Bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì đủ chất, thay cơm?
Nội dung bài viết
Bị tiểu đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi muôn thưở của những ai đang bị bệnh lý tiểu đường hành hạ. Nguyên nhân là do quá trình ăn uống, thu nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể có ảnh hưởng lớn tới mức đường huyết. Đặc biệt, người bị tiểu đường phải kiêng hoặc hạn chế ăn cơm vì đây là món ăn giàu tinh bột. Vậy làm sao để mắc tiểu đường nhưng ăn uống vẫn đủ chất?
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh với triệu chứng đặc trưng là lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường.
Nguyên nhân là do cơ thể không sản sinh đủ lượng hormone insulin hoặc lượng insulin sinh ra nhưng không có khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Quá trình ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng quan trọng tới lượng đường huyết trong máu vì vậy nó cũng gây ra những tác động không nhỏ tới tình trạng bệnh lý tiểu đường. Vậy nên ăn gì khi bị tiểu đường?
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và khoa học dựa trên một số nguyên tắc dưới đây:
- Chọn lựa các thực phẩm chứa ít đường.
- Ưu tiên các loại rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Ăn thực phẩm chứa protein nạc.
- Hạn chế nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
Thực hiện đúng những nguyên tắc kể trên thì nếu bạn có mắc bệnh tiểu đường cũng không phải lúc nào cũng trong trạng thái thèm thuồng đồ ăn. Theo đó, bạn sẽ vừa có thể ăn những thực phẩm yêu thích vừa đảm bảo lượng đường huyết không tăng quá cao.
Để cụ thể hóa một thực đơn ăn uống cho người bệnh bị tiểu đường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Bị tiểu đường nên ăn gì?
Nên ăn gì? Không nên ăn gì? Những câu hỏi này chắc chắn đã trở nên quen thuộc với những ai đang bị bệnh lý tiểu đường hành hạ.
Nắm được chìa khóa trong việc thiết kế thực đơn mỗi ngày sẽ giúp người bệnh thoải mái và tự tin hơn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Dựa vào những nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, có thể thấy những nhóm thức ăn hữu ích cho người bệnh chủ yếu là thực phẩm chứa ít đường, rau xanh, hoa quả và đồ chứa ít chất béo bão hòa.
Mắc tiểu đường ăn rau gì?
Rau xanh giàu chất xơ, cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất và vitamin thiết yếu. Không chỉ có ích trong quá trình điều trị tiểu đường mà rau xanh còn giúp giảm cholesterol, cải thiện thị lực, kiểm soát cân nặng, tốt cho xương khớp, thậm chí còn ngăn ngừa ung thư.
Với bệnh nhân tiểu đường, dưới đây là những loại rau xanh nên tăng cường ăn mỗi ngày:
- Bông cải xanh: Theo các nghiên cứu, hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh giúp kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả, đặc biệt là với những ai mắc tiểu đường type 2. Chất crom trong loại rau xanh này cũng được công nhận là kiểm soát nồng độ glucose trong máu.
- Bắp cải: Đây là một loại rau quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều cách như luộc, xào, hấp hay làm salad. Bắp cải hỗ trợ các hoạt động của tuyến tụy, trong đó có việc sản sinh ra insulin cho cơ thể từ đó cân bằng được lượng đường trong máu.
- Rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi): Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao mà rau bina còn giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Đối với những người khỏe mạnh, ăn rau cải bó xôi còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giúp bạn có một sức khỏe tốt.
- Súp lơ: Cũng thuộc họ hàng nhà cải, súp lơ hay còn được gọi là bông cải trắng cũng có khả năng điều chỉnh và duy trì mức đường huyết ở mức an toàn. Lượng chất xơ dồi dào của loại rau này còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể.
- Măng tây: Loại rau xanh này có hàng loạt lợi ích với sức khỏe con người như: Tốt cho tim mạch, cải thiện đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu bệnh lý ở đường hô hấp, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư và thúc đẩy sản sinh insulin điều trị bệnh đái tháo đường.
- Đậu cove: Thực đơn giàu chất xơ là điều khuyến nghị mà bất cứ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng nào cũng dành cho người mắc tiểu đường. Nguyên nhân là do chất xơ giúp điều chỉnh và giảm thiểu lượng glucose dư thừa. Đậu cove là một loại rau xanh giàu chất xơ tiêu biểu mà người bị tiểu đường không nên bỏ qua.
- Mướp đắng (khổ qua): Mặc dù khổ qua có vị hơi đắng nhằng nhặng khiến một số người không ăn được. Nhưng nếu biết công dụng của loại quả này với sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường thì có lẽ bạn sẽ cố gắng ăn nó nhiều hơn trong mỗi bữa ăn thường ngày.
- Cà rốt: Loại củ có màu sắc vàng cam đặc trưng này là một trong những thực phẩm tốt cho người mắc tiểu đường vì nó chứa loại đường chuyển hóa ở mức chậm do đó không làm nồng độ đường trong máu tăng nhanh ngay sau khi ăn.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có tính mát, chuyên trị các bệnh về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm hoặc giúp giải nhiệt cho cơ thể. Ăn loại rau này sẽ giúp cơ thể được thanh lọc đồng thời hỗ trợ duy trì mức đường huyết ở mức cho phép.
- Bí ngô: Vừa là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể, bí ngô còn giúp hạ đường huyết, phục hồi các tế bào tuyến tụy sản sinh ra insulin từ đó giúp người bệnh bị đái tháo đường ổn định mức đường huyết của mình trong mức an toàn.
Người tiểu đường nên ăn quả gì?
Nhìn chung, các loại quả không quá ngọt đều tốt cho người bị tiểu đường. Trong đó, dưới đây là những trái cây tốt nhất dành cho người bệnh mắc tiểu đường.
- Trái cây họ cam: Nổi tiếng giàu vitamin C, các loại trái cây họ cam như cam, quýt, bưới, chanh… có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, chất chống oxy hóa của các loại quả này còn giúp giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định đường huyết.
- Bơ: Đây là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, lại chứa ít đường và cũng là một thực phẩm giàu chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe.
- Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Đúng vậy! Với những người bị tiểu đường, táo là loại quả giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do đồng thời còn hỗ trợ cải thiện tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao.
- Cherry: Loại quả này còn có tên gọi là anh đào. Cherry là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp nhưng rất giàu các loại vitamin (C, B9, A). Đặc biệt, chất anthocyanin có trong anh đào còn giúp duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường.
- Đu đủ: Loại trái cây thơm ngon này rất giàu vitamin A và vitamin C sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, đu đủ còn giúp ổn định lượng đường trong máu, hạn chế chỉ số tăng cao vọt bất thường đe dọa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Dâu tây: Vị ngọt thanh và chua dịu khiến dâu tây trở thành một món trái cây thơm ngon cho những ai bị tiểu đường. Dâu tây là thành phần của rất nhiều món ăn hoặc có thể ăn thành một bữa phụ nên khá tiện lợi và hữu ích cho những người bị tiểu đường.
- Lê: Chứa nhiều nước, các loại chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, dâu tây còn giúp ổn định đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy sản sinh ra hormone cần thiết tham gia vào quá trình chuyển hóa lượng đường được đưa vào cơ thể.
- Dưa chuột: Trong dưa chuột có chứa chất cần thiết hỗ trợ quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy. Do đó, người bị tiểu đường ăn dưa leo sẽ giúp cân bằng đường huyết. Bạn có thể ăn sống ngay một quả dưa chuột hoặc chế biến thành món salad thơm ngon cùng với các loại rau khác.
- Mận hậu: Vừa giàu chất xơ, vitamin vừa có chỉ số đường huyết thấp, mận hậu xứng đáng được liệt kê trong danh sách những loại quả mà người mắc tiểu đường nên ăn. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây nóng trong cho cơ thể.
Bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Cơm là một món thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao. Theo đó, sau khi ăn cơm, lượng đường huyết trong máu có thể tăng vọt. Thế nhưng cơm lại là món chính trong thực đơn ăn uống hàng ngày của đại đa số người Việt. Vậy nếu bị tiểu đường thì nên ăn gì thay cơm?
- Gạo lứt: Vẫn giữ lại được lớp cám – phần chứa nhiều chất xơ hòa tan vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa ổn định đường huyết, giảm cơn thèm ăn vì kéo dài quá trình tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác no lâu.
- Yến mạch: Cũng là một thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người bị tiểu đường. Nhìn chung những thực phẩm giàu chất xơ khá hữu ích trong việc cân bằng nồng độ glucose trong máu.
- Đậu đỗ: Một thực phẩm nữa có thể thay thế cơm một cách hoàn hảo trong thực đơn hàng ngày của người bị tiểu đường là đậu đỗ. Người bệnh có thể trộn các loại đậu đỗ cùng gạo lứt để món ăn thơm ngon hơn.
- Hạt chia: Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của hạt chia đã được khoa học nghiên cứu và công nhận. Không chỉ cung cấp chất xơ và đa dạng các vitamin, khoáng chất mà hạt chia còn kiểm soát đường huyết ở mức độ an toàn.
- Hạt lanh: Tương tự như hạt chia, hạt lanh cũng có những ưu điểm như vậy. Người bệnh có thể chế biến hạt lanh bằng cách đun nước uống như trà hoặc cho thêm vào các món ăn khác.
- Khoai lang: Tinh bột trong khoai lang không làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn do vậy nếu còn đang thắc mắc bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không thì câu trả lời là đây.
Ngoài ra các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là giải pháp thay thế cơm hữu hiệu mà người bị tiểu đường có thể lựa chọn.
Bị tiểu đường ăn chất béo nào?
Dù cơ thể khỏe mạnh hay đang mắc bệnh lý tiểu đường thì bạn cũng nên ghi nhớ rằng: Nên ăn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa và hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.
Nguyên nhân là chất béo không bão hòa giúp ổn định đường huyết, hạn chế các bệnh về tim mạch, phòng ngừa đột quỵ còn chất bẽo bão hòa thì ngược lại, nó gây ra những nguy hại cho cơ thể nếu tồn tại quá nhiều trong cơ thể.
Chất béo bão hòa chứa trong thực phẩm nào? Đó là:
- Thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
- Lòng trứng gà
- Thịt chế biến sẵn (thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp)
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Dầu và mỡ có nguồn gốc từ động vật
- Khoai tây chiên
- Thức ăn nhanh
Thực phẩm nào chứa nhiều chất béo không bão hòa? Đây chính là nhóm thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn thay thế cho nhóm chứa chất béo bão hòa.
- Dầu thực vật (dầu ngô, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu oliu, dầu lạc…)
- Bơ thực vật (bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng, bơ dừa…)
- Các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…)
- Quả bơ
- Cá hồi, cá ngừ
- Óc chó
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên tăng cường ăn hàng ngày thì người bị tiểu đường cũng đừng quên những thực phẩm nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối, tiêu biểu là:
- Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa kể trên
- Gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây
- Nội tạng động vật
- Da của gia cầm
- Mứt, siro
- Thịt đỏ
- Đồ ngọt (bánh, kẹo, kem…)
- Hoa quả sấy khô hoặc làm mứt
- Các loại nước có ga
- Rượu, bia, cà phê
- Thuốc lá
Song song với việc kiêng khem, người bị tiểu đường cũng nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời duy trì mức đường huyết ở mức ổn định.
Sinh hoạt một cách khoa học, ngủ đúng giấc, đủ giờ, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng quá độ sẽ giúp đời sống người bệnh trở nên tích cực hơn.
Dù biết rằng mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến bạn phải kiêng khem một số thứ, thỉnh thoảng có cảm giác thèm muốn ăn đồ ngọt nhưng để tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, hãy kiên trì và cố gắng hạn chế dần các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Hiểu được tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là người bệnh đã hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị căn bệnh này bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!