Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không, biến chứng gì?
Nội dung bài viết
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không là chủ đề đang được bàn luận trên các diễn đàn về sức khỏe. Bởi lẽ, đây là bệnh lý xảy ra quanh năm và đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu. Để có thêm thông tin hữu ích về viêm tiểu phế quản, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản là hiện tượng nhiễm trùng tại đường hô hấp. Yếu tố chính gây tổn thương tiểu phế quản là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Vì bệnh lý này xảy ra quanh năm nên nhiều cha mẹ thờ ơ và không tích cực trong quá trình điều trị.
Đây là một trong những lý do khiến bệnh nặng hơn và quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn. Từ đó, viêm tiểu phế quản sinh ra các biến chứng như:
Ngưng thở
Tình trạng ngưng thở xảy ra phổ biến ở giai đoạn cấp tính. Đây có thể được đánh giá là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm tiểu phế quản. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi hoặc 44 tuần tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng ngưng thở thường có biểu hiện nhẹ nên cha mẹ ít khi phát hiện ra.
Tràn khí trung thất, tràn khí phổi
Đây không phải biến chứng thường gặp nhưng lại tương đối nguy hiểm. Khi bị tràn khí phổi và tràn khí trung thất, bệnh nhân có thể phải thở bằng máy.
Cơ thể mất nước
Tình trạng này thường diễn ra ở khoảng thời gian đầu khi mới phát hiện bệnh. Nhưng đến thời kỳ sau, bệnh nhân còn có thể gặp thêm hiện tượng rối loạn tuần hoàn.
Bội nhiễm do vi khuẩn
Theo thống kê, chỉ có khoảng 7% người bệnh gặp phải biến chứng này. Mặc dù là hiện tượng hiếm gặp nhưng bội nhiễm do vi khuẩn lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Một số vi khuẩn bội nhiễm phổ biến và thường xuyên xuất hiện là H.influenzae hoặc S.pneumoniae.
Xẹp phổi hoặc co giật
Xẹp phổi là biến chứng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc bệnh nhân mắc viêm tiểu phế quản nặng. Trong khi đó, co giật lại là tình trạng cảnh báo bệnh nhân bị thiếu oxy lên não.
Tuy nhiên, một số đối tượng nhiễm virus hợp bào dẫn đến các bệnh lý về não cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Tăng nguy cơ mắc bệnh hen
Nhiều chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng về mối liên kết giữa bệnh hen với bệnh viêm phế quản. Cụ thể, đường thở của bệnh nhân mắc viêm tiểu phế quản sẽ nhạy cảm hơn so với người bình thường.
Tình trạng này càng để lâu càng gia tăng nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn.
Nguy cơ tử vong
Biến chứng cao nhất và nguy hiểm nhất của viêm tiểu phế quản là tử vong. Đối tượng dễ gặp phải là trẻ nhỏ dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc một số bệnh lý mãn tính về tim, phổi cũng có thể bị đe dọa tới tính mạng.
Dễ nhận thấy, viêm tiểu phế quản tiềm ẩn rất nhiều vấn đề xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người bệnh không tìm được biện pháp can thiệp chính xác.
Các cách điều trị viêm tiểu phế quản phổ biến
Cách chữa viêm tiểu phế quản được chỉ định thông qua các chẩn đoán về tình trạng bệnh lý. Nguyên tắc điều trị phải đạt được các mục tiêu sau: giải quyết triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng mất nước, cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, thực hiện thực đơn ăn uống khoa học.
Viêm tiểu phế quản uống thuốc gì? – Thuốc Tây y
Điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc tây phù hợp với các bệnh nhân chưa phát hiện biến chứng nguy hiểm. Dựa trên các biểu hiện đi kèm, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc sau:
- Thuốc hạ sốt: nếu trẻ nhỏ bị sốt trên 38 độ
- Nước muối sinh lý: sát khuẩn và giúp khai thông đường thở
- Thuốc giãn phế quản: nhằm đẩy lùi các triệu chứng thở rít, thở khò khè
- Thuốc loãng đờm: làm nhiệm vụ cải thiện chức năng thông khí
- Thuốc kháng vi khuẩn, virus: bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn tại đường thở.
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng bội nhiễm vi khuẩn,…
Nếu trẻ nhỏ có các dấu hiệu nặng như co rút lồng ngực mạnh khi thở, tím tái ngủ li bì,… bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp ngoại khoa như:
- Đặt nội khí quản và cho bé thở oxy bằng máy
- Phun khí dung Salbutamol
- Truyền dịch bù nước
Phương pháp tây y có thể đẩy lùi nhanh các triệu chứng khó chịu nhưng chỉ mang đến hiệu quả tại một thời điểm ngắn. Về sau viêm tiểu phế quản vẫn có thể tái phát và gây cản trở quá trình điều trị.
Ngoài ra, thành phần tân dược rất dễ sinh ra phản ứng phụ và không phù hợp với trẻ sơ sinh. Do đó cha mẹ cần lắng nghe tư vấn của chuyên gia và không cho con dùng thuốc bừa bãi.
Đông y trị viêm tiểu phế quản
Đông y quan niệm, căn nguyên hình thành viêm tiểu phế quản là do ngoại nhân xâm nhập và gây tổn thương cơ thể. Lúc này, khả năng tuyên giáng bị suy giảm, phế khí ngưng trệ dẫn đến các triệu chứng ho, có đờm, ngứa họng, suy giảm tân dịch phế quản,…
Dựa trên nguyên lý này Đông y sẽ bồi bổ chức năng của các tạng đồng thời loại bỏ hoàn toàn dị nguyên. Nhờ vậy, người bệnh có một cơ thể khỏe mạnh và chính khí vững vàng để chống lại hại khuẩn bên ngoài.
Thuốc nam có nguồn gốc hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên nên an toàn và lành tính. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các nhà thuốc Đông y uy tín và được đánh giá cao.
Mẹo chữa viêm tiểu phế quản tại nhà
Trẻ nhỏ có cơ địa tương đối mẫn cảm và có thể gặp tác dụng phụ khi chữa bệnh bằng thuốc Tây. Do đó, cha mẹ không nên quá lạm dụng phương pháp này. Nếu trẻ bị viêm cấp tính, phụ huynh có thể áp dụng cách điều trị bằng mẹo dân gian sau:
- Bột gừng: Lấy 1 muỗng bột gừng cho vào một cốc nước nóng. Thêm hạt tiêu đen và hòa tan. Đợi cho đến khi nước nguội thì pha thêm mật ong. Kiên trì uống hỗn hợp 2 lần/ ngày.
- Mật ong: Hãy pha một cốc nước chanh ấm, tiếp đến thêm 1 thìa mật ong, hòa đều và uống trong ngày.
- Tỏi: Lấy 3 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ, tiếp theo bạn đun tỏi chung với sữa để được hỗn hợp sữa tỏi. Hãy uống vào buổi đêm trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên các mẹo dân gian chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng ở giai đoạn cấp tính. Ngoài ra, thời gian phát huy hiệu quả cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn khi điều trị, phụ huynh nên lắng nghe ý kiến của người có chuyên môn.
Bên cạnh đó cha mẹ cần chủ động thực hiện các cách phòng ngừa tại nhà cho trẻ. Bởi lẽ ,việc làm này giúp bảo vệ sức khỏe của bé và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số vấn đề cần thực hiện là:
- Người mẹ nên duy trì cho con bú sữa đến khi bé được 2 tuổi.
- Thực đơn ăn uống đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, dầu thực vật, tinh bột, đạm
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ và tái khám ngay khi trẻ có biểu hiện bất thường
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ đầy đủ và sạch sẽ
- Không để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như khói thuốc, bụi mịn, chất độc hại,…
Bài viết này đã giải đáp vấn đề viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Hy vọng thông qua đó, các bậc phụ huynh sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời sớm tìm được các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn các biến chứng xấu do viêm tiểu phế quản gây ra.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!