Uống thuốc tiểu đường có hại gì? Lưu ý cần biết

Bệnh tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và cần phải sử dụng đến thuốc điều trị trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người còn trăn trở uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Uống thuốc tiểu đường như thế nào cho đúng?

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường? Tác dụng của thuốc tiểu đường?

Không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng phải uống thuốc. Đối với những bệnh nhân mới được chẩn đoán có hiện tượng đường huyết không ổn định thì KHÔNG CẦN SỬ DỤNG ĐẾN THUỐC TIỂU ĐƯỜNG.

Thuốc tiểu đường chỉ được sử dụng trong trường hợp được bác sĩ chỉ định. Những trường hợp này thường có mức đường huyết quá cao, không thể kiểm soát và cần phải hạ đường huyết kịp thời nếu không có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê.

Bệnh nhân có phải dùng thuốc hay không? Khi nào phải uống thuốc tiểu đường còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe từng người. Do vậy, những người đã được chẩn đoán mắc tiểu đường cần tiến hành khám, đo đường huyết thường xuyên. Qua kết quả mỗi lần xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có kê đơn thuốc hay không.

Thuốc tiểu đường được kê đơn và chỉ định bởi bác sĩ theo tình trạng bệnh cụ thể
Thuốc tiểu đường được kê đơn và chỉ định bởi bác sĩ theo tình trạng bệnh cụ thể

Tuy nhiên, thông thường bệnh tiểu đường sẽ đeo bám bệnh nhân và chuyển biến nặng dần. Tối đa khoảng 3 – 5 năm mắc bệnh, người bệnh bắt buộc phải uống thuốc để bảo vệ tuyến tụy và tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc tiểu đường Canada, Mỹ, Úc, Nhật Bản…, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đúng người, đúng bệnh, đồng thời phòng ngừa tác hại xấu đến cơ thể.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì? Biến chứng nguy hiểm?

Mặc dù thuốc tiểu đường có thể giúp tuyến tụy phần nào bớt đi gánh nặng. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ có tác dụng làm giảm đường huyết tạm thời, trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, rất nhiều loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Ảnh hưởng của thuốc tiểu đường đến gan, thận

Tác hại của thuốc tiểu đường có thể khiến men gan tăng cao do thành phần Metformin. Ngoài ra, bệnh nhân uống thuốc tiểu đường thường sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường dù không nạp quá nhiều nước.

Lúc này, thận cần hoạt động năng suất hơn để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến thận bị tổn thương, dễ dẫn đến suy thận.

Gan thận có thể chịu ảnh hưởng từ các hoạt chất trong thuốc tiểu đường
Gan thận có thể chịu ảnh hưởng từ các hoạt chất trong thuốc tiểu đường

Nguy cơ dị ứng? Uống thuốc tiểu đường có hại gì?

Một trong những phản ứng phụ thường thấy ở bệnh nhân sử dụng thuốc tiểu đường đó là dị ứng. Trường hợp dị ứng nhẹ có thể khiến dị ứng viêm đỏ, nổi mề đay, ngứa rát ngoài da. Nặng hơn có thể là sốc phản vệ, sốc phản vệ khi dùng thuốc vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Thường những phản ứng dị ứng sẽ hết khi người bệnh tạm ngưng dùng thuốc. Do vậy, khi có bất kỳ phản ứng thay đổi cơ thể nào hãy dừng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.

Thuốc tiểu đường gây hạ đường huyết đột ngột

Thuốc tiểu đường có tác dụng làm giảm đường huyết trong trường hợp đường trong máu tăng cao, cơ thể không sản sinh đủ Insulin để chuyển hóa đường. Tuy nhiên, khi thuốc có tác dụng quá nhanh khiến đường huyết giảm xuống một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp phản ứng.

Hạ đường huyết đột ngột có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng, chóng mặt, chân tay bủn rủn, ngất xỉu,… Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, nếu không sơ cứu kịp thời sẽ rất dễ khiến người bệnh hôn mê không tỉnh.

Hạ đường huyết đột ngột là tác dụng phụ của thuốc đặc biệt nguy hiểm
Hạ đường huyết đột ngột là tác dụng phụ của thuốc đặc biệt nguy hiểm

Uống thuốc tiểu đường có hại gì? Thuốc gây tăng cân?

Hiện tượng tăng cân khi dùng thuốc tiểu đường là do sự đồng hóa chất đạm của Insulin đồng thời lượng nước tiểu giảm đi đáng kể. Tăng cân có thể dẫn đến béo phì, phù bì tay chân, huyết áp tăng, đau mỏi khớp.

Thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do việc sử dụng thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Một số chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc tiểu đường bao gồm táo bón, tiêu chảy, liệt dạ dày,…

Sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng thuốc tiểu đường

Việc điều trị bệnh tiểu đường dường như sẽ kéo dài suốt đời, bệnh nhân dù sớm hay muộn cũng sẽ phải cần nhờ cậy đến thuốc tiểu đường để kiểm soát bệnh. Nếu mắc phải những sai lầm sau đây khi dùng thuốc, không những không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

Tự ý dừng thuốc đột ngột

Rất nhiều bệnh nhân sau một thời gian dùng thuốc thấy tình trạng bệnh thuyên giảm tích cực, sức khỏe cơ thể trở lại bình thường, cảm thấy rất tốt. Lúc này, cũng có rất nhiều người suy nghĩ rằng bệnh tiểu đường đã được chữa khỏi và mình không cần sử dụng đến thuốc nữa.

Tuy nhiên, việc tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột như vậy có thể khiến đường huyết tăng mạnh trở lại bất cứ lúc nào. Khi đường huyết tăng trở lại, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao hơn rất nhiều, liều thuốc cũ sẽ khó mà kiểm soát được tình trạng bệnh. Lúc này bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ để kê đơn thuốc mới, vừa tốn kém lại khiến cơ thể tổn hại nhiều hơn.

Uống thuốc tiểu đường cần tuân thủ đúng liều lượng, giờ giấc
Uống thuốc tiểu đường cần tuân thủ đúng liều lượng, giờ giấc

Uống thuốc tiểu đường có hại gì khi không tuân thủ giờ giấc

Trường hợp này bệnh nhân không ngừng sử dụng thuốc nhưng lại không sử dụng thuốc đúng giờ giấc được bác sĩ chỉ định. Ví dụ, khi cảm thấy cơ thể khỏe mạnh thì bỏ qua việc uống thuốc. Đến hôm sau, có dấu hiệu tăng đường huyết lại quay lại uống thuốc.

Thực tế, tình trạng bệnh của mỗi người là không giống nhau, do vậy chỉ định uống thuốc của bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Do vậy, sự hợp tác giữa bệnh nhân với bác sĩ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Do vậy, hãy tuân thủ uống thuốc đúng giờ và đúng chỉ định.

Lạm dụng, ỷ lại vào thuốc

Một sai lầm cực kỳ phổ biến khác của nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiểu đường đó là ỷ lại vào thuốc. Suy nghĩ chỉ cần uống thuốc là sẽ kiểm soát được bệnh mà không cần phải kiêng kỵ gì.

Điều này dẫn tới việc người bệnh mất kiểm soát trong việc ăn uống, lười vận động khiến đường trong máu tăng nhanh, đề kháng Insulin cũng tăng, tuyến tụy ngày càng bị tổn hại nhiều hơn,… Một khi cơ thể đã suy giảm chức năng tế bào nghiêm trọng thì thuốc cũng không thể giúp người bệnh chống lại tiểu đường.

Uống thuốc tiểu đường không có nghĩa người bệnh được ăn uống thả ga
Uống thuốc tiểu đường không có nghĩa người bệnh được ăn uống thả ga

Uống thuốc tiểu đường có hại gì khi mắc các bệnh lý liên quan khác

Thực tế cho thấy những bệnh nhân mắc tiểu đường thường kéo theo một số bệnh lý khác cũng nguy hiểm không kém. Tuy nhiên, do quá tập trung vào việc sử dụng thuốc chữa tiểu đường mà người bệnh quên mất sự tồn tại của các chứng bệnh khác và không theo dõi thường xuyên.

Ví dụ, bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu thường đi kèm với nhau. Mỡ máu là một chứng bệnh nguy hiểm có thể gây xơ vữa mạch máu, tắc mạch máu, đột quỵ,… Do vậy, dù đang trong thời gian điều trị tiểu đường, bệnh nhân cũng cần theo dõi tình trạng các bệnh lý khác thường xuyên. Nếu thuốc trị tiểu đường gây phản ứng ngược với các bệnh lý liên quan, bệnh nhân cũng cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách

Để việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý uống thuốc tiểu đường đúng cách theo những chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Đo đường huyết trước khi uống thuốc tiểu đường

Các loại thuốc tiểu đường có tác dụng giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu nhưng cũng có thể khiến đường huyết tụt không phanh bất ngờ.

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi lần trước khi uống thuốc giúp bệnh nhân nắm bắt được tình trạng lượng đường trong máu. Khi lượng đường này ở mức quá thấp, dưới 2.5 mmol/l thì không nên sử dụng thuốc luôn mà cần có biện pháp xử lý chuyên môn khác.

Lý giải hiện tượng hạ đường huyết này đó là do bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc được chỉ định hoặc việc ăn uống sinh hoạt không ổn định. Nếu không có thiết bị đo đường huyết tại nhà, người bệnh cũng có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này bằng những dấu hiệu như bị đói, toát mồ hôi, người lạnh, run tay chân, mất tỉnh táo,…

Kiểm tra đường huyết trước khi sử dụng thuốc
Kiểm tra đường huyết trước khi sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc tiểu đường đúng giờ, đúng liều

Như đã nói ở trên, mỗi tình trạng bệnh sẽ có chỉ định liều lượng thuốc khác nhau. Điều quan trọng là sự phối hợp của bệnh nhân với bác sĩ trong điều trị. Điều này thể hiện ở việc người bệnh phải tuân thủ uống thuốc đúng giờ, đúng chỉ định bác sĩ.

Thuốc tiểu đường sẽ có tác dụng kiểm soát đường huyết trong vòng 24h đồng hồ nên việc uống thuốc đúng giờ cố định sẽ vô cùng quan trọng. Các loại thuốc tiểu đường thường được bác sĩ chỉ định uống 30 – 60 phút trước bữa ăn tùy vào từng loại thuốc.

Vậy bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Theo các chuyên gia, mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Người bệnh không nên lạm dụng, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn nhất.

Vấn đề uống thuốc tiểu đường có hại gì đã được chúng tôi đề cập chi tiết ở bài viết trên. Việc dùng thuốc tiểu đường là không thể tránh khỏi và cần phải kiên trì vì bệnh nhân có thể phải dùng thuốc suốt đời.

Vì thế, hãy xây dựng thói quen sử dụng thuốc đúng cách để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng thuốc trước khi sử dụng để an toàn và hiệu quả nhất.

Click đọc ngay:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *