Bệnh Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không, Gây Biến Chứng Gì?
Nội dung bài viết
Thời gian gần đây trang tin của chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ đọc giả với thắc mắc: Viêm phế quản có nguy hiểm không?. Đây là bệnh lý hô hấp khá phổ biến tại Việt Nam và người bệnh khá chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia sẽ đưa ra lý giải về mức độ ảnh hưởng của bệnh lý này tới sức khỏe của người bệnh trong nội dung bài viết sau.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương, bệnh viêm phế quản thực chất không phải là căn bệnh nan y nguy hiểm tới tính mạng. Những triệu chứng của bệnh nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm.
Tuy nhiên, nhiều người khi mắc bệnh viêm phế quản thường chủ quan, xem thường nên trong một vài trường hợp bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, dai dẳng và khó điều trị.
Viêm phế quản cấp tính với những triệu chứng ban đầu như khó thở, nhiều đờm, sổ mũi, ngạt mũi, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi và sốt nhẹ. Triệu chứng này nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng liệu trình có thể hết sau 2 tuần. Viêm phế quản thể cấp không chữa trị sẽ chuyển sang thể mãn kéo dài dai dẳng, dễ tái phát, khó điều trị. Trường hợp nặng hơn có thể gây ra những biến chứng khó lường như:
- Bệnh tim mạch: Bệnh viêm phế quản kéo dài liên tục mà không có biện pháp chữa trị sẽ tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn xâm nhập và lây lan tới các bộ phận tuần hoàn trong cơ thể, gây viêm nhiễm các mô hệ mạch máu.
- Hen phế quản: Khi bệnh đã chuyển sang thể hen, phế quản sẽ co thắt và ngăn không cho không khí vào phổi, gây khó thở, thở rít và phải mất thời gian dài để điều trị. Những cơn hen xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu không chữa kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Viêm phổi, rối loạn phổi: Người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ bị viêm phế quản nếu không điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với viêm phổi, rối loạn phổi với những triệu chứng ho, khó thở, tức ngực, mệt mỏi kéo dài từ năm này sang năm khác. Lâu dần có thể dẫn tới ung thư phổi vô cùng nguy hiểm.
- Áp xe phổi: Các biến chứng của viêm phế quản kéo dài dai dẳng sẽ làm tổn thương toàn bộ phổi, người bệnh sẽ gặp chứng khó thể, tăng giảm huyết áp, nguy cơ đột quỵ tim mạch và tử vong cao.
- COPD: Là tình trạng phổi bị tắc nghẽn làm cho người bệnh có nhiều đờm đặc, sổ mũi kèm khó thở. Khi phế quản co giãn sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh hơn.
Đối tượng dễ bị biến chứng do viêm phế quản
Viêm phế quản là dạng bệnh liên quan tới đường hô hấp mà mọi lứa tuổi đều có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Ảnh hưởng của bệnh đến với từng đối tượng người bệnh có thể khác nhau. Dưới đây là 1 số nhóm đối tượng dễ bị biến chứng do viêm phế quản:
Viêm phế quản ở người lớn:
Những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, tiếp xúc khói thuốc hay hóa chất độc hại. Những người này có thể gặp các triệu chứng viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền như: Viêm họng, viêm phổi, bệnh tim mạch… các biến chứng viêm phế quản sẽ nghiêm trọng hơn.
Viêm phế quản ở trẻ em:
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc viêm phế quản và chịu biến chứng nặng nề nếu như không được chữa trị kịp thời. Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, cơ địa lại nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên bệnh càng nguy hiểm và khó điều trị. Hơn nữa, trẻ cũng có thể mắc bệnh do dị ứng của lông thú, phấn hoa, bụi bẩn hay giọt bắn của người lớn có chứa virus, vi khuẩn gây hại cho phế quản.
Biện pháp chăm sóc và phòng chống viêm phế quản
Dù bệnh xuất hiện ở người lớn hay trẻ nhỏ thì mỗi người chúng ta nên đề cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thêm vào đó, khi gặp triệu chứng của bệnh cần chủ động đi khám chữa để điều trị sớm, không được chủ quan kể cả với việc ho thông thường. Bất kỳ một dấu hiệu nào cũng có thể để lại hậu quả khôn lường.
Dưới đây là 1 số lưu ý chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản để hạn chế thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với người đã bị mắc bệnh
- Bệnh nhân cần chủ động tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hay phối hợp cách chữa Đông y, Tây y bởi điều này sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với tác dụng phụ của thuốc hoặc gây nhờn thuốc.
- Những mẹo chữa theo dân gian như sử dụng những bài thuốc từ mật ong, chanh, quất, lá hẹ,… chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm chứng bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng.
- Kết hợp phác đồ điều trị với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn đổ nhuyễn, mềm như súp, cháo; bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, Omega 3,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nói không với đồ uống có ga, cồn, chất kích thích.
- Không hút thuốc lá, không làm việc căng thẳng, quá sức.
Người khỏe mạnh phòng bệnh
- Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể giải phóng hormone và các chất duy trì hệ miễn dịch phòng ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
- Nếu trong gia đình có người bị viêm phế quản thì nên giữ khoảng cách 2m để tránh những giọt bắn có thể làm lây bệnh.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải; không dùng cốc chung.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường làm việc, sinh sống
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt vào thời tiết chuyển mùa, trời lạnh.
- Không bật điều hòa quá thấp, hạn chế làm việc trong phòng lạnh.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tới nơi công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- Hàng ngày duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, súc nước muối ấm giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho phế quản.
Những thông tin trên đây của chúng tôi có thể giúp các bạn trả lời được “viêm phế quản có nguy hiểm không”. Có thể thấy đây là bệnh lý có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu người bệnh kết hợp giữa phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc tất cả mọi người sẽ luôn vui khỏe, cuộc sống trọn vẹn.
Bài viết nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!