Người tiểu đường có được ăn dứa không? Tại sao?

Dứa là loại quả yêu thích của rất nhiều người và chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tiểu đường có được ăn dứa không là vấn đề rất được quan tâm bởi dinh dưỡng cho người tiểu đường là vấn đề rất quan trọng.

Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa là loại hoa quả rất phổ biến ở nước ta và được nhiều người yêu thích. Đây cũng là trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Dứa có chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Hàm lượng vitamin C chiếm tới 75% lượng vitamin trong dứa, là dưỡng chất tuyệt vời cho hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B6 có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

Dứa là loại trái cây phổ biến và có lượng đường cao
Dứa là loại trái cây phổ biến và có lượng đường cao

Các khoáng chất khác có trong dứa như canxi, phốt pho, kali đều là những khoáng chất rất cần cho cơ thể. Dứa còn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích giải phóng năng lượng cho cơ thể.

Dứa  có ích trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh thông thường, ho và điều trị mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa một số viêm nhiễm khác rất hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn giúp lợi tiểu, tiêu độc cơ thể.

Sử dụng dứa thường xuyên có thể giúp xương chắc khỏe, tốt cho thị lực và giảm đau khớp  tốt. Bên cạnh đó, đây còn là thực phẩm có thể giảm nguy cơ bị cao huyết áp và rất tốt cho tim mạch.

Tiểu đường có được ăn dứa không?

Dứa có lợi cho sức khỏe như vậy nhưng người bị tiểu đường có được ăn dứa không? Điều này còn phụ thuộc vào hàm lượng đường và tinh bột có trong dứa.

Theo các nghiên cứu, dứa là một loại quả có hàm lượng đường khá cao. Lượng glucose và đường saccharose trong dứa có thể làm tăng lượng đường máu ở người tiểu đường.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dứa có tác dụng giảm cholesterol trong máu rất hiệu quả, tốt cho người béo phì bị tiểu đường. Trên thực tế, lượng chất xơ và vitamin C dồi dào trong dứa cũng là những dưỡng chất có lợi cho người đái tháo đường.

Vì thế, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được dứa nhưng cần ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo ổn định chỉ số đường huyết.

Tiểu đường có được ăn dứa không? Có nhưng nên hạn chế
Tiểu đường có được ăn dứa không? Có nhưng nên hạn chế

Người tiểu đường nên ăn dứa như thế nào?

Vì dứa luôn chứa lượng đường nhất định có thể khiến chỉ số đường huyết tăng nên người bị tiểu đường cần có nguyên tắc khi ăn dứa để đảm bảo an toàn.

Không nên ăn quá nhiều dứa

Đây là nguyên tắc đầu tiên và rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường. Có thể không loại bỏ dứa ra khỏi khẩu phần ăn hoàn toàn nhưng khi sử dụng dứa cũng không nên sử dụng quá nhiều. Thỉnh thoảng có thể bổ sung nhiều nhất khoảng 1 nửa quả dứa trong khẩu phần ăn để đảm bảo mức đường huyết.

Nên ăn dứa tươi

Ăn dứa tươi để có thể hấp thụ được trọn vẹn chất xơ và vitamin của dứa vào cơ thể. Người bệnh không nên ăn dứa đóng hộp hoặc sinh tố, dứa xay, nước ép dứa bởi những chế phẩm đó có thể chứa hàm lượng đường cao hơn và mất đi những dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Kết hợp dứa và các thực phẩm khác

Lượng đường trong dứa cao có thể khiến chỉ số đường huyết tăng lên. Do đó người bệnh có thể kết hợp dứa với các thực phẩm khác để giảm ảnh hưởng của dứa đối với mức đường huyết. Có thể sử dụng dứa như một món rau xanh hoặc kết hợp dứa với một số loại ngũ cốc nguyên hạt.

Không nên ăn dứa trong bữa ăn

Một trong những nguyên tắc dinh dưỡng của người bị tiểu đường là nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này giúp cơ thể có thời gian giải phóng lượng glucose dư thừa trong máu.

Đối với dứa cũng vậy, không nên kết hợp loại trái cây này trong bữa ăn. Có thể ăn dứa trong một bữa phụ riêng lẻ và đảm bảo rằng bữa ăn trước không chứa nhiều tinh bột hoặc đường.

Nên ăn dứa tươi thay vì uống nước ép dứa
Nên ăn dứa tươi thay vì uống nước ép dứa

Lưu ý khi dùng dứa với người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường có ăn được dứa không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh khi ăn dứa cần lưu ý những điều sau:

  • Sau khi ăn dứa, cần kiểm tra đường huyết sau ăn: Đây là một lưu ý rất quan trọng, điều này giúp kiểm soát lượng đường huyết và kiểm tra mức độ dung nạp glucose của cơ thể sau khi ăn dứa. Nếu chỉ số đường huyết tăng sau khi ăn dứa cần giảm lượng dứa hoặc ngừng ăn dứa để đảm bảo mức đường huyết ổn định.
  • Không nên ăn quá nhiều dứa.
  • Không nên ăn kèm dứa với đường hoặc sữa có thể khiến lượng đường nạp vào cơ thể nhiều hơn.
  • Chọn dứa tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra, có thể bổ sung một số hoa quả tốt cho người tiểu đường như: Bưởi đỏ, quả mâm xôi, dưa hấu, mơ, táo, đào, cam, kiwi, quả bơ, roi và óc chó… Đây đều là những hoa quả không làm tăng chỉ số đường huyết mà còn nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi tiểu đường có được ăn dứa không? Nguyên tắc dinh dưỡng của người tiểu đường rất nghiêm ngặt, vì thế tuân thủ những nguyên tắc này có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Đối với dứa, không cần thiết phải loại bỏ trái cây này ra khỏi thực đơn nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều và đảm bảo kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để bảo vệ sức khỏe.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *