Viêm gan B có tự khỏi hay chữa khỏi hẳn được không?
Nội dung bài viết
Bệnh viêm gan B có tự khỏi hay chữa khỏi không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra. Chuyên gia cho biết, viêm gan B là bệnh lý có khả năng trị khỏi hoàn toàn trong giai đoạn ủ bệnh, nhưng nếu bệnh đã tiến triển sang mạn tính thì không có khả năng trị khỏi, người bệnh sẽ phải mang theo bệnh đến suốt đời. Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, bạn cần chủ động trong việc phòng tránh và điều trị để tránh đe dọa đến tính mạng.
Tổng quan về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm được xếp vào nhóm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Tổ chức y tế thế giới cho biết, virus gây ra bệnh viêm gan B là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của nhân loại. Thống kê cho thấy, thế giới có đến hơn 400 triệu người mắc bệnh và Việt Nam là quốc gia có người nhiễm bệnh rất cao (chiếm đến 20% dân số cả nước). Bệnh viêm gan B khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm tại gan như suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B là bệnh lý rất khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu do triệu chứng của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt thông thường. Điều này đã tạo cơ hội cho bệnh lý tiến triển sang mãn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gan B là cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn uống không ngon, vàng da và mắt, nước tiểu có màu vàng sậm, xuất huyết dưới da,…
Virus là tác nhân chính gây ra bệnh viêm gan B, vì thế bệnh có khả năng lây nhiễm sang người khác là rất cao. Quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con và lây nhiễm trực tiếp qua máu là 3 con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm gan B. Dựa vào đây bạn có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh hợp lý.
Bệnh viêm gan B có tự khỏi không?
Virus viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh là 3 – 6 tháng. Vào thời điểm này, nếu người bệnh đã từng tiêm phòng vắc xin viêm gan B thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra một số kháng thể ức chế hoạt động và dần loại bỏ chủng virus này ra khỏi cơ thể. Khả năng tự phục hồi ở những người đã từng tiêm phòng vắc xin khá cao, lên đến 90%.
10% số ca bệnh còn lại sẽ không có khả năng đào thải hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể, bệnh dần tiến triển sang giai đoạn mạn tính và nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này thường rơi vào những đối tượng có khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch kém hoặc tiêm phòng vắc xin nhưng không đúng theo quy định của Bộ y tế (tiêm phòng không đủ mũi, tiêm không đúng lịch, thực hiện tiêm phòng tại cơ sở kém uy tín,…)
Tuy nhiên tỷ lệ tự phục hồi bệnh ở trên chỉ đúng với người lớn còn đối với trẻ em nhiễm bệnh sẽ khác hoàn toàn. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện, nếu cơ thể bị virus viêm gan B tấn công sẽ rất nguy hiểm, đa số các trường hợp sẽ không có khả năng tự khỏi. Thống kê y khoa cho thấy, chỉ có khoảng 10% trẻ em tự khỏi khi bị viêm B cấp tính và có đến 90% số ca tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm gan B có thể chữa khỏi hẳn hay không?
Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, viêm gan B chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và lịch sử tiêm phòng. Như đã nói ở trên, viêm gan B là bệnh lý có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn ngay trong thời gian ủ bệnh (giai đoạn cấp tính) với những đối tượng đã tiêm phòng. Nếu bị nhiễm bệnh bạn không cần phải tiến hành điều trị chuyên khoa mà hãy điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng cao sẽ giúp quá trình đào thải virus diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Nhưng nếu đối tượng bị nhiễm bệnh là trẻ em thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mặc dù đã tiêm phòng trước đó. Do trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên khả năng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể trong giai đoạn cấp tính là rất thấp, khả năng cao bệnh sẽ tiến triển sang mãn tính. Vì thế, trẻ em ngay khi bị phát hiện bị viêm gan B sẽ được tiến hành điều trị chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát bệnh.
Còn đối với những trường hợp nhiễm bệnh mà cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể tiêu diệt virus do chưa tiêm phòng trước đó, hoặc đã tiêm phòng nhưng bệnh vẫn tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì không có khả năng điều trị khỏi. Lúc này người bệnh sẽ phải sống chung với virus suốt đời, để tránh phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng thì bạn phải tiến hành điều trị chuyên khoa nhằm ức chế hoạt động gây hại của virus đến gan.
Các biện pháp phòng tránh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm rất cao, vì thế bạn cần phải chủ động trong việc phòng tránh bệnh. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh thì bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Tiến hành tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ cho trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra theo đúng quy định của Bộ y tế. Đối với người lớn đã tiêm phòng cũng nên đi xét nghiệm để kiểm tra kháng thể HbsAb trong cơ thể, nếu thấy nồng độ kháng thể này giảm thấp thì tốt nhất bạn nên tiến hành tiêm phòng lại.
- Nếu bản thân có vết thương hở thì bạn cần sát khuẩn và có các biện pháp bảo vệ cẩn thận. Tuyệt đối không được để vết thương này tiếp xúc với máu của người lạ hoặc máu của người bị nhiễm bệnh.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để tránh bị nhiễm bệnh gián tiếp. Tuyệt đối không được dùng chung bơm kim tiêm hoặc dính vào tệ nạn xã hội. Thực hiện các thủ thuật y khoa tại cơ sở y tế uy tín, dụng cụ phải đảm bảo được vô trùng.
- Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy với bạn tình. Tránh có nhiều bạn tình cùng một lúc, quan hệ với gái mại dâm hoặc có các mối quan hệ ngoài luồng.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm gây hại đến gan như thuốc lá, cà phê, đồ uống có cồn. Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được lạm dụng gây hại đến gan.
- Duy trì lối sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng.
- Nếu có ý định có con cả hai vợ chồng nên đi làm xét nghiệm để kiểm tra xem bản thân có bị nhiễm bệnh không. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi.
- Trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về bệnh viêm gan B để có cái nhìn tổng quan về bệnh. Dựa vào đó bạn có thể đưa ra biện pháp phòng tránh và cách xử lý phù hợp khi chẳng may mắc bệnh.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Viêm gan B có tự khỏi hay chữa khỏi không?” bạn có thể tham khảo. Nếu biết bản thân bị viêm gan B bạn nên có các biện pháp can thiệp đúng cách để tăng khả năng trị khỏi bệnh, đồng thời chủ động trong việc phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!