Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nội dung bài viết
Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ khi mang bầu. Căn bệnh này gây ra những nguy hiểm gì? Cách kiểm soát bệnh ra sao, vấn đề này chúng tôi sẽ làm rõ hơn qua các thông tin sau đây.
Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng bị rối loạn dung nạp glucose, bệnh có thể khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Loại bệnh này không có dấu hiệu nên rất khó phát hiện.
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, tiểu đường là bệnh lý NGUY HIỂM VỚI THAI NHI. Em bé được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường lúc mang bầu sẽ gặp vấn đề về hô hấp, hàm lượng glucose thấp và có thể bị vàng da.
Trọng lượng cơ thể của trẻ sẽ nặng hơn mức bình thường, cụ thể là trên 4kg. Thời gian sau sinh các bé đều khỏe mạnh, một số trường hợp có thể phải chăm sóc đặc biệt. Thai phụ nên chủ động khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn.
Những tác hại của tiểu đường gây ra cho mẹ và bé
Khi mới phát hiện và được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể chữa trị, không gây vấn đề nào về sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Cụ thể như sau:
Tác hại của tiểu đường đối với sức khỏe của mẹ bầu
Người mẹ khi mang thai bị tiểu đường có nguy cơ cao bị các vấn đề như: Sẩy thai, tăng huyết áp, dễ bị sinh non, viêm đài bể thận, buộc phải mổ để lấy thai, đa ối,…
Nếu xét về lâu dài, sản phụ còn có nguy cơ tiến triển tiểu đường thành tiểu đường type 2 sau sinh, dễ bị tai biến khi mang thai hơn những thai phụ bình thường. Một số vấn đề sẽ được chúng tôi làm rõ hơn ngay sau đây:
Cao huyết áp
Bà bầu bị tiểu đường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tiền sản giật, sản giật.
- Tai biến mạch máu não.
- Suy gan, suy thận.
- Dễ sinh non.
- Tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Theo thống kê cho biết, có khoảng 12% thai phụ bị tiểu đường sẽ bị tiền sản giật. Triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm và xuất hiện khi mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Chỉ số huyết áp của bà bầu bằng hoặc trên 140/90 mHg là chỉ số của cao huyết áp. Chỉ số này vượt cao là dấu hiệu của tiền sản giật, dễ dẫn đến nguy cơ lưu thai hoặc sinh non. Khi mang bầu, chị em cần chú ý đến huyết áp, cân nặng, tim protein niệu thường xuyên khi khám thai định kỳ.
Nguy cơ sinh non
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có những biến chứng như sinh non, sẩy thai hoặc lưu thai. Tỷ lệ bà bầu sinh non thường chỉ chiếm khoảng 9.7% trong khi đó bà bầu sinh non do tiểu đường chiếm đến 26%.
Với một con số lớn như vậy, các mẹ không nên chủ quan khi có dấu hiệu của bệnh. Nguyên nhân dẫn đến việc sinh non của thai phụ bị tiểu đường đó chính là có sự can thiệp của glucose huyết muộn hoặc do đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp,…
Biến chứng đa ối
Đa ối là biểu hiện khi em bé sinh ra có nhiều nước tiểu hơn bình thường. Nguyên do là khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của thai phụ không kiểm soát tốt.
Khi cơ thể rơi vào trạng thái đa ối, việc sản xuất nhiều dịch ối từ tuần 26 đến tuần 32 của thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non của mẹ bầu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Khi mẹ bầu không kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Biến chứng này không có biểu hiện lâm sàng vì thế thai phụ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Dễ bị sảy thai, lưu thai
Bà bầu bị tiểu đường có nguy cơ cao bị sảy thai tự nhiên hơn những bà bầu khác. Để đề phòng vấn đề này, mẹ bầu cần phải chủ động kiểm tra đường huyết nhất là với thai phụ đã có tiền sử sảy thai nhiều lần.
Nếu hàm lượng glucose huyết tương không được kiểm soát tốt còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây những dị tật khác thường với những em bé khác.
Những ảnh hưởng sau sinh
Sau khi sinh, sản phụ bị tiểu đường có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2. Nếu bị bệnh này, phụ nữ dễ dàng bị thừa cân, béo phì quá mức khi không áp dụng một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm đến. Nếu mắc phải chứng bệnh này, em bé sẽ bị ảnh hưởng nặng đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối kỳ.
Trong 3 tháng đầu, thai nhi sẽ không phát triển, có thể bị sảy thai tự nhiên hoặc bị dị tật bẩm sinh. Đến giai đoạn 3 tháng cuối kỳ, hàm lượng insulin tăng nhanh và dẫn đến nhiều nguy hiểm khác:
Thừa cân so với tuổi thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi nhất là về vấn đề cân nặng. Lượng glucose trong đi qua nhau thai để truyền từ mẹ sang con dẫn đến việc thai nhi hấp thụ quá nhiều. Từ đó thai nhi phát triển nhanh hơn so với tuổi.
Vậy khi thai nhi quá lớn, mẹ bị tiểu đường có sinh thường được không? Nhiều mẹ bầu buộc phải đẻ mổ bởi âm đạo bị chèn ép dẫn đến gãy xương vai hoặc ảnh hưởng đến thần kinh khi bé chào đời.
Khi ra đời, trẻ cũng có thể mắc bệnh tiểu đường type 2 và béo phì do bị ảnh hưởng từ mẹ.
Thai nhi hạ đường huyết
Trẻ sau khi sinh thì tuyến tụy vẫn tiếp tục quá trình hoạt động sản xuất insulin với mục đích giải phóng nguồn năng lượng dư thừa của glucose. Lượng insulin tăng quá mức sẽ dẫn đến lượng đường suy giảm gây ra hạ đường huyết. Nếu mắc phải bệnh này trẻ có thể lên cơn co giật rất nguy hiểm.
Mắc hội chứng suy hô hấp
Hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh rất hay bị và có đến 10% trẻ tử vong do mắc phải hội chứng này. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng trên một phần là do sinh non.
Phổi của những đứa trẻ sinh chưa đủ ngày đủ tháng sẽ bị thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt cần cho quá trình giãn nở và co rút ở phổi. Nếu thiếu chất đó trẻ sẽ rơi vào tình trạng khó thở gây ra nhiều vấn đề về hô hấp.
Nguy cơ mắc bệnh lý sơ sinh
Em bé được sinh bởi mẹ bầu bị tiểu đường có thể gặp những chứng bệnh như sau: Bệnh về đường hô hấp, vấn đề về tim mạch, bị đa hồng cầu, suy giảm canxi, bị vàng da do huyết tương bilirubin tăng,…
Nguy cơ bị sảy thai, sinh non và lưu thai
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến con không, câu trả lời là có. Lượng đường trong cơ thể mẹ bầu không thể kiểm soát được có thể khiến trẻ bị sinh non, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai hoặc thậm chí là lưu thai trong những tuần cuối thai kỳ.
Những ảnh hưởng về sau của trẻ
Ngoài những triệu chứng mà chúng tôi đã liệt kê trên thì trẻ được sinh bởi người mẹ bị tiểu đường còn có nguy cơ mắc tiểu đường, tiền tiểu đường gấp 8 lần, rối loạn tâm thần – vận động,…
Cách kiểm soát tốt tiểu đường khi mang thai để bảo vệ mẹ và bé
Thai phụ có thể chủ động kiểm soát và ngăn ngừa bệnh để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Dưới đây là một vài cách giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu khi đang mang thai:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 đến 6 bữa để ăn, tuyệt đối không được bỏ bữa nào.
- Nên ăn nhiều hoa quả có lượng đường ít, bổ sung nhiều rau hơn tinh bột.
- Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì,…
- Tránh uống nước có nhiều đường, nên dùng đồ uống theo chế độ hoặc loại không đường sẽ tốt hơn.
- Không nên cho đường vào nước uống, thận trọng với các loại nước hoa quả và sinh tố có chứa lượng đường cao. Trước khi uống nên kiểm tra trước.
- Chỉ nên ăn thịt nạc, đồ không có mỡ như cá bởi vì trong thực phẩm này có chứa nhiều protein cần cho cơ thể.
- Mỗi tuần dành thời gian 2 tiếng rưỡi để tập thể thao nhẹ với cường độ trung bình để tăng nhịp đập tim, giúp mẹ bầu thở nhanh hơn. Đi bộ hoặc đi bơi rất tốt cho quá trình kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu.
- Thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi.
- Mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai tốt nhất nên sinh khi em bé đã được 38 đến 40 tuần tuổi,…
So với người bình thường mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nữa bởi không chỉ có sức khỏe của bạn mà còn cả đứa bé trong bụng. Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi và cách kiểm soát ra sao chúng tôi đã giúp bạn chia sẻ. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các mẹ mang thai khỏe mạnh.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!