Viêm gan B có lây từ mẹ sang con? Cách phòng ngừa?

Viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con – đặc biệt là vào thời điểm chuyển dạ, sinh nở. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chủ động thăm khám trong suốt thời gian mang thai để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý và hướng dẫn một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Viêm gan B có lây từ mẹ sang con
Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Viêm gan B có lây từ mẹ sang con?

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B cao nhất thế giới (chiếm khoảng 10 – 20% dân số). Loại viêm gan này xảy ra khi nhiễm Hepatitis B virus/ HBV (hay còn gọi là siêu vi B). Sau khi đi vào cơ thể, HBV nhanh chóng xâm nhập vào tuần hoàn máu và di chuyển đến gan gây tổn thương, hoại tử và làm suy giảm chức năng của các tế bào.

Viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu gây suy gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến sức khỏe sụt giảm, tác động tiêu cực đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.  Bệnh viêm gan B có lây từ mẹ sang con không? là một trong những thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm.

Theo các chuyên gia, virus gây viêm gan B có khả năng lây truyền dọc (lây từ mẹ sang con). Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm có sự khác biệt ở từng giai đoạn cụ thể.

1. Trong giai đoạn mang thai

Tỷ lệ lây nhiễm Hepatitis B virus trong thời gian mang thai chỉ chiếm dưới 5% (thường là 2%). Vì lúc này, thai nhi được bảo vệ bởi nhau thai nên hầu như không tiếp xúc với máu của thai phụ. Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm có tỷ lệ lây nhiễm HBV thấp nhất do hàng rào nhau thai gồm 4 lớp (lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào, mô liên kết và nội mô mao mạch máu).

Viêm gan B có lây từ mẹ sang con
Trong giai đoạn mang thai, tỷ lệ nhiễm HBV là không đáng kể (thường dưới 5%)

Tuy nhiên bắt đầu từ tháng thứ 4, lá nuôi hợp bào trở nên mỏng hơn, mô liên kết giảm đi đáng kể và lá nuôi tế bào tiêu biến hoàn toàn nên tỷ lệ lây nhiễm có tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu không có chất thương, khả năng lây nhiễm HBV ở giai đoạn này vẫn không vượt quá 5%. Ngược lại nếu mẹ bầu bị té ngã hay va chạm mạnh, mạch máu có thể bị vỡ và làm tăng nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus cho thai nhi.

Ở 3 tháng cuối, nhau thai có xu hướng mỏng dần nên tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy ở giai đoạn này, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị đối với một số trường hợp cần thiết.

2. Thời điểm chuyển dạ, sinh nở

Chuyển dạ, sinh nở là thời điểm có nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus từ mẹ sang con cao nhất (hơn 90%) do trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với máu của mẹ. Ngoài ra, trẻ còn có khả năng tiếp xúc với dịch tiết âm đạo nên nguy cơ nhiễm HBV cũng tăng lên đáng kể.

Tỷ lệ lây nhiễm ở giai đoạn này có thể cao đến 95% trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B có HBeaAg (+). Trong khi đó, mẹ nhiễm viêm gan B có HBeAg (-) chỉ có tỷ lệ lây nhiễm khoảng 32% vào thời điểm sinh nở.

3. Giai đoạn cho con bú

Virus gây viêm gan B không có trong sữa mẹ. Chính vì vậy, bệnh lý này hầu như không lây nhiễm trong thời gian bú mẹ. Tuy nhiên vẫn có những trường lây trong thời gian này do đầu vú bị nứt, xây xước và tổn thương khiến máu trộn lẫn cùng với sữa.

Các phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là một trong những loại viêm gan có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm – đặc biệt là với những đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người nhiễm HIV. Chính vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cho con trẻ.

1. Tránh mang thai khi bị viêm gan cấp

Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con có thể tăng lên đáng kể nếu mẹ bầu bị nhiễm HBV giai đoạn cấp. Lúc này, virus hoạt động mạnh và chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Mang thai vào giai đoạn viêm gan cấp không chỉ tăng nguy cơ lây nhiễm cho con trẻ mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Vì vậy, phụ nữ bị nhiễm gan B và các bệnh viêm gan do siêu vi nên thăm khám và tích cực điều trị trước khi mang thai. Thời điểm mang thai tốt nhất đối với nữ giới nhiễm HBV là khi virus không hoạt động, HBeAg (-) và chức năng gan phục hồi gần như hoàn toàn.

2. Tiêm Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) cho trẻ

Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) là dung dịch được bào chế từ huyết tương có khả năng trung hòa Hepatitis B virus. HBIG được sử dụng trong những trường hợp phơi nhiễm dịch thể và máu của người nhiễm HBV như nhân viên y tế, trường hợp vô tình chạm vào máu của người nhiễm bệnh và trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV. Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

3. Tiêm vaccine phòng ngừa cho trẻ

Khi tiêm Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), bác sĩ sẽ tiêm đồng thời vaccine ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 – 24 giờ sau khi sinh. Lúc này, hiệu quả phòng ngừa của vaccine có thể lên đến 85 – 90%. Tuy nhiên theo thời gian, hiệu lực của vaccine có thể giảm dần và mất hẳn hiệu quả ở trẻ 7 ngày tuổi.

bệnh viêm gan b có lây từ mẹ sang con
Trẻ có mẹ nhiễm/ không nhiễm HBV đều phải tiêm vaccine phòng ngừa trong 12 – 24 giờ sau sinh

Vaccine ngừa viêm gan B cần có một thời gian nhất định để tạo ra kháng thể. Chính vì vậy, Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) được tiêm đồng thời nhằm trung hòa virus trong thời gian chờ hiệu lực của vaccine.

Để có đủ kháng thể ngừa Hepatitis B virus, trẻ cần được nhắc lại mũi tiêm vào tháng thứ 2 và thứ 4 sau khi sinh. Trẻ được tiêm HBIG và tiêm đủ 3 mũi vaccine có khả năng phòng ngừa viêm gan B lên đến 95%. Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ xét nghiệm kháng thể viêm gan B sau mỗi 5 năm để đánh giá nồng độ kháng thể và tiêm bổ sung khi cần thiết.

4. Cho trẻ bú ngay sau khi sinh

Ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa một lượng kháng thể lớn giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân có hại. Do đó, Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh – đặc biệt là trường hợp sản phụ nhiễm Hepatitis B virus.

bệnh viêm gan b có lây từ mẹ sang con
Sữa mẹ cung cấp kháng thể nhằm bảo vệ trẻ khỏi virus, nấm mốc, vi khuẩn và tác nhân có hại

Tuy nhiên khi cho trẻ bú, cần kiểm tra đầu núm để chắc chắn núm vú không bị nứt, xây xước và chảy máu. Khi trẻ lớn hơn, mẹ nên vắt sữa và cho trẻ bú bằng bình để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

5. Thăm khám trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú

Hepatitis B virus hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B nặng có thể phải đối mặt với biến chứng sinh non. Chính vì vậy, thai phụ bị viêm gan B nên thăm khám đều đặn trong suốt thời gian mang thai.

Điều trị viêm gan B thường không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện khả năng miễn dịch nhằm nâng cao sức khỏe và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh (nhất là trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ) cần thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý và hạn chế nguy cơ bệnh bùng phát mạnh.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin xoay quanh vấn đề “Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không? Phòng tránh bằng cách nào?”. Hy vọng qua thông tin trên, mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về nguy cơ lây nhiễm HBV trong thời gian mang thai và chủ động trong việc phòng ngừa. Đối với phụ nữ có ý định mang thai, nên tầm soát sức khỏe và tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh viêm gan do siêu vi để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *