Tiểu đường thai kỳ – Sự nguy hiểm và thông tin cần biết

Tiểu đường thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu hoang mang lo lắng. Liệu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bị tiểu đường mẹ bầu nên làm gì?… Cùng tìm hiểu và bổ sung thêm những kiến thức vô cùng quan trọng về bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Ai có nguy cơ mắc?

Bệnh nhân mắc tiểu đường trong giai đoạn mang thai được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường khởi phát vào giai đoạn thai nhi đạt 24 – 28 tuần tuổi. Lúc này, hầu như thai đã phát triển toàn diện tất cả các cơ quan cơ thể.

Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Phụ nữ bị béo phì
  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai
  • Lần sinh trước con nặng hơn 4 kg
  • Tiền sử gia đình mẹ có người mắc tiểu đường type 2
  • Phụ nữ bị tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu
  • Người ít vận động, sử dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh
Tiểu đường thai kỳ được phát hiện lần đầu tiên khi phụ nữ đang trong thời gian mang thai
Tiểu đường thai kỳ được phát hiện lần đầu tiên khi phụ nữ đang trong thời gian mang thai

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh VÔ CÙNG NGUY HIỂM vì có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Biến chứng có thể xảy ra ngay trong giai đoạn thai kỳ và cả sau này khi con được sinh ra.

Ảnh hưởng đối với cơ thể mẹ

Các biến chứng có thể gặp trong giai đoạn mang thai khi mẹ bầu không may mắc phải tiểu đường thai kỳ:

  • Tăng huyết áp: Tiểu đường khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn bình thường. Tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai lại là một chứng bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều khi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm: tiền sản giật, sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não,…
  • Sinh non: Đây là một biến chứng sản khoa phổ biến đối với những mẹ bầu mắc tiểu đường. Tỉ lệ sinh non thông thường chưa đến 10% nhưng khi mắc tiểu đường thai kỳ, tỷ lệ này có thể tăng lên 26%. Thông thường các nguyên nhân khiến sinh non là bởi nhiễm trùng đa ối, tiền sản giật, cao huyết áp,…do không can thiệp đường huyết kịp thời.
  • Đa ối: Đây là hiện tượng em bé có nhiều nước tiểu hơn bình thường. Quá nhiều dịch ối thường xảy ra ở giai đoạn 26 – 32 tuần tuổi, khiến nguy cơ sinh non tăng lên.
  • Sảy thai, thai lưu: Khi nồng độ đường huyết không được kiểm soát kịp thời, thai nhi có thể phát triển lớn hơn bình thường, dẫn đến thai chết lưu. Hơn nữa, với những mẹ bầu đã từng bị sảy thai, khả năng này vẫn có nguy cơ cao lặp lại khi mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Viêm đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất dễ xảy ra với các mẹ bầu mắc tiểu đường. Nguy hiểm ở chỗ, tình trạng này rất khó để tự nhận biết và mẹ bầu cũng rất chủ quan không thăm khám xét nghiệm. Viêm đường tiết niệu có thể khiến nhiễm trùng ối, viêm đài bể thận cấp tính.
  • Nguy cơ mắc tiểu đường sau sinh: Tiểu đường thai kỳ có thể chuyển thành tiểu đường type 2 sau khi mẹ bầu sinh con hoặc tiếp tục mắc tiểu đường ở những lần mang thai sau.
Đường huyết không kiếm soát là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp sinh non
Đường huyết không kiếm soát là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp sinh non

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Ngoài việc có thể sinh non, thai lưu, tiểu đường còn gây ra một vài biến chứng nguy hiểm khác đối với thai nhi như:

  • Phát triển quá lớn: Khi cơ thể mẹ có hàm lượng Glucose trong máu quá cao, Glucose thông qua nhau thai truyền đến cơ thể bé. Khi đó, tuyến tụy của bé cũng tự động sản sinh Insulin để chuyển hóa đường. Do vậy thai nhi có thể hấp thụ nhiều năng lượng hơn, phát triển nhanh hơn so với mức bình thường. Khi thai quá lớn, cơ thể mẹ không thay đổi kịp sẽ khiến con bị chèn ép, ảnh hưởng thần kinh sau khi sinh.
  • Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Khi tuyến tụy vẫn đang sản xuất Insulin một cách điều hòa thì bé được sinh ra đời. Lúc này, cơ thể bé lại không nhận được Glucose từ cơ thể mẹ, khiến hạ đường huyết đột ngột. Hạ đường huyết đột ngột có thể khiến trẻ bị co giật.
  • Hội chứng suy hô hấp: Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do sinh non, phổi không có đủ các hoạt chất cần thiết cho sự co giãn theo nhịp thở. Đây là chứng bệnh đặc biệt nguy hiểm, khiến trẻ khó thở, dễ mắc bệnh hô hấp, nguy hiểm hơn là tử vong trẻ sơ sinh.
  • Bệnh lý sơ sinh: Nghiên cứu thực tế cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ dễ mắc các bệnh như tim mạch, hô hấp, thiếu canxi, đa hồng cầu.
  • Nguy cơ ảnh hưởng lâu dài: Cho dù trẻ được sinh ra an toàn thì nguy cơ say này con mắc tiểu đường type 2 là rất lớn. Chưa kể, những bé này cũng dễ bị béo phì, mất kiểm soát thần kinh vận động hơn các bé khác.
Em bé sơ sinh có thể bị mắc nhiều hội chứng nguy hiểm sau sinh
Em bé sơ sinh có thể bị mắc nhiều hội chứng nguy hiểm sau sinh

Vậy tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu mẹ mắc tiểu đường nhưng có chế độ dinh dưỡng và tập luyện giúp kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi phát triển bình thường thì vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ sẽ được theo dõi kỹ càng hơn về tim thai, về nồng độ đường huyết của mẹ.

Tuy nhiên, để xác định được nên sinh thường hay sinh mổ cần phải đợi đến lúc sắp sinh các bác sĩ mới có chỉ định chính xác nhất. 

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể khởi phát trong giai đoạn mang thai tại các bà mẹ chưa phát hiện triệu chứng tiểu đường trước đó, do một vài nguyên nhân chính sau đây:

  • Nguyên nhân nội sinh: Khi cơ thể đang được điều hòa sản sinh Insulin một cách bình thường thì mẹ bầu mang thai. Ảnh hưởng từ các hormone của nhau thai khiến việc sản xuất Insulin bị đảo lộn, tuyến tụy không thể đáp ứng được đủ lượng Insulin cơ thể cần dẫn đến tiểu đường.
  • Nguyên nhân ngoại sinh: Do mẹ bầu có tiền sử những người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường; mang thai sau 35 tuổi; tình trạng cơ thể thừa cân, béo phì.

Do có một vài biểu hiện giống với dấu hiệu cơ thể lúc mang thai phụ nữ thường gặp, bệnh khá khó phát hiện. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh là xét nghiệm máu lúc thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi.

Tuy nhiên, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối khá rõ rệt như:

  • Huyết áp tăng mạnh
  • Thường xuyên bị khát nước
  • Thường xuyên tiểu tiện
  • Cơ thể có dấu hiệu mất sức
  • Mắt nhìn kém
  • Nhiễm nấm vùng miệng mãi không khỏi
Tăng huyết áp đột ngột là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
Tăng huyết áp đột ngột là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có khỏi không? Cách điều trị?

Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu rõ của bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây những biến chứng bệnh nguy hiểm ngoài ý muốn.

Phương pháp chẩn đoán

Xét nghiệm, đo nồng độ đường huyết là phương pháp chính xác nhất giúp xác định mẹ bầu có mắc tiểu đường hay không. 

Vậy test tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu? – Các xét nghiệm sẽ được thực hiện vào tuần thứ 24 – 28 của thai nhi. Hiện có 2 phương pháp xét nghiệm chính đang được sử dụng:

  • Xét nghiệm 1 bước: Thực hiện khi mẹ bầu nhịn đói ít nhất 8h đồng hồ. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ đường huyết khi cơ thể đang đói, sau 1 tiếng, 2 tiếng uống dung 75g dung dịch nước đường.
  • Xét nghiệm 2 bước: B1: đo nồng độ đường huyết sau 1h đồng hồ uống 50g dung dịch nước đường. B2: tiếp tục đo nồng độ đường huyết sau khi dung nạp dung dịch nước đường loãng khi cơ thể bị đói (thời điểm sau 1h, 2h, 3h uống dung dịch).

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Cách xử lý?

Nhiều người thắc mắc rằng, tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không, bao lâu thì hết? Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Thực tế, tiểu đường thai kỳ sau sinh CÓ THỂ CHUYỂN THÀNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 SAU SINH. 

Ngoài ra, cho dù không mắc tiểu đường type 2 sau sinh thì ở những lần mang thai sau mẹ vẫn có nguy cơ rất cao mắc tiểu đường và ảnh hưởng đến thai nhi. 

Điều trị tiểu đường thai kỳ cần sự tuân thủ tuyệt đối các lưu ý bác sĩ đưa ra để lượng đường huyết luôn ở mức kiểm soát được. 

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng Insulin

Insulin là thuốc chữa tiểu đường chủ chốt đã được kiểm chứng là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi nên được chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng Insulin cần được theo dõi liên tục để kiểm soát sự thay đổi của nồng độ đường trong máu.

Insulin nên được sử dụng trước các bữa ăn và Insulin nên vào buổi tối. Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào cân nặng người bệnh và theo chỉ định của các bác sĩ. Thông thường, liều dùng insulin sẽ được chia ra 40 – 50% nền và 50 – 60% dùng trước bữa ăn nhằm đạt đến các chỉ số đường huyết lý tưởng trong tầm kiểm soát. Trong trường hợp chưa đạt được chỉ số đường huyết cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi liều lượng.

Insulin là liệu pháp điều trị tiểu đường được kiểm nghiệm là an toàn cho mẹ và thai nhi
Insulin là liệu pháp điều trị tiểu đường được kiểm nghiệm là an toàn cho mẹ và thai nhi

Bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? – Tập luyện và kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu cần tăng cường vận động cơ thể nhiều hơn nhằm mục đích giải phóng năng lượng dư thừa. Rất nhiều người nghĩ rằng việc tăng cân khi mang thai là chuyện bình thường và không để ý quá nhiều. 

Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể bị tăng cân quá mức khuyến cáo của các bác sĩ. Do vậy, để hạn chế tình trạng tăng cân, đồng thời giúp cơ thể giảm đề kháng Insulin, kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn của mẹ bầu đã rất nghiêm ngặt, chế độ ăn cho mẹ bầu mắc tiểu đường lại càng khắt khe hơn. Thường khi mắc tiểu đường, mẹ bầu càng nhanh cảm thấy đói và thèm đồ ngọt hơn. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, mẹ bầu vẫn cần tuyệt đối tuân thủ quy tắc ăn uống riêng biệt.

  • Tiểu đường thai kỳ ăn gì? Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các loại đậu, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa,… Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm nguồn protein từ cá, thịt đỏ, các loại quả hạch; nguồn chất béo từ dầu thực vật, dầu cá hồi, dầu cá ngừ, các loại hạt.
  • Tiểu đường thai kỳ kiêng gì? Tuyệt đối tránh xa đồ ngọt như bánh kẹo, nước ép, nước ngọt,…; tránh tinh bột từ bánh mì trắng, cơm, phở, bún,…; cắt giảm chất béo động vật, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ,…
Các sản phẩm giàu protein rất tốt cho mẹ trong giai đoạn mang bầu
Insulin là liệu pháp điều trị tiểu đường được kiểm nghiệm là an toàn cho mẹ và thai nhi

Đo nồng độ đường huyết hàng ngày

Một khi đã phát hiện mắc tiểu đường, mẹ bầu cần tiến hành đo và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Mục đích của việc này là giúp chắc chắn lượng đường trong máu luôn ở mức cho phép và kiểm soát được. Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết khi mới ngủ dậy, trước bữa ăn và sau bữa ăn khoảng 1 – 2h đồng hồ. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường nào cần lập tức tham vấn ý kiến bác sĩ và có những điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát. Vì thế, sự tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng nhất để giúp quá trình mang thai và chuyển dạ của mẹ được an toàn nhất.

Thông tin đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *