế biến các món ăn dinh dưỡng từ thịt, pho mát, đậu, trứng,… trong các bữa của trẻ.
Đồng thời cùng trẻ tạo thói quen uống nhiều nước để bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ một trong những yếu tố gây bệnh là do nhiễm siêu vi. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp bé tạo hàng rào miễn dịch và tăng khả năng đề kháng để chống chọi với hại khuẩn.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là bệnh lý phổ biến và có thể hình thành biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám kịp thời để nhận được phác đồ chữa bệnh phù hợp. Nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn cần biết:
Con em được 23 tháng cháu đã bị viêm phế quản 3 lần, hiện tại cứ chơi lô đùa mệt là thở khò khè và tối ho, vậy xin bác sỹ tư vấn giúp! Xin chân thành cảm ơn !