Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
Nội dung bài viết
Tiêm vắc xin là phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất trong y khoa. Bộ y tế đã đưa các mũi tiêm phòng này vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ sơ sinh vừa được sinh ra. Hiện nay có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B có bị lây nữa không?” Để giải đáp được thắc mắc này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm gan B là gì? Các con đường lây nhiễm
Viêm gan B là vấn đề sức khỏe đang được quan tâm trên toàn cầu. Thống kê cho thấy, hiện nay thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh và khoảng 1 triệu người tử vong mỗi năm do biến chứng của bệnh. Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao với con số thống kê lên đến 9 triệu ca. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các ca bệnh ung thư gan và xơ gan ở nước ta.
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm xếp vào nhóm nguy hiểm, chúng có thể gây ra các tổn thương mãn tính hoặc cấp tính tại gan. Virus HBV là tác nhân chính gây ra bệnh viêm gan B, chúng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua các con đường sau đây:
- Đường máu: Thường gặp ở những người dùng chung bơm kiêm tiêm, dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước da, thủ thuật y tế không đảm bảo vô trùng, châm cứu,…
- Đường tình dục: Khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, vi khuẩn HBV sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể thông qua máu hoặc tinh dịch. Nghiên cứu y khoa cho thấy, virus HBV có khả năng lây nhiễm cao gấp 500 lần so với HIV
- Truyền từ mẹ sang con: Viêm gan B cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, khả năng lây nhiễm còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm ở cơ thể mẹ. Thông thường, những mẹ có xét nghiệm HBeAg (+) hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang cho thai nhi cao hơn.
Tại sao cần phải tiêm phòng vắc xin viêm gan B?
Với sự phát triển của nền y học hiện đại thì thế giới đã tìm ra được vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B. Loại vắc xin này sau khi đi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HBV. Có thể nói, tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ là biện pháp đơn giản nhất giúp bạn phòng tránh được bệnh và chỉ được áp dụng cho những trường hợp chưa bị nhiễm virus HBV. Phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng trong y tế nước nhà bắt đầu từ năm 1982 và kéo dài cho đến ngày nay.
Hiện nay, tiêm phòng vắc xin viêm gan B đã được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta và được áp dụng cho tất cả các trẻ em sau khi được sinh ra. Thông thường, vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả kéo dài từ 10 – 20 năm, tuy nhiên số lượng kháng thể này có thể giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo an toàn thì chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên làm xét nghiệm định kỳ và tiến hành tiêm phòng lại sau 5 – 10 năm.
Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
Hiệu quả phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng phương pháp tiêm phòng được quyết định bởi nồng độ kháng thể HBsAg hình thành bên trong cơ thể. Nếu nồng độ kháng thể này càng cao thì khả năng phòng ngừa mang lại càng cao và ngược lại. Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được đánh giá là phương pháp phòng ngừa viêm gan B tốt nhất hiện nay với hiệu quả mang lại rất cao, đạt khoảng 95% đối với trẻ em và cả người lớn.
Mặc dù tiêm phòng đúng cách mang lại hiệu quả phòng ngừa cao nhưng không đảm bảo được 100%. Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, hiện nay vẫn có người bị nhiễm virus HBV mặc dù đã tiêm phòng trước đó, tuy nhiên tỷ lệ không cao chỉ chiếm từ 2.5 – 5%. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Trong quá trình tiêm phòng người bệnh không tuân thủ theo đúng phác đồ mà chuyên gia y tế đưa ra như tiêm thiếu mũi, tiêm không đúng lịch hoặc không tiêm mũi nhắc lại.
- Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể yếu khiến số lượng kháng thể giảm mạnh theo thời gian và làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm.
- Chất lượng vắc xin không đảm bảo do hết hạn hoặc bảo quản y tế không tốt. Thông thường, vắc xin tiêm phòng cần được bảo quản ở môi trường có độ lành từ 2 – 8 độ C, tuyệt đối không được để đóng băng.
- Quy trình thực hiện tiêm phòng không tuân thủ theo đúng quy định mà Bộ y tế đưa ra.
Để việc tiêm phòng vắc xin có thể mang lại hiệu quả cao nhất thì tốt nhất bạn cần phải tiến hành tiêm đúng liều, đúng lịch và đúng quy trình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn địa điểm tiến hành tiêm phòng uy tín, thực hiện theo đúng quy trình chuẩn bộ y tế đưa ra và phải bảo quản vắc xin theo đúng quy định.
Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B
Bên cạnh thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B theo đúng quy định mà Bộ y tế đưa ra thì bạn cũng nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa tại nhà giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Cụ thể là:
- Quan hệ tình dục an toàn, đeo bao cao su để tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục, chung thủy với bạn tình, tránh quan hệ với gái mại dâm và các mối quan hệ ngoài luồng.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo, kìm bấm móng,… Điều này giúp bạn hạn chế tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu của người bệnh.
- Nói không với các tệ nạn xã hội, dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy cũng là con đường nhiễm bệnh thường gặp. Đồng thời, không tiếp xúc với máu của người lạ nếu không cơ thể không có biện pháp phòng hộ.
- Không tiêm phòng, thực hiện thủ thuật y khoa, xỏ khuyên, xăm mình hoặc làm móng tại những cơ sở không uy tín và dụng cụ thực hiện không đảm bảo vô trùng.
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Nói không với các loại thực phẩm tác động xấu đến gan như rượu bia, thuốc lá,…
- Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc Tây y điều trị bệnh để tránh gây suy giảm chức năng gan. Hãy thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B theo đúng quy định của Bộ y tế đưa ra.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B có bị lây nữa không?” bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Tiêm vắc xin là phương pháp mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh rất cao nhưng không tuyệt đối. Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn cũng nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa tại nhà. Sau thời gian dài tiêm phòng bạn cũng nên làm kiểm tra nồng độ kháng thể HBsAg để lên lịch tiêm lại cho hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!