Viêm Tiểu Phế Quản Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không là câu hỏi dành rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh đặc biệt khi trời tiết chuyển lạnh. Là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do virus RSV tấn công hệ hô hấp còn non yếu, viêm tiểu phế quản khiến các con có triệu chứng khò khè khó thở rất giống cảm lạnh, viêm phổi. Vậy bệnh có thể tự khỏi không? Nên làm gì khi trẻ mắc bệnh?

Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không, mất bao lâu?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý phát sinh từ viêm phế quản, thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do phổi chưa hình thành trọn vẹn và sức đề kháng ở trẻ còn rất non kém.

Bệnh hiếm gặp ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn thì ít gặp hơn. Thông thường, trẻ hay bị viêm tiểu phế quản vào mùa mưa hoặc chớm đông, đây cũng là thời điểm bùng phát dịch.

Khi virus RSV thâm nhập vào cổ họng, cuống phổi nhỏ sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm. Tiểu phế quản bị tấn công thì sẽ xẹp lại gây khó thở tạo ra các tiếng thở khò khè ở trẻ nhỏ và cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Viêm tiểu phế quản rất khó tự khỏi mà cần dùng tới thuốc điều trị.
Viêm tiểu phế quản rất khó tự khỏi mà cần dùng tới thuốc điều trị.

Vậy viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không? Viêm tiểu phế quản nếu được phát hiện sớm và ở thể nhẹ thì cha mẹ hoàn toàn có thể tự chữa trị ở nhà cho bé bằng cách sử dụng kháng sinh nhẹ dành cho đúng tháng tuổi và cho bé tăng bú mẹ.

Tuy nhiên, trên thực tế cha mẹ không có chuyên môn không thể phân biệt được bệnh viêm tiểu phế quản qua triệu chứng lâm sàng. Thậm chí tới các bác sĩ chuyên khoa cũng cần phải test mẫu dịch họng và chụp x-quang để xác định bệnh chuẩn xác.

Không những vậy, bệnh có thể không tự khỏi do hệ miễn dịch của trẻ còn rất mỏng manh không thể tự tiêu diệt virus nhất là ở trẻ ít bú mẹ.

Viêm tiểu phế quản sẽ có diễn biến xấu hơn như mất nước, suy hô hấp, ngưng thở, hay xuất hiện bội nhiễm như viêm họng, viêm tai giữa rất nguy hiểm nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách.

Chính vì vậy VHEA khuyên rằng, khi nghi ngờ trẻ mắc viêm tiểu phế quản dù là mới chớm bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con em tới phòng khám để kiểm tra cho thật chắc chắn.

Ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ dùng sữa công thức, trẻ bị tim phổi bẩm sinh, trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá thì càng phải cẩn trọng vì khả năng viêm tiểu phế quản sẽ phát triển nhanh và biến chứng rất cao.

Nếu được chăm sóc đúng cách thì bé sẽ bớt khó thở trong khoảng 1 tuần và bình phục hoàn toàn sau 2 tuần. Đối với trường hợp sức đề kháng yếu hơn thì có thể kéo dài 1 tháng.

Cách điều trị viêm tiểu phế quản tại nhà đơn giản, hiệu quả

Không chỉ có câu hỏi viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không mà cách điều trị cho bé ở nhà như thế nào cũng là câu hỏi khiến các bậc phụ huynh quan tâm.

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần làm rõ 4 thể của bệnh: thể nhẹ – thể trung bình – thể nặng – thể rất nặng. Việc phân chia theo thể được nghiên cứu bởi Giáo sư Stephen Berman và được các bệnh viện áp dụng trong chẩn đoán lâm sàng.

Hãy nhớ rằng, ngay cả khi trẻ ở thể nhẹ, phụ huynh cũng không nên kệ hay tự chữa nếu không có chuyên môn, thay vào đó hãy cho bé đến bệnh viện sớm để để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn, chụp chiếu phổi.

Trẻ được thăm khám càng sớm thì khả năng bệnh trở nặng sẽ ít đi. Đối với thể trung bình, nặng và rất nặng thì cần chuyển bệnh nhi tới ngay phòng khám, cấp cứu ngay. Phụ huynh có thể căn cứ về tình trạng của bé để hành động kịp thời.

Thể nhẹ của bệnh viêm tiểu phế quản

Kể cả khi trẻ bị viêm tiểu phế quản ở thể nhẹ, bệnh thường rất ít khả năng tự khỏi mà cần thăm khám và điều trị ngay khi mới chớm bệnh. Một số biểu hiện dễ nhận biết bệnh như sau:

  • Nhịp thở ở ngưỡng cận nhanh: Trẻ dưới 2 tháng tuổi 60 lần/ phút, trẻ từ 2 tháng tuổi – 12 tháng tuổi 50 lần/ phút, trẻ trên 1 tuổi 40 lần/ phút.
  • Trẻ vẫn thở bình thường nhưng hơi khò khè.
  • Ngực co lõm nhẹ hoặc không có dấu hiệu co lõm khi thở.
  • Trẻ không có dấu hiệu bị mất nước.
  • Trẻ có thể đã có dấu hiệu chán ăn.

Cha mẹ theo dõi tình hình của bé, thông thường bé sẽ phát bệnh sau khoảng 18 – 24h bị nhiễm virus RSV. Ở thể nhẹ bệnh sẽ rất giống với viêm phổi, khi điều trị ở nhà bố mẹ cho bé nằm đầu cao từ 30 – 40 độ, ngửa nhẹ ra sau.

Rửa sạch thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ cho bé bú sữa nhiều hơn giúp tăng đề kháng. Cho bé đi khám lâm sàng, chụp x-quang phổi sớm trong 24h kể từ khi bé có biểu hiện.

Thể trung bình của viêm tiểu phế quản

  • Nhịp thở ở ngưỡng nhanh (trên mức cận nhanh trong khoảng ± 10 lần nhịp thở)
  • Xuất hiện tình trạng co lõm ngực ở mức trung bình.
  • Khi thở ra thấy dài hơi và có triệu chứng khó thở.
  • Trẻ chán ăn, lờ đờ và ngủ nhiều hơn, ít hoạt động hơn mọi ngày.
  • Trẻ ọc sữa, trớ vọt sau khi ăn dù đã vỗ ợ hơi.

Nếu bé đã ở thể trung bình thì có thể kèm theo sốt nhẹ và cần cho bé tới phòng khám và bệnh viện sớm trong 12h kể từ khi bé có biểu hiện.

Bác sĩ sẽ điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt nếu bé ở trong điều kiện tốt chưa tới mức nhập viện, khi chụp x-quang không có tổn thương ở tiểu phế quản.

Cha mẹ cho bé uống thuốc tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, khi thấy dấu hiệu phổi có vấn đề hoặc bé thuộc tiêu chuẩn nhập viện thì bắt buộc phải cho bé điều trị trong viện vì có khả năng virus đang xâm nhập sâu vào cơ thể và bé có thể xảy ra biến chứng.

Tiêu chuẩn nhập viện:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có 1 trong 2: Nhịp thở trên 60 lần/ phút hoặc mạch hơn 140 lần/ phút.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi – 3 tháng tuổi có 1 trong 2: Nhịp thở trên 50 lần/ phút hoặc mạch hơn 140 lần/ phút.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi có 1 trong 5: Nhịp thở trên 70 lần/ phút hoặc mạch đập trên 150 lần/ phút hoặc tím tái hoặc xẹp phổi khi chụp x-quang hoặc thay đổi tri giác.

Trong thời gian điều trị trong bệnh viện, mẹ cho bé bú theo yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ xuất viện khi bé khỏi hoàn toàn hoặc đủ tiêu chuẩn xuất viện.

Viêm tiểu phế quản được chia thành 4 thể có biểu hiện và cách điều trị, chăm sóc khác nhau.
Viêm tiểu phế quản được chia thành 4 thể có biểu hiện và cách điều trị, chăm sóc khác nhau.

Thể nặng của viêm tiểu phế quản

  • Xuất hiện trên các đối tượng: trẻ sinh non, tim phổi bẩm sinh, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch.
  • Nhịp thở trên 70 nhịp thở/ phút.
  • Co lõm ngực nặng, dễ dàng thấy bằng mắt thường.
  • Thở rên và khó thở.
  • Cơ thể trẻ bị nhiễm trùng hoặc mất nước.
  • Độ bão hòa Oxy nhỏ hơn 94% khi xét nghiệm.

Thể rất nặng của viêm tiểu phế quản

  • Trẻ có dấu hiệu ngưng thở.
  • Thể trạng chuyển sang tím tái.
  • Trẻ xuất hiện triệu chứng shock hoặc co giật.
  • Mức hòa tan Oxy trong máu >50mm Hg với phân lượng oxy hít vào ở ngưỡng 80%.

Bắt buộc phải nhập viện và điều trị cho trẻ ở thể nặng và rất nặng. Trẻ được sử dụng máy trợ thở trong trường hợp bị suy hô hấp nặng, người tím tái, bé có dấu hiệu ngưng thở.

Truyền dinh dưỡng, bù dịch đối với trẻ nôn trớ nhiều, không hấp thụ được sữa mẹ, mất nước. Tiêm hạ sốt và giữ ấm cho trẻ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều trị thêm khi trẻ bị bội nhiễm các bộ phận khác.

Sau khi biểu hiện nặng giảm đi, trẻ được thở oxy và uống thuốc hoặc tiêm truyền theo giờ. Thông thường sau 2 – 5 ngày trẻ không cần thở oxy, nhịp thở ổn định, tự ăn uống được bình thường có thể xuất viện.

Cha mẹ tiếp tục theo dõi tình trạng của bé, khi gặp biến chứng bội nhiễm hay trở nặng thì cần tới bệnh viện gấp. Đối với trẻ có tiến triển tốt, cha mẹ cho bé ăn uống đúng chỉ dẫn, tái khám đúng lịch hẹn.

Viêm tiểu phế quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nên gia đình phải đặc biệt cẩn trọng, theo dõi sát sao và không nên tự ý chữa bệnh nếu không có trình độ chuyên môn.

Theo những nghiên cứu mới nhất viêm tiểu phế quản còn có thể dễ dàng dẫn tới hen suyễn hoặc các bệnh lý khác về phổi nên rất cần chữa trị sớm và chữa đúng phác đồ điều trị.

Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi mùa dịch có khoảng 5000 – 6000 ca viêm tiểu phế quản ở trẻ và trẻ có khả năng tái bệnh rất cao. Trường hợp tái bệnh thì dễ gây biến chứng và có thể nặng hơn so với lần đầu.

Đây cũng là căn bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu không chữa trị sớm và chuẩn xác thì sẽ dẫn tới tình trạng nguy hiểm cho trẻ.

Những lưu ý trong điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Khi đã hiểu rõ bệnh viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không, biện pháp điều trị tại nhà, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một số thông tin sau để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

Hãy nhớ rằng việc phòng bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc điều trị vì hiện nay ta chưa hề có vaccine đặc trị cho virus RSV và trẻ vẫn có nguy cơ tái bệnh ngay sau khi bệnh bùng phát.

Những lưu ý trong điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ
Những lưu ý trong điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ và ăn uống đầy đủ để bé nhận thêm miễn dịch từ mẹ, trong trường hợp bé chán ăn thì mẹ nên chia thành nhiều bữa.
  • Đối với bé đã có thể uống nước thì cho uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước cam, chanh với trẻ trên 12 tháng tuổi. Đối với trẻ nhỏ hơn, mẹ nên bổ sung vitamin C cho cơ thể để cho bé bú. Đối với các bé bị mất nước nhiều có thể bổ sung Oresol, tham khảo bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều, sử dụng loại thuốc khác hay tự cắt giảm liều khi bé gần khỏi. Tái khám theo đúng lịch hẹn hoặc có dấu hiệu xấu đi khi điều trị tại nhà.
    Lưu ý đặc biệt: Không tự ý chữa trị cho trẻ dưới 2 tuổi bằng cách uống aspirin hoặc một số thuốc kháng sinh tương tự, các thuốc này gây nguy hiểm cho bé. Tất cả các loại thuốc phải đúng với chỉ định, liều lượng và thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi ô nhiễm, ra ngoài nên che chắn cho trẻ, cẩn trọng khi sử dụng các loại vải nhiều bụi.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt phần cổ họng, bụng, gan bàn tay, bàn chân nhưng cũng không nên ủ quá nóng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Rửa mũi cho bé bằng nước mũi sinh lý bằng cách nhỏ 2-3 giọt mỗi sáng thức dậy hoặc khi bé ngạt mũi, khó thở.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh vì viêm tiểu phế quản là bệnh mang tính lây truyền do virus thông qua dịch tiết, giọt bắn. Đối với trẻ sơ sinh trẻ nhỏ thời gian ủ bệnh và phát bệnh rất nhanh do hệ miễn dịch còn non sơ. Người lớn cũng cần lưu ý vì có thể gây truyền nhiễm trung gian khi từng tiếp xúc với trẻ bị viêm tiểu phế quản, vậy nên cần rửa tay xà phòng và thay quần áo sạch sẽ trước khi tiếp xúc với các bé.
  • Vệ sinh sạch các vật dụng thường xuyên sử dụng và đồ chơi quanh bé, lưu ý rằng virus RSV có thể tồn tại 30 phút trên bề mặt da, 6 – 7 tiếng trên đồ chơi, đồ dùng, quần áo và vài ngày ở dịch tiết người bệnh khi phát ra môi trường.
  • Hạn chế cho bé tới nơi đông người, khép kín.
  • Sử dụng máy tạo sương trong mùa khô nếu độ ẩm trong phòng quá thấp.

Như vậy, VHEA đã giải đáp cho thắc mắc của phụ huynh về bệnh viêm tiểu phế quản bao gồm: bệnh viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không? Viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm cho bé không? Bị viêm tiểu phế quản phải làm sao? Thông qua những kiến thức được chia sẻ, rất mong phụ huynh có thể nắm rõ về bệnh và luôn theo dõi trẻ tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Click đọc ngay:

5/5 - (1 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *